Có nhiều cách trở nên lạnh lùng và bạn có muốn thử để thay đổi bản thân không? Lạnh lùng bí ẩn mang đến vẻ lôi cuốn hoặc trông chuyên nghiệp hơn nhưng không nên lạm dụng vì có thể sẽ bị mọi người xa lánh. Cùng Mua Bán tìm hiểu cách trở nên lạnh lùng thu hút đối phương bằng bài viết sau đây.
I. Cách trở nên lạnh lùng – Một số lời khuyên thay đổi tính cách của bạn
1. Kiệm lời
Người lạnh lùng thường ít nói và chỉ nói những gì họ cho là cần thiết trong bất cứ một tình huống hay vấn đề nào đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lặng thinh không dám bày tỏ ý kiến. Họ không nói dài dòng, nhiều lời mà luôn ngắn gọn, nhấn mạnh vào trọng điểm và đầy dứt khoát, kiên định. Và đây là chính là cách đầu tiên và nhất định bạn cần phải thực hiện nếu như muốn trở thành một người lạnh lùng.
2. Ít khi cười
Để trở nên lạnh lùng thì cách tiếp theo chính là ít cười lại. Bởi vì cười là biểu hiện thường thấy ở những người thân thiện và dễ gần. Do đó, nếu bạn luôn giữ khuôn mặt bình thản, không vui không buồn thì trong mắt người khác bạn sẽ là một người trông có vẻ lạnh lùng.
>>> Tham khảo thêm: Xung đột lợi ích là gì và tại sao cần phải kiểm soát nó?
3. Không bộc lộ cảm xúc cá nhân
Để có thể kiểm soát và ngăn chặn được cảm xúc là một điều rất khó. Tuy nhiên, hãy cố gắng làm chủ nó nếu như bạn muốn trở thành người lạnh lùng. Những cảm xúc như vui, buồn, bất ngờ, kinh ngạc,…không nên thể hiện ra bên ngoài bằng khuôn mặt, ánh mắt hay cử chỉ. Có như vậy thì người khác khi đối diện bạn sẽ khó mà đoán ra được suy nghĩ của bạn.
4. Sử dụng ánh mắt
Mọi cảm xúc hay suy nghĩ sẽ được phản chiếu qua ánh mắt. Chính vì vậy hãy tận dụng ánh mắt để bộc lộ sự lạnh lùng của bạn. Một ánh mắt lãnh đạm và thản nhiên sẽ không để lộ tâm tính của bạn. Và để có được ánh mắt như vậy thì bạn cần một thời gian dài để luyện tập.
5. Tỏ ra bí ẩn
Cách trở nên lạnh lùng tiếp theo là bạn hãy tỏ ra bí ẩn với mọi người. Bởi vì vẻ ngoài bí ẩn sẽ giúp bạn thu hút và lôi cuốn hơn. Từ đo, nó cũng khiến nhiều người chú ý và muốn khám phá con người bạn.
>>> Tham khảo thêm: Lắng nghe tích cực là gì? Sự quan trọng của lắng nghe tích cực
6. Quan sát và lắng nghe nhiều hơn
Người lạnh lùng tuy kiệm lời nhưng bù lại họ lại có thói quen quan sát kỹ càng dù chỉ là một chi tiết nhỏ ở bất kể ở vấn đề gì. Thêm nữa họ thật sự là người biết lắng nghe, có thể nắm bắt câu chuyện và hiểu mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Đây chính một biểu hiện tinh tế ở những người lạnh lùng mà bạn cần học tập.
7. Thờ ơ với mọi việc
Người lạnh lùng sẽ có thái độ thờ ơ, bình thản và không quan tâm đến những chuyện xảy đến xung quanh mình. Cách trở nên lạnh lùng là bạn nên tập trung vào công việc và vấn đề của bản thân mình. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng người lạnh lùng nhưng không đồng nghĩa với việc họ là người vô cảm. Đối với những việc xấu, vấn đề bất bình hay trường hợp khó khăn thì họ vẫn sẵn lòng can thiệp và giúp đỡ.
8. Không chia sẻ chuyện cá nhân
Người lạnh lùng thường ít chia sẻ về bản thân mình. Do đó, nếu muốn trở nên lạnh lùng thì bạn cần hạn chế chia sẻ về bản thân nhé. Bởi khi đối phương muốn biết và tìm hiểu về bạn, họ sẽ phải tìm ra cách phù hợp làm việc đó.
Tham khảo một số công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây: |
9. Chỉ tập trung vào bản thân mình
Tập trung vào giải quyết những vấn đề của bản thân và không lo chuyện bao đồng. Chỉ nói những gì cần nói, tránh kể chuyện lan man, không chia sẻ các thông tin riêng tư hay bộc lộ cảm xúc cá nhân. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên lạnh lùng hơn trong mắt người khác.
10. Không tò mò về người khác
Để trở thành một người lạnh lùng thì việc đầu tiên bạn cần phải học chính là không tò mò về người khác. Tất cả mọi vấn đề riêng tư, công việc, đời sống cá nhân của những xung quanh bạn dù có ra sao cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới bạn hết. Giữ vững phương châm “Đó không phải là chuyện của mình” – không tò mò và chỉ tập trung vào công việc của mình.
>>> Tham khảo thêm: Bất đồng quan điểm là gì? Những cách giải quyết thông minh
11. Giữ khoảng cách nhất định
Người lạnh lùng thường giữ một khoảng cách nhất định với mọi người xung quanh. Bởi họ cần sự riêng tư, không muốn làm phiền đến ai cũng như không muốn ai làm phiền đến mình. Chính vì vậy, nếu muốn trở thành người lạnh lùng, bạn không nên quá vồn vã hay chia sẻ thân mật với mọi người xung quanh.
12. Điều chỉnh giọng nói đều đặn
Giọng nói cũng chính là yếu tố không nên bỏ qua nếu như muốn trở thành một người có tính cách lạnh lùng. Cần luyện cách giữ được tông giọng đều đều, bình thản và trầm ấm để khi nói chuyện sẽ không bộc lộ ra nhiều cảm xúc.
13. Không để người khác chi phối bạn
Người lạnh lùng luôn có lập trường vững vàng và kiên định nên sẽ rất khó thay đổi bởi bất kể lý do gì, nên họ ít bị tác động hay bị ảnh hưởng bởi người khác. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình một lập trường vững vàng nếu như muốn trở thành người lạnh lùng và không ai chi phối được bạn.
14. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Yếu tố quan trọng để trở nên lạnh lùng chính là sử dụng thành thạo ngôn ngữ của cơ thể. Nếu kiểm soát được cảm xúc thì bạn sẽ lạnh lùng hơn khi giao tiếp với người đối diện.
- Chú ý đứng thẳng lưng so với những người xung quanh
- Khi nói chuyện không cựa quậy tay chân và không đùa nghịch với tóc.
- Khi có điều gì khó chịu, bạn không nên bày tỏ cảm xúc tức thì, phải quay đi và ngừng tiếp xúc ánh mắt.
- Chỉ bắt tay nhẹ thay vì ôm hoặc có những cử chỉ thân mật.
- Nghiêm nét mặt và cứng người nhẹ khi có người đụng chạm bạn.
15. Sống một cách thực tế
Người lạnh lùng ít nói bao giờ cũng có cái nhìn và phong cách sống thực tế. Thay vì những lời ngọt ngào thì họ sẽ nhìn vào thực tế và chỉ ra những vấn đề cần đối mặt. Điều này có thể sẽ vô tình làm tổn thương người khác, nhưng họ không nhận thức được điều đó nên không cảm thấy áy náy hay có lỗi.
>>> Tham khảo thêm: Điểm mạnh điểm yếu là gì? Làm thế nào để trình bày trong cv hợp lý?
II. Lợi ích của việc áp dụng cách trở nên lạnh lùng trong cuộc sống
1. Cảm thấy an toàn ở nơi công cộng
Lạnh lùng tại nơi đông người sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn hơn dù vô tình làm phật ý một ai đó. Tuy nhiên, đây sẽ là một điều tốt nếu như người khác có ý định tán tỉnh trêu đùa hoặc xin xỏ điều gì đó ở bạn.
2. Giải quyết dứt khoát các vấn đề
Giữ vững thái độ lạnh lùng cứng rắn sẽ giúp bạn ghi điểm dứt khoát hoặc giải quyết mâu thuẫn hay kết thúc việc làm ăn một cách nhanh chóng mà không phải chần chừ hay ngần ngại. Đây không phải là một hành động sai trái, trừ khi bạn quá cứng nhắc và lạm dụng sự lạnh lùng mà gây hại đến người khác. Điều quan trọng nhất vẫn là cần suy tính hậu quả do thái độ và hành động của mình gây ra.
III. Việc trở nên lạnh lùng ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?
1. Trong giao tiếp
Việc trở nên lạnh lùng nhiều khi khiến bạn không đạt được mục đích của mình bởi người đối diện không cảm nhân được sự chân thành trong bạn. Chính vì thế, bạn nên chỉ tỏ ra lạnh lùng khi cần thiết, biết tiết chế vừa đủ để đạt thành công trong công việc và cuộc sống.
2. Trong các mối quan hệ
Những người quan tâm và đối xử tốt với bạn nên nhận lại những điều tốt đẹp chứ không phải sự lạnh lùng. Việc trở nên lạnh lùng với gia đình và bạn bè chỉ khiến mọi người xa lánh, e dè và vô tình cô lập bạn. Chính vì vậy, hãy cân nhắc sự lạnh lùng là cần thiết trong bối cảnh hay trường hợp nào để cư xử cho hợp lý.
IV. Lưu ý khi áp dụng những cách trở nên lạnh lùng
- Khi trở nên lạnh lùng, bạn cần nhớ mình là ai và đừng cố trở thành một người khác.
- Lạnh lùng nhưng phải cư xử lịch thiệp mọi lúc mọi nơi. Bởi lạnh lùng không có nghĩa là bất lịch sự.
- Lạnh lùng không phải là bất chấp mọi thứ. Do đó, đừng làm gì phạm pháp nếu không bạn sẽ nhận hậu quả thích đáng.
- Không nên tỏ ra lạnh lùng với cấp trên hoặc những người thân thích trong gia đình.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách trở nên lạnh lùng bí ẩn đối với người khác. Hy vọng rằng Mua Bán đã giúp các bạn biết cách trở nên lạnh lùng và thay đổi được tính cách của mình. Đừng quên chờ đón những chủ đề hấp dẫn khác trên muaban.net nữa nhé!
>>> Xem thêm: Điềm tĩnh là gì? Điềm tĩnh có phải là dấu hiệu của người sống bản lĩnh?
Nguyễn Trà My