Một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí để lại chứng tâm thần cao, nặng hơn là gây tử vong mà ta thường gặp nhất là ngộ độc khí carbon monoxide (CO). Vậy ngộ độc khí CO có triệu chứng gì? Cần làm gì khi gặp phải? Đọc ngay bài viết sau để biết thêm cách phòng tránh ngộ độc khí CO và chia sẻ cho những người xung quanh nhé!
Tìm hiểu chung về khí CO
Khí Carbon Monoxide (CO) là gì?
Khí CO – Carbon monoxide (CO) không có mùi lẫn không màu nên không thể ngửi hay thấy được. Đây là một loại khí độc có thể giết người trong vài phút.
Khí CO sinh ra từ nhiều nguồn sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu như gas, gỗ, than, dầu,..
Xem thêm >>> Biên bản sự việc là gì? Mẫu biên bản sự việc chuẩn nhất 2022
Ngộ độc khí CO là gì?
Ngộ độc khí than khiến cho người nhiễm thiếu ôxy não. Vì vậy, khi ngộ độc khí than, các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí này sẽ bị tổn thương trước.
Việc ngộ độc quá nặng sẽ gây tử vong, những người sống được gặp không ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt sức khỏe lẫn tinh thần.
Nguyên nhân hình thành khí CO
Khí CO2 được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau có thể kể đến như là:
- Khí thoát sinh ra từ những lần núi lửa phun trào.
- Các hợp chất hữu cơ khi cháy tạo nên.
- Là kết quả của sự lên men từ một số vi sinh vật và hô hấp của tế bào. (VD như chu trình quang hợp – hô hấp của thực vật)
- Khí cacbon didoxit tạo ra từ quá trình phân hủy xác động vật.
- Khí thải công nghiệp như quá trình đốt nhiên liệu, xăng từ việc vận tải, đun nấu trong sinh hoạt, đốt phá rừng bừa bãi.
- CO2 được sản xuất từ những khí sinh ra trong quá trình lên men rượu bia, phân hủy chất béo, tổng hợp methanol, sản xuất hóa chất như amoniac.
- Khói sinh ra tù những nhà máy công nghiệp đốt khí than.
Triệu chứng và dấu hiệu khi ngộ độc khí CO
Những dấu hiệu và triệu chứng của người ngộ độc khí CO là gì?
Nạn nhân bị ngộ độc khí CO sẽ có các biểu hiện ban đầu là các triệu chứng
- Nhức đầu
- Choáng váng
- Mệt mỏi
- Yếu đuối
- Lẫn lộn
- Buồn nôn
Việc da bị đỏ (triệu chứng không đặc hiệu) sẽ thấy ở một số người.
Mức độ ngộ độc vừa: Có cảm giác khó tập trung, nhìn mờ, khó thở, đau ngực, mạch nhanh, thở nhanh,…
Mức độ ngộ độc nặng: đau ngực, mất định hướng, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, co giật, hôn mê. Họ có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân; co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường như thở trào bọt hồng. Tay chân đau và sưng, nước tiểu sẫm màu (đỏ) và lượng nước tiểu ít.
Người bệnh thay đổi tính cách sau khi hồi phục, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, liệt nửa người/cơ mặt, vận động không như xưa, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run thường được biết đó là do di chứng thần kinh, tâm thần. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh – tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Trường hợp nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo ngộ độc khí CO, cần rời khỏi nơi phát tán khí độc và đến ngay khoa cấp cứu của bệnh viện.
Lý giải những cơ chế gây ngộ độc khí CO
CO lan diện rộng nhanh qua phế nang và màng mao mạch phổi xâm nhập vào máu tạo ra liên kết với nửa sắt của heme cùng áp lực >240 lần so với áp lực oxy. Cũng vì tính bền vững mà liên kết này hình thành khiến nhân heme không thể gắn với oxy được nữa.
Xem thêm >>> Cách chữa bỏng bô xe máy đơn giản tại nhà hiệu quả mà không để lại sẹo
Tác hại nguy hiểm khó lường của khí CO
Hàng trăm người bị chết đột ngột vì khí CO từ các thiết bị đốt không được sử dụng đúng cách mỗi năm. Loại khí này có thể tích tụ nhanh đến mức mà nạn nhân bị ngất đi trước khi họ có thể kêu cứu nên dễ để lại di chứng thần kinh – tâm thần hoặc nặng hơn là tử vong.
Những triệu chứng nhiễm độc CO sẽ tùy vào nồng độ CO có trong không khí lẫn thời gian tiếp xúc và đặc điểm dị ứng của từng cá nhân; chính yếu là các biểu hiện tổn thương vùng thần kinh trung ương.
Khi hít trúng, nó sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và lấy mất đi oxy trong nơi này, làm bệnh nhân cảm thấy đầu nặng nề, đau nhức hai bên thái dương lẫn khu vực trán, choáng váng, ù tai, hoa mắt, run chân tay, đau thắt ngực, mệt, buồn nôn hoặc nôn. Nhịp tim, mạch nhanh, thở nhanh, rối loạn.
Ở trường hợp nhẹ khi được chuyển ra khỏi khu vực ô nhiễm CO và thở không khí giàu oxy, các biểu hiện sẽ thuyên giảm dần, bệnh nhân có thể khỏe mạnh trở lại sau 1-2 ngày.
Nếu ở trường hợp nặng, các triệu chứng nhiễm độc kéo dài vài ngày, bệnh nhân dần chuyển sang mê sảng, mất trí nhớ, co giật cơ, ngất, đồng tử giãn, phản xạ yếu với ánh sáng, thở nông, nhanh, mạch nhanh, yếu, giảm trương lực cơ, đặc biệt là chi dưới, bệnh nhân không đứng được, hai chân co giật, tình trạng xấu là liệt không đi được. Trường hợp bệnh nhân mê sảng lâu (hơn 48 tiếng) dễ dẫn đến tử vong.
Nguy cơ ngộ độc khí CO bạn cần lưu ý
Đối tượng nào thường bị ngộ độc khí CO?
Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị ngộ độc khí này nếu hít trúng. Tuy nhiên công nhân làm trong các nhà máy khép kín, những nơi dễ bị hỏa hoạn, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người mắc bệnh tim mãn tính, khó thở hay thiếu máu sẽ có nguy cơ bị ngộ độc cao lẫn nguy hiểm hơn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc khí CO
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc khí CO có thể kể đến như:
- Dùng lò nướng than để nướng trong nhà
- Làm việc với các thiết bị tạo khói trong không gian khép kín
Chẩn đoán và điều trị khi bị ngộ độc khí CO
Bác sĩ sẽ chẩn đoán ngộ độc khí CO thông qua nguồn gây ra triệu chứng ngộ độc. Tiến hành khám lâm sàng và yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ngộ độc khí CO hiện nay?
Tại bệnh viện, các phương pháp khác nhau sẽ được sử dụng để điều trị ngạt khí CO gồm có:
- Thở oxy tinh khiết giúp tăng lượng oxy hòa tan trong máu và giúp cung cấp oxy cho các cơ quan hoặc mô.
- Điều trị bằng buồng oxy cao áp là cách sử dụng một buồng kín chứa hoàn toàn oxy tinh khiết dưới áp lực cao (hàm lượng cao 2-3 lần) cho bệnh nhân. Giúp tăng tốc độ thay thế khí CO bằng oxy trong máu.
Những phương pháp điều trị và cách phòng tránh ngộ độc khí CO?
Đầu tiên phải nhận biết được những triệu chứng mà người nhiễm khí CO gặp phải từ đó đề ra cách phòng tránh ngộ độc khí CO và thoát hiểm hiệu quả.
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO – Lối sống và thói quen hằng ngày
- Không nên đốt than trong nhà, lều, xe camper, xe van, xe tải, nhà để xe, hoặc nhà lưu động.
- Không nên để máy xe chạy không trong nhà để xe, ngay cả khi cửa của nhà để xe được mở.
- Không nên ngủ trong một phòng khi sử dụng máy sưởi bằng xăng hoặc dầu mà không có chỗ thoát khí.
- Kiểm tra và đảm bảo các ống thông hút khói không bị nghẽn và còn tốt để sử dụng.
- Hạn chế việc dùng lò nướng, lò than để đun nấu bên trong nhà.
Cách phòng tránh ngộ độc khi CO nếu bị cúp điện: Chỉ dùng máy phát điện ở ngoài trời và cách xa cửa sổ hoặc lỗ thông đang mở. Tuyệt đối không để máy phát điện bên trong nhà, nhất là khu vực để xe.
Cách thoát hiểm khi ngộ độc khí CO
Khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn và ít có thời gian để phản ứng. Đầu tiên cần bình tĩnh tìm ra nơi khói xuất phát để di chuyển theo hướng ngược lại. Lúc này cần cố gắng không hít khói. Đây là cách phòng tránh ngộ độc khí CO tràn vào phổi một cách hiệu quả.
Một nguyên tắc rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải dùng khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi nhằm lọc không khí thở, tránh trường hợp ngạt gây nguy hiểm.
Đặc biệt, khi di chuyển, cần cúi thấp người hoặc bò sát xuống dưới nền đất do khói luôn luôn bay lên cao, hít phải lượng khói thấp nhất có thể.
Khi sưởi than hoặc rò rỉ gas :
- Cần mở bung các cửa gần đó khi ngửi thấy mùi gas
- Nếu không kịp mở cửa thì lấy khăn hoặc quần áo, dấp nước đưa lên mũi để tránh cho bản thân hít quá nhiều khí CO đồng thời tìm đường thoát ra ngoài .
- Kêu cứu mọi người xung quanh. Gọi cho hàng xóm và xe cấp cứu để xin hỗ trợ.
Cách sơ cứu đúng chuẩn khi ngộ độc khí CO
- Phải nhanh chóng đưa người ra khỏi nơi xảy ra đám cháy, đến chỗ có không khí trong lành ngay lập tức, nới lỏng quần áo, làm mát bằng quạt gió hoặc chườm khăn mát.
- Trường hợp nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi tiến hành ngay việc hô hấp nhân tạo bằng miệng – miệng hay miệng – mũi.
- Nhanh chóng chuyển họ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO – Điều trị đúng cách
Nhiều bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể được quản lý tại khoa cấp cứu và xuất viện an toàn. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng nên được nhập viện. Việc đánh giá cơ chế phơi nhiễm là rất quan trọng trong các trường hợp ngộ độc nhằm hạn chế rủi ro cho người khác.
Cần bác sĩ theo dõi sát sao, liên tục và can thiệp kịp thời đảm bảo đường thở, hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân trong tình trạng hôn mê hoặc suy giảm ý thức nghiêm trọng phải được đặt nội khí quản và thở máy.
Các biện pháp can thiệp quan trọng nhất điều trị bệnh nhân nhiễm độc CO là loại bỏ kịp thời nguồn CO và cho thở oxy 100% bằng mặt nạ hoặc ống nội khí quản. Bất kể SPO2 và PO2 động mạch bình thường, nên điều trị ban đầu bằng oxy bình thường 100% cho trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc CO.
Sau ngộ độc CO, những bệnh nhân bị nhiễm độc nặng, việc điều trị liệu bằng oxy cao áp (HBO) để giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của biến chứng thần kinh mãn tính.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm ngay tại website Muaban.net |
Bài viết trên vừa thông tin đến bạn triệu chứng khi ngộ độc Carbon monoxide (CO) và cách phòng tránh ngộ độc khí CO. Hãy lưu lại những thông tin từ bài viết để không chỉ áp dụng vào cuộc sống trong những tình huống khẩn cấp mà còn để chia sẻ rộng rãi hơn cho nhiều người cùng biết đến. Đừng quên truy cập trang Muaban.net để đọc thêm những nội dung hay ho khác nhé!
___Tú Sương___
Có thể bạn quan tâm:
- Bi quan là gì? Bí quyết trở nên lạc quan hơn
- Bình tĩnh là gì? Cách lấy lại bình tĩnh khi căng thẳng