Bánh Trung thu là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam vào dịp tết Trung thu. Nếu bạn muốn tự tay làm bánh cho gia đình và người thân, hãy theo dõi bài viết sau đây. Mua bán sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bánh Trung thu tại nhà nhé!
I. Ý nghĩa của bánh Trung thu
Bánh Trung thu là một loại bánh truyền thống của người Á Đông, thường xuất hiện vào dịp tết Trung thu, tức rằm tháng 8 âm lịch. Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào cuối thời Nguyên, khi người dân nhà Minh dùng bánh để truyền tin bí mật trong cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Sau đó, bánh Trung thu đã được lan rộng đến nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
Bánh Trung thu thường có hình tròn hoặc vuông, tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn, tự do và hạnh phúc của con người. Hình tròn còn liên quan đến vầng trăng sáng trong đêm rằm, mang ý nghĩa đoàn viên, sum họp của gia đình.
Bánh Trung thu là một món quà ý nghĩa để gửi tặng cho người thân, bạn bè trong dịp Tết Đoàn viên. Bằng cách tặng bánh Trung thu, người ta muốn thể hiện tình cảm, sự quan tâm và chia sẻ đối với người nhận. Bánh Trung thu cũng là một cách để gắn kết các mối quan hệ trong xã hội.
II. Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm
Bạn muốn làm bánh Trung thu nhân thập cẩm nhưng chưa biết cách? Đừng lo, Mua bán sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm ngon đơn giản tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ và làm theo hướng dẫn sau đây:
1. Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- 300g bột mì đa dụng
- 10g bột bánh dẻo
- 1 muỗng cà phê nước tro tàu
- 2 quả trứng gà
- 110ml dầu ăn
- 500g đường
- 1/2 trái chanh
Nguyên liệu làm nhân bánh:
|
|
- Các dụng cụ làm bánh: bao gồm lò nướng, lò vi sóng, nồi, tô, muỗng, cây cán bột, khuôn làm bánh,…
- Nấu nước đường: Bắc nồi lên bếp, thêm 300ml nước lọc, 500g đường và nước cốt của 1/2 trái chanh. Sau đó bạn đun cho hỗn hợp sôi ở lửa vừa nhưng không khuấy, đến khi đường tan và sôi thì bạn hạ nhỏ lửa, nấu thêm khoảng một tiếng thì tắt bếp, để nguội. Lưu ý, nước đường đạt chuẩn có độ sánh mịn vừa phải, có màu nâu sậm hoặc màu cách gián đẹp mắt.
Xem thêm: 50 ý tưởng trang trí Trung thu đẹp mắt và độc đáo
2. Làm nhân bánh
- Đầu tiên, lấy 100g hạt dưa, hạt điều và mè trắng cho vào một cái tô và lắc đều rồi sấy trong lò vi sóng khoảng 4 phút cho khô.
- Tiếp theo, bạn thêm vào tô 100g các loại mứt như bí, sen, vỏ cam, vỏ chanh, gừng, cùng với lạp xưởng luộc đã cắt nhỏ, 20ml dầu mè, 50ml rượu mai quế lộ (có thể thay thế bằng vài giọt màu thực phẩm), 1 thìa cà phê nước hoa bưởi, 10g bột bánh dẻo, 1 thìa cà phê muối và trộn đều lại.
- Sau đó, bạn chia thành mười phần bằng nhau và vo tròn. Nên lưu ý chia nhân bằng 2/3 trọng lượng bánh. Ví dụ, bạn dùng khuôn 70g thì phần nhân tương đương 45g/phần.
Xem thêm: 99+ mẫu background Trung thu đẹp và độc đáo
3. Làm vỏ bánh
Cho vào tô 300g bột mì, 200ml nước đường đã nấu, cùng với 80ml dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước tro tàu rồi trộn đều các nguyên liệu. Bạn dùng tay nhào bột đến khi khối bột dẻo mịn không dính tay.
4. Tạo hình cho bánh
Chia phần bột làm vỏ bánh và nhân thành mười phần, tương đương 25g (đồi với khuôn 70g). Đầu tiên, bạn dùng cây cán bột để cán mỏng phần vỏ bánh, cho phần nhân đã được chia sẵn vào giữa, túm mép bột lại cho kín và vo tròn.
Sau đó, cho vào khuôn bánh đã phết dầu ăn, ấn nhẹ cho bánh ra khỏi khuôn. Bạn lặp lại với các phần bột còn lại.
5. Nướng bánh
- Đầu tiên, bạn lọc lấy phần lòng đỏ trứng gà và đánh tan.
- Sau đó, phết đều lên mặt bánh. Bạn bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, cho bánh vào nướng khoảng 15 phút.
- Tiếp theo, để nguội rồi phết thêm một lớp lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh. Tiếp tục cho bánh vào nướng thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt lò, để bánh trong lò cho đến khi nguội.
Sau khi nướng xong, chúng ta sẽ có thành phẩm bánh Trung thu nhân thập cẩm với phần vỏ bánh vàng đều, mềm vừa, không quá dày hay quá mỏng, nhân và vỏ phân tán đều lộ ra bên trong mứt và hạt. Nhân có độ ngọt vừa pha chút mặn mặn của lạp xưởng, độ giòn của hạt tất cả hoà quyện tạo nên hương vị rất đặc trưng của bánh.
Tham khảo thêm: STT Trung thu hay và ý nghĩa 2023
III. Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh
Để làm bánh Trung thu nhân đậu xanh, bạn cần thực hiện các bước sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
Bánh vỏ nướng
|
Bánh vỏ dẻo
|
Nguyên liệu làm nhân bánh:
-
- 500g đậu xanh
- 250g đường
- 100g bơ
- 50g bột năng
- 1/2 muỗng cà phê vani
Các bước sơ chế như sau:
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng, sau đó đổ ra rổ để ráo nước.
- Đường pha với nước để tạo nước đường, đun sôi cho tan hết.
- Bơ cho vào chảo, đun chảy.
- Bột năng pha vào nước lạnh (nguội) và khuấy đều.
- Trứng gà lọc qua rây để lấy lòng đỏ, đánh tan phần lòng đỏ.
2. Làm nhân bánh
- Bạn cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun sôi cho mềm.
- Tiếp theo, bạn xay nhuyễn đậu xanh.
- Cho đậu xanh đã xay vào chảo cùng với nước đường, bơ, vani, đun lửa nhỏ và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại và không dính vào chảo.
Tiếp theo cho bột năng vào hỗn hợp đậu xanh, khuấy đều cho nhân bánh mịn và dẻo. Nhân bánh chia thành các phần nhỏ sao cho phần nhân bằng 2/3 khối lượng bánh, tùy theo kích thước khuôn bánh. Đối với khuôn 100g, mỗi phần nhân chia ra tương đương 60g/phần.
3. Làm vỏ bánh
Vỏ nướng
- Bột mì trộn với nước cốt dừa, dầu ăn và nước hoa hồng, nhào đều thành một khối bột mềm.
- Bạn thực hiện chia thành các phần nhỏ tương đương 40g cho mỗi bánh. Mỗi phần bột có thể thêm màu thực phẩm để tạo màu cho bánh.
- Lấy một phần bột, cán bột thành hình tròn, cho một phần nhân vào giữa, gói lại và vo tròn.
Vỏ dẻo
- Bột gạo nếp hoặc bột gạo tẻ (250g) trộn với nước (150ml), đường (50g) và dầu (20ml), nhào đều thành một khối bột mềm.
- Bột chia thành các phần nhỏ, tùy theo kích thước khuôn bánh. Nếu bạn sử dụng khuôn Mỗi phần bột có thể thêm màu thực phẩm để tạo màu cho bánh.
- Lấy một phần bột, dẹp thành hình tròn, cho một phần nhân vào giữa, gói lại và vo tròn.
Xem thêm: Tổng hợp ảnh Tết Trung thu Việt Nam đẹp và ý nghĩa
5. Tạo hình cho bánh
Bánh dẻo: Đối với bánh dẻo, phần vỏ bánh đã được sử dụng loại bột rang chín sẵn nên bạn không cần phải nướng bánh. Chỉ cần tạo hình và bảo quản là bạn đã hoàn thành tất cả các bước làm bánh dẻo. Các bước tạo hình bạn thực hiện như sau:
- Cho bánh vào khuôn đã được phủ 1 lớp bột gạo hoặc bột nếp, ấn mạnh và giữ khoảng 5 giây rồi mới lấy ra để bánh được sắc nét.
- Lấy bánh ra khỏi khuôn và xếp lên khay, đóng kín hộp bảo quản và có túi hút ẩm.
Sau khi hoàn thành, lớp vỏ có màu trắng đục và khá ngọt. Bạn nên để qua 1 ngày, bánh sẽ có màu trắng trong, dẻo, mịn và độ ngọt cũng sẽ dịu hơn. Vỏ bánh dẻo, thơm cùng với đậu xanh ngọt dịu, bùi bùi cực kỳ hợp vị nếu nhâm nhi chung với trà.
Lưu ý, để bánh có thể được bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho vào tủ lạnh với hạn sử dụng trong khoảng 8 – 10 ngày.
Bánh nướng
- Cho bánh vào khuôn đã được bôi dầu, ép nhẹ để tạo hình.
- Lấy bánh ra khỏi khuôn, xếp lên khay nướng đã được lót giấy nến.
- Lòng đỏ trứng quét lên mặt bánh để tạo màu vàng.
Bạn có thể tạo hình cho bánh theo sở thích của bạn, ví dụ như hoa, trái cây, hình con vật,… Bạn cũng có thể các dụng cụ như dao, kéo, khuôn hoặc tay để tạo hình cho bánh. Ngoài ra, để tăng thêm độ ngon và đẹp mắt cho bánh, bạn cũng có thể trang trí bánh với các loại hạt như vừng, hạnh nhân, dừa,…
Xem thêm: Hướng dẫn bé làm đèn Trung thu chi tiết và đẹp mắt
6. Nướng bánh
Bước này chỉ áp dụng đối với bánh Trung thu nhân đậu xanh vỏ nướng, các bạn cùng theo dõi các bước sau nhé:
- Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 15 phút.
- Cho khay bánh vào lò, nướng khoảng 15 phút.
- Lấy khay bánh ra, quét thêm 1 lớp lòng đỏ trứng lên mặt bánh.
- Cho khay bánh vào lò, nướng tiếp khoảng 10 phút với 180 độ C.
- Lấy khay bánh ra, để nguội trên giá. Tránh để bánh bị hầm.
Thành phẩm bánh Trung thu sau khi nướng chín vàng đều, vỏ bánh không quá khô và bị nứt mặt bánh. Bạn có thể dùng bánh nướng nhân đậu xanh để bày trí mâm cỗ Trung thu thêm phần đa dạng và độc đáo.
IV. Các lưu ý khi làm bánh Trung thu tại nhà
Nếu bạn muốn tự tay làm bánh Trung thu tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để bánh được ngon và đẹp:
- Bánh Trung thu nướng thường dùng bột mì số 8, bột bánh ngọt, hoặc bột bánh Trung thu pha sẵn. Bánh Trung thu dẻo thường dùng bột nếp chín, có thể pha thêm với bột mì hoặc tinh bột ngô.
- Khi nhồi bột bánh dẻo, tránh nhồi quá lâu sẽ làm bột bị chai, tạo hình không được sắc nét và vỏ bánh dễ bị khô, cứng.
- Có thể chọn những loại nhân truyền thống như thập cẩm, trứng muối, đậu xanh hạt sen,… hoặc những loại nhân hiện đại như lava trứng chảy, tiramisu, gà,…
- Khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò trong 15 phút với nhiệt độ từ 165 – 175 độ C. Với hỗn hợp lòng đỏ trứng quét lên mặt bánh, có thể thêm nước đường để tạo độ ngọt và màu sắc bắt mắt hơn. Bạn quét 2 đến 3 lần và chú ý canh nhiệt độ để bánh vàng mà không bị nứt vỏ.
- Đối với bánh từ 200g trở lên, bạn nên tăng số lần nướng bánh và xịt nước phun sương lên mặt bánh giữa các lần nướng để thành phẩm đẹp mắt và không bị khô, nứt vỏ.
Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản
V. Các loại bánh Trung thu ở Việt Nam
Trong văn hóa Việt Nam, có những loại bánh Trung thu như:
- Bánh nướng: có vỏ giòn, màu vàng sáng. Nhân bánh nướng đa dạng như thập cẩm, trứng muối, đậu xanh hạt sen,… Hương vị bánh nướng thể hiện sự ấm cúng, sung túc của gia đình khi quây quần bên nhau.
- Bánh dẻo: có vỏ mềm, màu trắng tinh khiết và hương hoa bưởi thanh thoát. Nhân bánh dẻo gồm có đậu xanh và hạt sen mang ý nghĩa sự ngọt ngào, trong sáng.
- Bánh lava trứng chảy: đây là một loại bánh Trung thu có xuất xứ từ Hồng Kông. Bánh cóphần nhân là trứng muối sánh mịn, khi cắt bánh sẽ chảy ra như dung nham. Vị béo ngậy, mằn mặn, hấp dẫn và khó cưỡng.
- Bánh Trung thu rau câu: là một loại bánh được làm từ thạch rau câu với nhiều hương vị và màu sắc khác nhau. Bánh có lớp vỏ rau cau giòn, mát và phần nhân thơm ngon, đa dạng.
- Bánh Trung thu tiramisu: là một loại bánh Trung thu hiện đại, được làm từ vỏ bánh có vị chocolate và nhân bánh có vị cà phê, phô mai và rượu rum. Bánh có hương vị tươi mới, thơm ngon và hấp dẫn, là sự kết hợp giữa món bánh tráng miệng nổi tiếng của nước Ý và bánh nướng truyền thống nước ta.
Tham khảo thêm: Bánh Trung Thu bao nhiêu calo? Cách ăn bánh không bị béo
Lời kết
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết cách làm bánh Trung thu tại nhà. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có được những bí quyết, nguyên liệu, và công thức để làm ra những chiếc bánh Trung thu thơm ngon và đẹp mắt. Thường xuyên truy cập Muaban.net để biết thêm thông tin hay và mới nhất nhé.
Xem thêm:
- Cách bày trí mâm cỗ Trung thu đơn giản mà độc đáo nhất 2023
- Hướng Dẫn Cách Cúng Trung Thu Chuẩn Phong Thủy Chi Tiết Từ A – Z