Thursday, May 2, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmCách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản năm...

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản năm 2023

Mâm ngũ quả chắc chắn là một phần không thể thiếu trong lễ Tết Trung thu. Bởi vậy, bày trí mâm ngũ quả cũng rất quan trọng, thể hiện những nét đặc trưng riêng về ngày lễ này. Hãy cùng Mua bán tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả trung thu nhé!

Mâm ngũ quả chắc chắn là một phần không thể thiếu trong lễ Tết Trung thu.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của mâm ngũ quả Trung thu

1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của mâm ngũ quả Trung thu

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa biểu trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một  mâm ngũ quả bao gồm năm loại quả khác nhau với mong muốn cho sự đủ đầy, bình an và ấm no hạnh phúc.

Từ “quả” trong tiếng gọi mâm ngủ quả cũng mang ý nghĩa cho sự sung túc, bên cạnh đó còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở của nhân loại; mang ý nghĩa đầy đủ của ngũ phúc lâm môn, cầu mong “Phúc, quý, thọ, khang, ninh”.

Mâm ngũ quả trung thu được bày biện chủ yếu với các lại trái cây của mùa thu; gồm chuối, bưởi, lựu, hồng, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh (chưa chín) mang tính dương, có quả chín mọng mang tính âm, là sự kết hợp của âm dương để thể hiện tính cân bằng trong phong thủy vũ trụ.

Nải chuối chín thơm lừng hay quả hồng đỏ mang đầy hy vọng, quả na có nhiều hạt mắt mang nhiều ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi biểu trưng cho sự mát lành tốt đẹp; cuối cùng là quả lựu, sự ngọt ngào của may mắn.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa biểu trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một  mâm ngũ quả bao gồm năm loại quả khác nhau với mong muốn cho sự đủ đầy, bình an và ấm no hạnh phúc.
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa biểu trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Nếp sống hiện đại ngày càng đầy đủ, người ta không chỉ bày mâm ngũ quả với 5 loại quả chủ đạo trên mà còn trang trí vào các loại trái cây đặc trưng theo từng vùng miền khác nhau. Cho mâm quả thêm màu sắc sinh động, nhưng chung quy lại, mâm ngũ quả trung thi vẫn theo tâm hướng cầu mong sự may mắn. Và dù cho trưng bày bao nhiêu loại quả đi nữa, thì mâm cỗ vẫn được gọi với cái tên là mâm ngũ quả mang ý nghĩa vốn có của nó.

Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì?

2. Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và hợp phong thủy

2.1 Các loại trái cây nên có trong mâm ngũ quả Tết Trung thu

Từ xưa, mâm ngũ quả là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết trung thu ở nước ta. Mâm ngũ quả mỗi miền sẽ có các loại hoa quả khác nhau:

Mâm ngũ quả Trung thu ở miền Bắc

  • Mâm ngũ quả trung thu miền Bắc thường có: hồng, chuối, bưởi, đào, quýt. Thường chuối được đặt ở giữa, sau đó đặt các loại trái cây còn lại lên trên. Chúng ta cũng có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ.
  • Ngày nay nhiều người miền Bắc còn lựa chọn thêm nhiều loại trái cây với nhiều màu sắc khắc nhau, nhưng đều nhằm để cầu phúc, cầu tiền tài, ấm no sung túc.
Mâm ngũ quả mỗi miền sẽ có các loại hoa quả khác nhau
Mâm ngũ quả trung thu là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết trung thu ở nước ta

Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Trung

  • Mâm ngũ quả trung thu miền Trung đơn giản hơn, thường bao gồm các loại trái cây: đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối… Tuỳ vào sự sáng tạo, và sở thích của mỗi người mà sắp xếp. Cuối cùng là tâm thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được may mắn và bình an trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Nam

  • Người dân miền Nam thường coi trọng phong tục cúng bái hơn, chính vì vậy mâm ngũ quả trung thu cũng được chuẩn bị khá cầu kỳ hơn. Mâm ngũ quả thường phải đủ các loại trái cây như đu đủ, xoài, mãng cầu, dừa, sung mang ý nghĩa “Cầu sung vừa đủ xài”, nhằm thể hiện tấm lòng tôn kính của mình lên tổ tiên và mong ước cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
Người dân miền Nam thường coi trọng phong tục cúng bái hơn, chính vì vậy mâm ngũ quả trung thu cũng được chuẩn bị khá cầu kỳ hơn.
Mâm ngũ quả trung thu thể hiện tấm lòng tôn kính của mình lên tổ tiên và mong ước cầu may mắn

Xem thêm: Văn hóa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền mang ý nghĩa gì?

2.2 Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc

  • Đầu tiên hãy đặt nải chuối ở dưới cùng, điều này mang ý bảo vệ trời và đất. Hơn nữa, nải chuối với kích thước lớn, dễ dàng giữ trọn những loại quả khác khi trang trí lên.
  • Đặt một quả bưởi còn đủ cành lá ở giữa nải chuối, sau đó xếp những loại trái cây chín đỏ với nhiều màu sắc như hồng, đào, quýt vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt.

Khi bày mâm ngũ quả trung thu, người miền Bắc thường xếp thêm ớt xen kẽ vào những khoảng trống giữa mâm quả để có đủ ba màu sắc đỏ – vàng – xanh đẹp mắt. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.

Đặc biệt, trên mâm ngũ quả trung thu miền Bắc không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống có hình vuông, tròn, với nhiều tạo hình con lợn, cá chép… Hơn nữa, không thể thiếu hương vị cốm, là món quà của lúa non thường được thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng.

Khi bày mâm ngũ quả trung thu, người miền Bắc thường xếp thêm ớt xen kẽ vào những khoảng trống giữa mâm quả để có đủ ba màu sắc đỏ – vàng – xanh đẹp mắt.
Mâm ngũ quả trung thu mỗi miền sẽ có cách trưng bày khác nhau

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Trung

  • Người miền Trung không quá quan trọng về hình thức của năm loại trái cây. Chủ yếu là những loại hoa quả mang hương vị “cây nhà lá vườn” như mãng cầu, xoài, chuối, đu đủ, dừa, vải, …

So với miền Bắc có khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, thì miền Trung có khí hậu khá khắc nghiệt, không có nhiều loại hoa trái nên mâm cỗ trung thu ở miền Trung đơn giản hơn. Không quá câu nệ những yêu cầu về hình thức.

Vào dịp lễ Trung thu, người dân miền Trung thường sẽ “có gì cúng nấy”, với quan niệm chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính lên tổ tiên. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ngày rằm tháng 8 miền Trung trở nên sơ sài. Ngược lại, thời điểm này, người dân miền Trung có rất nhiều trò chơi, tổ chức lễ hội vô cùng độc đáo.

Người miền Trung không quá quan trọng về hình thức của năm loại trái cây. Chủ yếu là những loại hoa quả mang hương vị "cây nhà lá vườn" như mãng cầu, xoài, chuối, đu đủ, dừa, vả,
Mâm ngũ quả trung thu thường sẽ “có gì cúng nấy”, với quan niệm chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính lên tổ tiên

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Nam

  • Người miền Nam không trưng bày nải chuối làm trái cây chính trong mâm ngũ quả. Thay vào đó, họ thường sử dụng dưa hấu hoặc bưởi da xanh để ở giữa đĩa mâm cổ, sau đó xếp các loại trái cây khác nhau như mãng cầu, xoài, vả, đu đủ ở những vị trí xung quanh.
  • Bày những quả trái cây to, nặng như dứa, dừa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo trụ cố định. Sau đó xếp những quả nhỏ hơn lên trên theo hình tháp nhọn ở đầu. Điểm thêm vài trái sung xung quanh để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.

Miền Nam được cho là nơi đất đai khá màu mỡ, có khí hậu ôn hòa cùng với người dân hào sảng, chính vì thế mà mâm ngũ quả trung thu nơi đây rất đa dạng nhiều loại trái cây, bánh trái khác nhau.

Mâm ngũ quả trung thu miền Nam thường sẽ được chuẩn bị theo đúng ý nghĩa của câu “Cầu sung vừa đủ xài”, tức là 5 loại trái cây: mãng cầu (tây hoặc ta đều được), trái sung, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người dân miền Nam còn chuẩn bị thêm ít nhất ba trái dứa để ở dưới mâm ngũ quả, mang ý nghĩa mong muốn vừng vàng, đông con đông cháu.

Người miền Nam không trưng bày nải chuối làm trái cây chính trong mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả trung thu thường sẽ được chuẩn bị theo đúng ý nghĩa của câu “Cầu sung vừa đủ xài”

2.3 Cách tạo hình trái cây để bày mâm ngũ quả đẹp mắt

Cách tạo hình mâm ngũ quả bằng thanh long

Chuẩn bị:

  • 1 quả thanh long trắng
  • Quả nhãn
  • Vỏ quả bưởi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt vỏ bưởi tạo hình vây cá, 1 vây ở lưng và 2 vây nhỏ ở hai bên.
  • Bước 2: Dùng dao cắt theo đường xéo hình tam giác ở đầu của trái thanh long, tạo hình miệng cá, sau đó khoét dọc thân trái thanh long để gắn phần vây vào.
  • Bước 3: Dùng hột nhãn màu đen để tạo hình mắt cá.
Người miền Nam không trưng bày nải chuối làm trái cây chính trong mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả trung thu với tạo hình cá bằng thanh long độc đáo

Cách tạo hình chó bưởi trong mâm ngũ quả

Chuẩn bị:

  • 1 quả bưởi
  • 1 trái cam
  • Nửa trái đu đủ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt bỏ đi phần vỏ xanh của trái bưởi, thực hiện tách múi và tạo bộ lông xù.
  • Bước 2: Ghim trái cam vào đầu của trái đu đủ để làm phần khung cố định, dùng tăm gắn bộ lông xù bằng bưởi lên khung,  chúng ta có ngay chú cún bằng bưởi đáng yêu.
  • Bước 3: Dùng hạt nhãn hoặc có thể dùng hạt na để làm mắt cho chú cún, thắt thêm một chiếc nơ xinh phần cổ trong sẽ dễ thương hơn.
Người miền Nam không trưng bày nải chuối làm trái cây chính trong mâm ngũ quả.
Những chú cún từ bưởi làm mâm ngũ quả thêm bắt mắt

Tham khảo các tin đăng mua bán nhà đất phong thủy ngay dưới đây của Muaban.net:

Bán 2 lô đất lô góc mặt tiền sát biển - ngay trung tâm Phan Rí Cửa
7
  • Hôm nay
  • Thị trấn Phan Rí Cửa, Huyện Tuy Phong
Bán đất full THỔ CƯ 1232M2,GIÁP ĐLBD
0
  • Hôm nay
  • Phường Phú Hòa, Thành phố thủ Dầu Một
Bán đất diện tích lớn, mặt tiền Đại Lộ Bình Dương 48m
0
  • Hôm nay
  • Xã Lai Uyên, Huyện Bàu Bàng
Bấp19.835m2 đất, mặt tiền 87m, lộ 6m tiếp giáp mặt tiền sông
10
  • Hôm nay
  • Xã Thạnh Phước, Huyện Thạnh Hoá
Bán đất thổ cư tại xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn, 8x10m, 2,45 tỷ
3
  • Hôm nay
  • Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn
Cần bán đất chính chủ, giấy tờ hợp lệ.
14
  • Hôm nay
  • Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh
Chính chủ bán lô đất đường 494, P.Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, 15x5m
6
  • Hôm nay
  • Phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức - Quận 9
Bán 855m2 đất mặt tiền đường Nguyên Hồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Phường 11, Quận Bình Thạnh
Bán đất Mặt tiền Trần Ngọc Lên (đường rộng 16m + vỉa hè 7.5m)
0
  • Hôm nay
  • Phường Định Hòa, Thành phố thủ Dầu Một
Cần bán đất chính chủ, giấy tờ hợp lệ
10
  • Hôm nay
  • Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh
Bán đất ở đô thị khu E Nam Sài Gòn, Xã Phong Phú, Bình Chánh, 192m2
1
  • Hôm nay
  • Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh
Đất chính chủ bán đất MT Đường Đình Hanh Phú , vị trí đẹp
8
  • Hôm nay
  • Phường An Phú Đông, Quận 12
Bán cặp nền đất ở tại dự án Khu Dân Cư Cát Lái, Phường Cát Lái, Quận 2
7
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyệt phẩm,tin thật chính chủ,đất 5*34m Tân Túc,Bình Chanh,HCM 3.1 Tỷ
12
  • Hôm nay
  • Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh
BÁN ĐẤT 1135 HUỲNH TẤN PHÁT, HOA HỒNG MÔI GIỚI 2%
8
  • Hôm nay
  • Phường Phú Thuận, Quận 7
Bán gấp đất chính chủ Quốc Lộ 28, xã Gung Ré, Di Linh, Lâm Đồng
2
  • Hôm nay
  • Xã Gung Ré, Huyện Di Linh
Bán nền thổ cư ra đường Nguyễn Xiển P.Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức
9
  • Hôm nay
  • Phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức - Quận 9
BÁN ĐẤT LÀM KHO XƯỞNG, SÁT CẢNG QUỐC TẾ LONG AN, ĐƯỜNG XE CONT, 52X67M
5
  • Hôm nay
  • Xã Tân Lân, Huyện Cần Đước
Bán lô đất 1/ Hà Huy Giáp đường 10m giá 6 tỷ
6
  • Hôm nay
  • Phường Thạnh Xuân, Quận 12
ĐÂT CHÍNH CHỦ. QUY HOACH 100% THỔ
4
ĐÂT CHÍNH CHỦ. QUY HOACH 100% THỔ
  • 530 m²
3 tỷ 100 triệu
  • Hôm nay
  • Phường BLao, TP. Bảo Lộc

3. Những lưu ý cần biết khi bày mâm ngũ quả Tết Trung thu

  • Nên chọn những loại trái cây còn tươi mát, không có dấu hiệu bị hư hay dập úng.
  • Chọn nải chuối phật thủ còn xanh tươi, vỏ chuối bóng mướt, không bị đốm đen lấm chấm, dáng hơi cong lên và phải có từ 12 – 16 quả.
  • Không nên rửa hoa quả quá lâu trước khi trưng bày để tránh bị ngấm nước sẽ nhanh bị hỏng, bạn chỉ nên lướt nhanh qua nước và dùng khăn khô lau sạch là được.
  • Để có một mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt gồm đầy đủ những loại trái cây, hương vị khác nhau, bạn nên chăm chút về cách bày trí, sắp xếp có quy luật theo những gam màu sắc, đảm bảo chúng trong đẹp mắt nhất.
  • Khi sắp xếp thì nên để những loại trái to như chuối, đu đủ, dừa ở phần cuối cùng. Những trái mọng, nhỏ nên được để lên phía trên, vì ép ở dưới sẽ dễ bị hỏng.
  • Bạn cũng có thể sử dụng băng dính để đảm bảo những loại hoa trái được cố định đẹp mắt trên mâm (chú ý dán khéo đừng để bị lộ).
  • Bạn có thể cắt tỉa nhiều hình dáng cho cây trái, để mâm ngũ quả trung thu thêm phần sinh động, sáng tạo hơn.
  • Mâm ngũ quá cũng không quá khắt khe về số lượng hay các loại trái cây nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo và bày trí theo ý mình.
  • Học cách làm thêm những phần bánh dẻo – bánh nướng để cho mâm quả trung thu thêm phong phú hơn.
Những lưu ý cần biết khi bày mâm ngũ quả Tết Trung thu
Những lưu ý cần biết khi bày mâm ngũ quả Tết Trung thu

4. Một số hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và tham khảo

Để có thể tạo ra những mâm ngũ quả đẹp, bạn có thể bắt chước theo một số mẫu dưới đây nhé!

Một số hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và tham khảo
Một số hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và tham khảo
Một số hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và tham khảo
Mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt
Một số hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp mắt và tham khảo
Mâm ngũ quả trung thu với nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ

5. Những món ăn truyền thống khác trên mâm cỗ Trung Thu ở miền Bắc và miền Trung

Bánh trung thu

Một loại bánh luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu đó là bánh trung thu. Bánh trung thu thường có hình vuông to, họa tiết hoa văn tinh xảo với nhiều loại nhân như nhân thập cẩm truyền thống, nhân đậu xanh.

Một loại bánh luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu đó là bánh trung thu.
Một loại bánh luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu đó là bánh trung thu

Bánh cốm

Trung Thu là ngày lễ truyền thống thích hợp để cả gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Lúc này mà được thưởng thức món bánh cốm gắn liền với tuổi thơ của nhiều người thì sẽ là gợi ý không thể phù hợp hơn cho mâm cỗ.

Trung Thu là ngày lễ truyền thống thích hợp để cả gia đình sum vầy, quay quần bên nhau. Lúc này mà được thưởng thức món bánh cốm gắn liền với tuổi thơ của nhiều người thì sẽ là gợi ý không thể phù hợp hơn cho mâm cỗ.
Bánh cốm gắn liền với tuổi thơ của nhiều người

Chè trôi nước

Ngày trung thu tháng 8 sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn chính tay chuẩn bị những chén chè trôi nước nóng hổi, chuẩn bị cho cuộc họp sum vầy bên gia đình. Viên chè trôi nước hình dáng tròn đều, vỏ ngoài mềm mỏng, bao bọc phần nhân đậu xanh ngọt bùi.

Ngày trung thu tháng 8 sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn chính tay chuẩn bị những chén chè trôi nước nóng hổi, chuẩn bị cho cuộc họp sum vầy bên gia đình.
Ngày trung thu tháng 8 sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn chính tay chuẩn bị những chén chè trôi nước nóng hổi

Món ăn chế biến từ ngó sen

Ngó sen là thứ nguyên liệu đặc trưng của ngày tết Trung thu. Ngó sen biểu tượng cho sự cát tường, sự đoàn viên.

Ngó sen là thứ nguyên liệu đặc trưng của ngày tết Trung thu. Ngó sen biểu tượng cho sự cát tường, sự đoàn viên
Ngó sen là thứ nguyên liệu đặc trưng của ngày tết Trung thu

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về mâm ngũ quả trung thu và ý nghĩa truyền thống của nó. Trung thu không chỉ dành cho trẻ em mà còn là dịp sum vầy, đoàn viên bên gia đình. Nếu bạn cũng giống như Mua bán, yêu nét đẹp của văn hóa Việt thì hãy bày trí mâm quả bằng tấm lòng thành kính của mình nhé!

Xem thêm:

Nguyễn Thị Vương
Xin chào, mình là Nguyễn Thị Vương - Freelancer Content có kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực Bất động sản, Phong thủy, Việc làm, Ô tô, Xe máy, ... Hy vọng những bài viết của mình có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ