Xe máy đang đi chết máy dọc đường là trường hợp bất kì ai đi xe máy cũng sẽ gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra những trường hợp này. Đối với mỗi trường hợp đều có một cách xử lí riêng của nó.
Những chiếc xe sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp và thường xuyên bị hư hỏng. Những dấu hiệu để nhận biết nó chính là xe máy hay bị chết máy giữa chừng. Có thể đó là do một bộ phận nào đó bị hỏng. Hoặc cũng có thể là do gặp phải một tác động nào đó từ bên ngoài.
>> Có thể xe tay ga của bạn đang chết máy? Xem ngay: Vì sao xe tay ga đề không nổ, và cách khắc phục vấn đề này là gì ?
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe máy đang đi chết máy
Xe chết máy dọc đường là trường hợp mà không ai mong muốn nó xảy ra. Chính những sự cố bất ngờ này sẽ làm bạn cảm thấy bực tức trong người. Và càng bực tức hơn nữa nếu như bạn không biết cách để sửa chữa nó ngay tại chỗ. Thế nhưng xung quanh đó lại không có một tiệm sửa xe nào. Trong những trường hợp này bạn sẽ xử lí ra sao? Dưới đây là một số trường hợp xe bị chết máy thường thấy và cách để khắc phục nó.
Tóm Tắt Nội Dung
Do cụm CDI đánh lửa
Một số những trường hợp xe chết máy điển hình đó là do cụm CDI đánh lửa đã bị hỏng. Cụm này nếu như không bén được lửa thì hệ thống vận động của xe máy sẽ không hoạt động được. Cách khắc phục duy nhất dành cho trường hợp này chỉ là đi thay mới. Một điểm lưu ý nữa dành cho bạn ở bộ phận CDI đánh lửa. Đây là bộ phận dễ bị người khác đánh tráo, vì nó dễ dàng tháo rời. Khi đi sửa hoặc thay mới, bạn hãy nhờ người sửa xe giấu kĩ nó vào bên trong để không bị đánh tráo lần nữa.

Tham khảo thêm: Sửa xe máy tại nhà – nhanh chóng, tiện lợi, giá rẻ
Do bugi bị hư hỏng
Bugi là một bộ phận quan trọng trong việc xe máy duy trì được hoạt động và khởi động. Nếu như khe hở của bugi quá lớn cũng có thể dẫn đến việc xe bị tắt máy giữa chừng. Ở trường hợp này, bạn hãy tháo bugi ra và gõ nhẹ lên điện cực cong để thu hẹp khoảng cách giữa hai điện cực. Khoảng cách tốt nhất là khoảng nửa ly, đừng sát quá, và cũng đừng xa quá.
Trong trường hợp bugi quá cũ cũng có thể làm cho xe chết máy. Bugi là bộ phận cần phải thay thường xuyên. Dù là xe máy vẫn đang chạy rất tốt. Thời gian hợp lý nhất để thay bugi mới là sau khoảng 15.000 km sử dụng.
Nắp chuột của bugi bị tuột khiến cho hệ thống vận động không thể bén lửa. Ở trường hợp này, xe máy sẽ dễ bị chết máy dọc đường, và không thể khởi động lại. Cách khắc phục thì bạn chỉ cần cắm lại cho chặt là được.

Và một trường hợp nữa thường gặp phải ở bộ phận bugi đó là bị lớp bụi đóng kín, không thể hoạt động được. Ở trường hợp này, bạn hãy tháo bugi ra để kiểm tra. Trước khi kiểm tra nhớ tắt máy để tránh bị điện giật. Hãy dùng một ngón tay bịt kín lỗ bugi, đạp máy vài lần, nếu thấy hơi ép ra yếu thì chắc chắn bugi đã bị đóng bụi. Bạn hãy cho một ít nhớt xe vào trong bugi sau đó lắp lại như cũ. Nhớt xe sẽ giúp đẩy những bụi bẩn ra ngoài.
Tham khảo thêm: 7 Lưu ý sửa chữa xe máy định kì bạn không thể bỏ qua!
Do xăng, ống dẫn xăng
Ống dẫn xăng bị nghẹt cũng làm cho xe máy bị chết máy đột ngột. Có thể là do lâu ngày, ống xăng bị bám bụi nên không còn dẫn xăng được. Để khắc phục trường hợp này, bạn hãy dùng một vật gọn, dài để khuấy cho bụi bẩn bớt bám vào ống dẫn. Thế nhưng đây chỉ là cách để chữa cháy. Để đảm bảo trường hợp này không xảy ra thì bạn nên đi thay mới ống dẫn xăng.
Ở những trường hợp xăng bị pha với nước cũng làm cho xe chết máy. Hoặc những khi đi trong mưa cũng dễ bị nước chảy vào bình chứa xăng. Nguyên nhân là do có nước nên hệ thống không thể thu nhiên liệu và hoạt động được.

Lỗ thông hơi của thùng xăng bị bít cũng dẫn đến tình trạng xe bị chết máy đột ngột. Để khắc phục, bạn hãy xoáy nắp thùng xăng ra và dùng kim nhọt để thông lỗ. Các loại xe máy thường cấu tạo hai loại nắp lỗ: trên và dưới. Loại bên trên dễ bị bít hơn.
Do xe thiếu nhớt
Những hiện tượng dễ dàng nhận ra ở trường hợp này đó là máy nóng khét và chết đột ngột. Hãy kiểm tra nó bằng cách tháo que đo nhớt và lau sạch rồi cho vào lại. Lấy ra xem mức nhớt có đến tầm dấu vạch ở cuối que hay không. Nếu không thấy có nhớt bám thì đây đúng nguyên nhân là xe bị chết máy.

Ở trường hợp này, không nên cố gắng cho xe nổ máy, dù rằng máy vẫn nổ được nhưng đã khá nguội, khi di chuyển sẽ lại bị chết máy và dễ gặp phải những hư hỏng khác. Cách xử lí tốt nhất đó chính là mua thêm nhớt và châm vào. Xác định được mức nhớt bằng với đầu que thăm nhớt là được.
Tham khảo bài viết này nếu bạn đang có ý định mua xe máy cũ: Mua xe máy cũ giá rẻ 3 – 4tr, có nên mua không?
Xe máy bị chết máy do hệ thống điện trên xe bị lỗi
Hệ thống điện hoạt động không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến máy bị chết đột ngột khi đang hoạt động. Vì vậy bạn cần kiểm tra xem các bộ phận sử dụng điện trên xe có còn hoạt động tốt hay không. Nếu không vấn đề chắc chắn là ở hệ thống điện trên xe. Bạn cần thay cầu chì dự phòng hoặc gắn lại dây cọc bình cho chặt.
Do xu páp bị kênh làm máy hở mất sức nén
Nếu xu páp không cân bằng sẽ khiến động cơ bị hở, mất sức nén, muội than sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ rơi ra chèn vào van làm cho van không thể đóng lại được khiến động cơ bị đóng băng đột ngột.

Việc kiểm tra xem có phải nguyên nhân do bộ phận này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo bugi, tắt công tắc máy để tránh bị điện giật, sau đó dùng ngón tay bịt kín lỗ bugi và dẫm lên vài lần là được. Áp lực không quá yếu mới là “bệnh” thực sự.
Bạn đọc có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng một số thao tác sau: tháo bugi, tìm cách đổ một ít dầu vào lỗ bugi, châm lại, nổ máy và xe sẽ nổ lại vì dầu trợ lực sẽ giúp lấy khối cản ra ngoài.
Với những thông tin về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe đang đi bị chết máy một số cách khắ phục như trên, hy vọng có thể giúp bạn xử lý được một vài trường hợp đơn giản neus xe bị chết máy. Bạn cần quan tâm hơn đến việc bảo dưỡng xe để không gặp những sự cố khi di chuyển.
Bạn có thể truy cập Muaban.net để xem thêm nhiều thông tin để giúp cho xe bạn luôn mượt mà trên mọi nẻo đường. Nếu có nhu cầu mua bán xe, nhà đất thì Muaban.net cũng là một địa chỉ uy tín đáng để khách hàng tin cậy.
>>Xem thêm: 4 lưu ý cần phải biết khi phượt Tết bằng xe máy
>>Xem thêm: Những lưu ý cần biết để mua được phụ tùng Yamaha chính hãng
An Hải