Sunday, April 28, 2024
spot_img
HomeViệc làmTổng hợp các vị trí trong ngân hàng: Công việc, kỹ năng...

Tổng hợp các vị trí trong ngân hàng: Công việc, kỹ năng và mức lương

Được làm việc trong các ngân hàng là điều mà nhiều ứng viên ao ước. Tuy nhiên, các vị trí trong ngân hàng sẽ có yêu cầu về công việc, kỹ năng, kinh nghiệm và lương không giống nhau. Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm trong lĩnh vực ngân hàng thì đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết này nhé.

Tổng hợp các vị trí trong ngân hàng: Công việc, kỹ năng và mức lương
Tổng hợp các vị trí trong ngân hàng: Công việc, kỹ năng và mức lương

Mục lục

1. Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)

Trong các ngân hàng không thể thiếu vị trí nhân viên quản lý rủi ro (tiếng Anh: Risk Management Officer). Nhân viên này có trách nhiệm dự báo các vấn đề rủi ro có thể xảy ra, nhận dạng, tiếp cận rủi ro và đưa ra các phương pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả nhất, đặc biệt là lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Do đó, trong các vị trí trong ngân hàng thì vị trí này đặc biệt quan trọng.

1.1. Công việc chính

  • Xây dựng và cập nhật, giải thích các chính sách, công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro cho ngân hàng.
  • Đảm bảo về các chính sách quản lý rủi ro trong ngân hàng đồng thời thực thi hiệu quả trong toàn hệ thống của ngân hàng đó.
  • Xây dựng bộ hồ sơ rủi ro áp dụng trên phạm vi toàn ngân hàng sao cho phù hợp với đặc điểm, định hướng kinh doanh của ngân hàng đó.
  • Làm việc với những bộ phận liên quan khác để tư vấn và thực hiện các chiến lược sao cho giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
  • Phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ lên kế hoạch bài bản nhằm đánh giá, giám sát sự tuân thủ trong công tác quản lý rủi ro trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)
Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)

1.2 Yêu cầu về chuyên môn

Ứng viên cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành Chứng khoán, Tài chính hoặc Toán – Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý. Am hiểu về thị trường chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ Việt Nam và thế giới.

1.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

Để ứng tuyển làm nhân viên quản lý rủi ro bạn cần có những kỹ năng và kinh nghiệm sau đây:

  • Kỹ năng về học văn phòng thành thạo.
  • Ưu tiên giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Có thể đọc – hiểu và kỹ năng phân tích BCTC (Báo cáo tài chính) tốt.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Năng động, khả năng giao tiếp tốt.
  • Thái độ tích cực, làm việc có trách nhiệm.
  • Có kỹ năng quản lý rủi ro, đánh giá, phân tích và làm việc độc lập.

1.4 Mức lương

Lương của nhân viên quản lý rủi ro dao động từ 12.000.000 – 15.000.000 VNĐ, tùy ngân hàng và năng lực của nhân viên.

2. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Trong các vị trí trong ngân hàng hiện nay thì vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế đang rất “hot”. Chuyên viên thanh toán quốc tế là những người có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch quốc tế của ngân hàng.

2.1. Công việc chính

Chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhiệm những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ hỗ trợ dịch vụ thanh toán quốc tế: Chuyển tiền, phát hành thẻ thanh toán,… 
  • Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng cung cấp, sao cho hợp lệ, đảm bảo tính pháp lý.
  • Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ cần thiết.
  • Tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết nhanh chóng tất cả những khiếu nại của khách hàng liên quan đến các giao dịch quốc tế.
  • Đưa ra các đề xuất cải tiến chất lượng và quy trình, hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục khi cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
  • Lưu trữ, bảo quản, quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng.
Trong các vị trí trong ngân hàng hiện nay thì vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế đang rất hot.
Trong các vị trí trong ngân hàng hiện nay thì vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế đang rất hot.

2.2 Yêu cầu về chuyên môn

Yêu cầu chuyên môn: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành Kinh tế như: Kinh tế, Tài chính, Ngoại thương và Ngân hàng.

2.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

  • Khả năng chịu áp lực cao
  • Thành thạo tiếng Anh về cả giao tiếp thông thường và chuyên ngành để đảm bảo tính chính xác của các giao dịch.
  • Thành thạo tin học văn phòng
  • Có khả năng phân tích BCTC (Báo cáo tài chính).
  • Năng động, có kỹ giao tiếp tốt.
  • Thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, tự giải quyết vấn đề logic.

2.4 Mức lương

Mức lương hiện nay của chuyên viên thanh toán quốc tế đang được các ngân hàng chi trả từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

3. Nhân viên kinh doanh (Sale Executive)

Cũng như trong những loại hình doanh nghiệp khác, trong ngân hàng không thể thiếu nhân viên kinh doanh. 

3.1. Công việc chính

  • Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng, chào bán các sản phẩm của ngân hàng dựa trên nguồn data được cung cấp.
  • Tư vấn giải đáp, chăm sóc khách hàng liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thông qua đa dạng các kênh giao tiếp như: Điện thoại, email, MXH,…
  • Tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận khách hàng tiềm năng;
  • Phát hiện rủi ro, tính pháp lý liên quan đến các hồ sơ tín dụng của khách hàng.
  • Báo cáo công việc hàng tuần, quý, tháng lên cấp trên.
  • Chăm sóc khách hàng, đồng thời đảm bảo về tỷ lệ thu hồ sơ thành công.
Nhân viên kinh doanh (Sale Executive)
Nhân viên kinh doanh (Sale Executive)

3.2 Yêu cầu về chuyên môn

Yêu cầu chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng chính quy trở lên các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng,…

3.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có

Khác với các vị trí trong ngân hàng, vị trí nhân viên kinh doanh tại ngân hàng thường không quá đòi hỏi kinh nghiệm nhưng bạn cần có kiến thức nền tảng tốt về tài chính ngân hàng.

  • Khả năng giao tiếp tốt.
  • Có thể chịu được áp lực công việc cao.
  • Linh hoạt thích nghi, tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: PowerPoint, Word, Excel,…
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Khả năng chăm sóc khách hàng.
  • Có thể đọc hiểu các văn bản pháp luật.
  • Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc.

3.4 Mức lương

Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh tại các ngân hàng hiện nay dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh ngân hàng còn được thưởng doanh số, phần trăm hoa hồng,… 

Xem ngay: Top 10 kỹ năng sale một nhân viên kinh doanh không thể thiếu

4. Nhân viên vận hành (Operations Officer)

Nhân viên vận hành (Operations Officer) thuộc vị trí back office trong các ngân hàng. Những người này chịu trách nhiệm hỗ trợ mọi hoạt động trong ngân hàng được diễn ra trơn tru và đúng kế hoạch ban đầu đề ra bằng cách giám sát sự tuân thủ các nguyên tắc nội bộ và quy định chung của nhân viên trong toàn bộ chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các vị trí trong ngân hàng thì vị trí Operations Officer rất quan trọng.

4.1. Công việc chính

  • Kiểm tra, giám sát các giao dịch liên quan đến toàn bộ dịch vụ kinh doanh của ngân hàng.
  • Hỗ trợ liên lạc với các khách hàng.
  • Hỗ trợ nhân viên mới.
  • Kiến tạo môi trường làm việc tốt.
  • Phổ biến các kiến thức liên quan đến pháp luật tài chính, các chính sách nội bộ, các yêu cầu về quy định của ngân hàng cho nhân viên.
  • Đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện theo đúng quy chuẩn đã đề ra.
Nhân viên vận hành thuộc vị trí back office trong các ngân hàng.
Nhân viên vận hành thuộc vị trí back office trong các ngân hàng.

4.2 Yêu cầu về chuyên môn

Nhân viên vận hành cần có trình độ Cử nhân trở lên. Các ngân hàng thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán cho vị trí này.

4.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

  • Nhân viên vận hành cần có kinh nghiệm làm qua một số vị trí trong ngân hàng.
  • Sử dụng thành thạo kỹ năng về tin học ứng dụng tại văn phòng như: PowerPoint, Word, Excel.
  • Có thể giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Biết đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính.
  • Có thể chịu được áp lực công việc cao.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Thái độ tích cực, tính kỷ luật cao, chăm chỉ, năng động, hoạt bát.

4.4 Mức lương

Mức lương của nhân viên vận hành tại các ngân hàng hiện nay dao động từ 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ.

5. Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer) là người có nhiệm vụ giúp ngân hàng cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp do đó vị trí này vô cùng quan trọng. Nhờ đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ mà ngân hàng có thể hoạt động tốt và đúng định hướng nhất là trong giai đoạn biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính như hiện nay.

5.1. Công việc chính

  • Kiểm toán nội bộ giám sát sự tuân thủ các nghiệp vụ, công việc theo cơ chế, quy định của Pháp luật hiện hành.
  • Giám sát các nghiệp vụ, công việc của các chi nhánh từ xa thông qua việc kiểm tra số liệu báo cáo.
  • Đánh giá nội bộ về nghiệp vụ, công việc. Đánh giá chất lượng hoạt động một số mảng, nghiệp vụ, công việc. Check-list theo dõi tiến độ làm việc của các phòng ban, chi nhánh trong toàn hệ thống, phát hiện sai phạm và thẩm tra hành động khắc phục.
  • Tổng hợp báo cáo những Phòng/Bộ phận.
  • Theo dõi, tiến hành lập báo cáo khắc phục dựa trên những kiến nghị của Kiểm toán nội bộ cùng với các cấp quản lý trực tiếp giám sát.
Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)
Các vị trí trong ngân hàng: Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)

5.2 Yêu cầu về chuyên môn

Kiểm toán nội bộ ngân hàng cần: Tốt nghiệp ngành Ngân hàng, Tài chính, Kinh tế, Kế toán hoặc ngành Quản trị kinh doanh, Ngoại thương.

5.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

  • Kiểm toán nội bộ cần am hiểu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Hiểu và có kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng.
  • Có khả năng đánh giá rủi ro, phân tích số liệu để phát hiện rủi ro.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, nói và viết.
  • Trung thực, chuyên nghiệp.

5.4 Mức lương

Nhân viên kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng hiện nay đang nhận mức lương từ 15.000.000 – 18.000.000 VNĐ. Tùy theo từng ngân hàng và khả năng của nhân viên đó mà mức lương có thể khác nhau. 

Đọc thêm: Học kiểm toán ra làm gì? Học ở đâu và cơ hội thăng tiến

6. Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Trong ngân hàng không thể thiếu các chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst). Những người này có công việc đó là chuyên tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính. Họ là người nắm vững xu hướng thị trường, phân tích, dự báo, tư vấn tài chính và đầu tư cho lãnh đạo ngân hàng.

6.1. Công việc chính

  • Chuyên viên phân tích tài chính có nhiệm vụ tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng (cá nhân/doanh nghiệp).
  • Thẩm định, đồng thời đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.
  • Phát triển và củng cố những mối quan hệ khách hàng để khai thác tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
  • Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản trị cho ngân hàng.
  • Đảm bảo công việc thực hiện đúng quy định, quy trình, cam kết chất lượng.
  • Tham gia trong các dự án phát triển hệ thống, những dự án quy hoạch thông tin của khối Tài chính – Kế hoạch tại các ngân hàng.
Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
Các vị trí trong ngân hàng: Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

6.2 Yêu cầu về chuyên môn

Yêu cầu chuyên môn của chuyên viên phân tích tài chính đó là tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư, Ngoại thương, Đại học nước ngoài.

6.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách diễn giải các ý tưởng của mình và tư vấn khách hàng hiệu quả.
  • Có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Word, PowerPoint, Word.
  • Khả năng đọc, viết tiếng Anh lưu loát.
  • Chịu áp lực cao trong công việc.
  • Thái độ tích cực, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao.

6.4 Mức lương

Mức lương của các chuyên viên phân tích tài chính ngân hàng dao động từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ.

7. Nhân viên ngân hàng mảng tín dụng (Credit Approval Officer)

Nhân viên tín dụng ngân hàng (Credit Approval Officer) là vị trí đảm nhận công việc trực tiếp liên hệ, tư vấn và thuyết phục khách hàng tiềm năng (cá nhân/doanh nghiệp) vay vốn tại ngân hàng.

7.1. Công việc chính

  • Nhân viên tín dụng ngân hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm hiểu về các nhu cầu vay vốn, hình thức vay vốn từ những khách hàng này.
  • Tư vấn giúp khách hàng hiểu về các hình thức cho vay vốn của ngân hàng.
  • Tìm hiểu, đánh giá khả năng vay vốn của từng khách hàng.
  • Hỗ trợ và đồng hành trong việc lập hợp đồng vay vốn với khách hàng.
  • Báo cáo về hoạt động vay vốn của khách hàng lên cấp trên.
Nhân viên ngân hàng mảng tín dụng (Credit Approval Officer)
Các vị trí trong ngân hàng: Nhân viên ngân hàng mảng tín dụng (Credit Approval Officer)

7.2 Yêu cầu về chuyên môn

Nhân viên tín dụng ngân hàng cần có trình độ từ cao đẳng trở lên tốt nghiệp các ngành Ngân hàng, Kế toán, Tài chính kinh tế.

7.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có

  • Vị trí này thường ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm.
  • Nhân viên tín dụng ngân hàng cần có khả năng lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu khách hàng.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Tư duy logic, nhạy bén, linh hoạt.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: PowerPoint, Word, Excel.
  • Đọc, viết tiếng Anh lưu loát.
  • Chịu được áp lực công việc cao.
  • Tinh thần lạc quan, thái độ tích cực, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

7.4 Mức lương

Mức lương của nhân viên tín dụng ngân hàng hiện nay dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ, ngoài ra còn có thưởng doanh số, thưởng tùy theo hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.

8. Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

Chuyên viên tư vấn đầu tư (tiếng Anh Wealth Specialist) là người có công việc phân tích, hỗ trợ cho khách hàng để khách hàng có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và sinh lợi nhuận cao. 

8.1. Công việc chính

  • Chuyên viên tư vấn đầu tư là người thường xuyên liên lạc với các đối tác để tiếp cận nhu cầu và tìm kiếm giao dịch.
  • Phê duyệt, thực hiện đầu tư, kinh doanh.
  • Quản lý các nhóm danh mục đầu tư, kiểm soát rủi ro và có nhiệm vụ bảo toàn vốn đã đầu tư.
  • Tìm kiếm cơ hội thực hiện Repo/Reverse ngắn hạn các giấy tờ có giá trị.
  • Update liên tục về các sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường.
  • Xây dựng và trình các phương án phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn cho cấp trên.
  • Tìm kiếm nhà đầu tư, thực hiện các đợt phát hành dựa trên các kế hoạch phát hành các hạng mục đầu tư và các hoạt động liên quan đến khâu hậu phát hành.
  • Báo cáo định kỳ  cho các quản lý trực tiếp khi có vấn đề có khả năng rủi ro.
  • Quản lý danh mục cổ phiếu, góp vốn.
  • Phát triển các sản phẩm liên quan.
  • Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan theo phân công của các cấp quản lý.
Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)
Các vị trí trong ngân hàng: Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

8.2 Yêu cầu về chuyên môn

  • Chuyên viên tư vấn đầu tư cần Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính ngân hành, Kinh tế, Quản trị kinh doanh,…

8.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

  • Chuyên viên tư vấn đầu tư cần có kinh nghiệm tối thiểu từ 2 – 3 năm làm việc trong khối Kinh doanh tiền tệ và đầu tư của ngân hàng.
  • Am hiểu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
  • Am hiểu về những quy định của pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực phát hành và đầu tư trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…
  • Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh tốt.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Thái độ tích cực, chăm chỉ, có tính kỷ luật cao.

8.4 Mức lương

Chuyên viên tư vấn đầu tư tại các ngân hàng hiện đang có mức lương dao động từ 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ, ngoài ra còn có các khoản phụ cấp, thưởng, hoa hồng….

9. Giao dịch viên (Teller)

Giao dịch viên (Teller) là những người làm việc tại quầy của các ngân hàng có nhiệm vụ hỗ trợ giải đáp thắc mắc đồng thời tiền hành hỗ trợ xử lý các yêu cầu của khách hàng liên quan đến: Giao dịch tiền mặt, phi tiền mặt, mở/khóa thẻ, chuyển tiền hay nhận tiền,… Trong số các vị trí trong ngân hàng thì teller là vị trí có nhiều trai xinh gái đẹp nhất vì khi tuyển dụng teller cần yêu cầu ngoại hình cao.

9.1. Công việc chính

  • Teller sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch và dịch vụ liên quan đến tiền mặt, phi tiền mặt, tín dụng, quản lý tiền mặt tại các ATM/CDM.
  • Teller còn quản lý quỹ nghiệp vụ tại hệ thống chi nhánh của ngân hàng.
  • Tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
  • Đảm bảo chất lượng của dịch vụ khi khách hàng thực hiện các giao dịch.
  • Giới thiệu khách hàng với các bộ phận khác khi có nhu cầu.
Trong số các vị trí trong ngân hàng thì teller là vị trí có nhiều trai xinh gái đẹp nhất
Trong số các vị trí trong ngân hàng thì teller là vị trí có nhiều trai xinh, gái đẹp nhất

9.2 Yêu cầu về chuyên môn

Giao dịch viên (Teller) cần tốt nghiệp các trường đại học ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính.

9.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

Bên cạnh những nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, giao dịch viên của ngân hàng cần các kỹ năng cơ bản sau:

  • Kỹ năng đàm phán, xử lý vấn đề
  • Giao tiếp tốt, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu và thấu hiểu khách hàng
  • Kỹ năng phân tích số liệu tốt, tư duy logic
  • Có thể làm việc dưới áp lực cao.
  • Thành thạo tin học văn phòng: PowerPoint, Word, Excel.
  • Nói, viết tiếng Anh lưu loát.
  • Có kinh nghiệm đọc hiểu, phân tích báo cáo.

9.4 Mức lương

Lương trung bình của các giao dịch viên (teller) dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

10. Telesales tại ngân hàng

Telesales trong lĩnh vực ngân hàng cũng tương tự như vị trí telesales trong lĩnh vực khác. Những nhân viên này hàng ngày sẽ gọi điện để tiếp xúc khách hàng tiềm năng, giới thiệu và tư vấn về các dịch vụ cho vay tín chấp. Do đó, telesales ngân hàng không chỉ cần vững về chuyên môn mà còn cần đến sự kiên nhẫn và bản lĩnh thuyết phục khách hàng.

10.1. Công việc chính

  • Telesales có nhiệm vụ liên hệ, tư vấn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp qua điện thoại.
  • Hỗ trợ thu nhận hồ sơ.
  • Hỗ trợ các công việc khác theo phân công của cấp trên.
Trong các vị trí trong ngân hàng thì nhân viên Telesales có nhiệm vụ liên hệ, tư vấn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp qua điện thoại.
Trong các vị trí trong ngân hàng thì nhân viên Telesales có nhiệm vụ liên hệ, tư vấn khách hàng qua điện thoại.

10.2 Yêu cầu về chuyên môn

Telesales ngân hàng cần tốt nghiệp trung cấp trở lên. Cũng giống với các vị trí trong ngân hàng, những ứng viên đã có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng sẽ được ưu tiên hơn.

10.3  Kinh nghiệm và kỹ năng cần có 

  • Telesales ngân hàng không cần có nhiều kinh nghiệm nhưng phải có khả năng giao tiếp tốt. 
  • Chất giọng dễ nghe, truyền cảm, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng.
  • Kiên nhẫn, nhiệt tình, chủ động.
  • Giao tiếp tiếng Anh lưu loát là một lợi thế.

10.4 Mức lương

Hiện nay, mức lương của telesales ngân hàng thấp nhất trong số các vị trí văn phòng trong ngân hàng, chỉ dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ nhưng còn có tiền hoa hồng, thưởng tùy theo quy định của từng ngân hàng.

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về các vị trí trong ngân hàng và những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng cũng như nội dung công việc đảm nhiệm. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm việc làm ngành ngân hàng nhanh chóng, uy tín trên khắp 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.

Xem thêm: Trader là gì? Mô tả công việc và hình thức hoạt động của một Trader

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ