Tuesday, November 19, 2024
spot_img
HomeViệc làmTổng hợp 8 bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng...

Tổng hợp 8 bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng đầy đủ nhất

Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng và phù hợp của ứng viên với công việc. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào cũng có hiệu quả và mang lại kết quả mong muốn. Để có một cuộc phỏng vấn thành công, cần chuẩn bị trước một bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng phù hợp với từng vị trí và từng ứng viên. Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi phỏng vấn theo các chủ đề khác nhau.

Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
Tổng hợp 8 bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng đầy đủ nhất

Mục lục

I. Bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về chuyên môn của ứng viên

1. Bạn có bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học nào liên quan đến vị trí này không? 

Với câu hỏi này, người tuyển dụng sẽ đánh giá được bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học của ứng viên có phù hợp với yêu cầu của vị trí không. Đồng thời HR cũng nên lắng nghe những kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm mà ứng viên minh họa từ bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học họ đã tích lũy. Liệu ứng viên có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm đó vào công việc thực tế không?

Bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học
Bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học liên quan đến vị trí tuyển dụng

Tổng kết lại những câu trả lời, người phỏng vấn sẽ nhìn nhận được ứng viên có sẵn sàng học hỏi thêm những bằng cấp, chứng chỉ hay khóa học mới để nâng cao trình độ chuyên môn không?

2. Bạn bắt đầu làm lĩnh vực này từ khi nào? Bạn đã tham gia vào những dự án hay nhiệm vụ nào?

Đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được nhiều thông tin như: Ứng viên có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này? Ứng viên đã tham gia vào những dự án hay nhiệm vụ nào? Ứng viên có thể mô tả được những thách thức, khó khăn hay rủi ro mà họ đã gặp phải trong quá trình làm việc không? Họ đã đưa ra những phương án giải quyết những vấn đề đó như thế nào?

Có thể điều này đã được thể hiện trong CV, nhưng câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xem cách ứng viên trình bài những kinh nghiệm của bản thân để xác định ứng viên có đang thành thật trong CV khộng.

Dự án đã tham gia
Bạn đã tham gia vào những dự án hay nhiệm vụ nào?

3. Hãy mô tả quy trình làm việc của bạn khi thực hiện một dự án hay nhiệm vụ. Bạn sử dụng những công cụ, phần mềm hay phương pháp nào?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là để biết được những thông tin như: Ứng viên có thể mô tả được quy trình làm việc của họ một cách rõ ràng, logic và có trình tự không? Ứng viên có thể nêu được những bước, giai đoạn hay mục tiêu cụ thể trong quy trình làm việc của họ không? Ứng viên có thể giải thích được lý do tại sao họ chọn sử dụng những công cụ, phần mềm hay phương pháp nào trong quy trình làm việc của họ không?

Công cụ, phần mềm
Bạn sử dụng những công cụ, phần mềm hay phương pháp nào?

4. Bạn đã gặp những khó khăn hay thách thức gì trong công việc và đã giải quyết chúng như thế nào?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng khai thác được những thông tin như: Ứng viên có thể kể được những ví dụ cụ thể về những khó khăn hay thách thức mà họ đã gặp phải trong công việc không? Họ có thể phân tích được nguyên nhân, tác động và mức độ nghiêm trọng của những khó khăn đó không? Ứng viên có thể trình bày được quy trình, phương pháp hay chiến lược mà họ đã sử dụng để giải quyết những khó khăn hay thách thức đó không?

Khó khăn hay thách thức
Khó khăn hay thách thức trong công việc

5. Hãy kể về một thành tựu chuyên môn mà bạn tự hào nhất. Bạn đã làm gì để đạt được nó?

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này nhằm tìm hiểu một số thông tin như: Ứng viên có thể chọn được một thành tựu chuyên môn và có liên quan đến vị trí mà họ đang ứng tuyển không? Ứng viên có thể mô tả được những hoạt động, nhiệm vụ hay vai trò mà họ đã thực hiện để đóng góp cho thành tựu đó không? Ứng viên có thể cung cấp được những bằng chứng, số liệu hay minh chứng để chứng minh được thành tựu của họ không?

Thành tựu chuyên môn
Hãy kể về một thành tựu chuyên môn mà bạn tự hào nhất

II. Bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về lý do chuyển công việc của ứng viên

1. Bạn tìm hiểu về cơ hội làm việc này ở đâu?

Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng lại giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả quy trình tuyển dụng của mình. Mỗi năm, doanh nghiệp có thể bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng, quảng bá thương hiệu và thu hút ứng viên.

Kênh tuyển dụng
Bạn tìm hiểu về cơ hội làm việc này ở đâu?

Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết được thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp có đến được với những ứng viên phù hợp hay không. Nên ghi nhớ lại câu trả lời của ứng viên và xem xét lại chiến lược tuyển dụng xem có cần điều chỉnh gì để phù hợp hơn không nhé.

2. Lý do gì khiến bạn rời bỏ công việc cũ? 

Đây là câu hỏi khéo léo để người phỏng vấn đánh giá nhân cách ứng viên. Có những ứng viên luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh như: không phù hợp với cách làm việc của quản lý, công ty cũ không quan tâm, không có cơ hội thăng tiến,… Doanh nghiệp nào cũng mang đến cho nhân viên những cơ hội để nâng cao kỹ năng và bản lĩnh. Nếu ứng viên chỉ biết kêu ca thì ngay cả khi được nhận vào công ty bạn cũng chưa chắc họ sẽ thỏa mãn và muốn ở lại lâu.

Rời bỏ công việc cũ? 
Lý do gì khiến bạn rời bỏ công việc cũ?

Bên cạnh các tiêu chí như: học vấn, kinh nghiệm và mục tiêu rõ ràng trong công việc, doanh nghiệp luôn mong muốn có được những ứng viên có thái độ tích cực, muốn gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp tại doanh nghiệp. Vì vậy, nếu ngay từ đầu ứng viên đã tỏ ra thiếu thiện chí, không thể hiện động lực làm việc thì hãy tuyển dụng họ sẽ gây ra cho doanh nghiệp những rủi ro nhất định.

3. Bạn sẽ mang lại điều gì mới mẻ khi nhận công việc mới? 

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn tốt nhất mà nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên của mình. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho bạn biết được những điều họ mong muốn là gì? Họ làm thế nào để vượt qua khó khăn trước mắt.

Nhận công việc mới
Bạn sẽ mang lại điều gì mới mẻ khi nhận công việc mới?

Ngoài ra câu hỏi này cũng giúp HR biết được ứng viên có quan tâm và nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp không. Đồng thời biết được động lực làm việc của ứng viên, qua đó giao những công việc phù hợp với năng lực và trình độ để họ phát huy tối đa khả năng của bản thân.

4. Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng tìm ra được những ứng viên có năng lực thật sự. Doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn có được những người có hoài bão, tham vọng và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Sử dụng câu hỏi phỏng vấn này giúp HR dễ dàng đánh giá xem ứng viên có nghiêm túc với vị trí này hay không. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để ứng viên thể hiện mong muốn làm được gì cho công ty.

5 năm tới
Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới?

5. Bạn tưởng tượng 30/60/90 ngày đầu tiên của bạn trong vai trò này sẽ như thế nào?

Trong 30 ngày đầu tiên, nhân viên mới sẽ cần tự hòa nhập với quy trình của doanh nghiệp, gặp gỡ các vị trí quan trọng và thích nghi với môi trường mới. 60 đến 90 ngày là thời gian đủ để họ thực hiện những đóng góp quan trọng vào một số lĩnh vực khác nhau, cũng như triển khai ít nhất một sáng kiến lớn thành hiện thực.

III. Bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về mức phù hợp của ứng viên với công việc

1. Bạn có điểm mạnh gì trong chuyên môn của mình?

Nhà tuyển dụng muốn biết những điểm nổi bật của ứng viên và đánh giá xem họ có hợp với doanh nghiệp không. Không HR nào thích ứng viên tự cao tự đại nhưng những ứng viên tự tin vào khả năng của mình và biết cách làm việc, hợp tác trong đội nhóm luôn là nhân tố mà doanh nghiệp tìm kiếm.

Điểm mạnh chuyên môn
Bạn có điểm mạnh gì trong chuyên môn của mình?

2. Bạn cho rằng yêu cầu quan trọng nhất của vị trí này là gì? Bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu đó không? 

Câu hỏi này sẽ khiến ứng viên thể hiện được mức độ hiểu biết của mình về vị trí tuyển dụng. Đồng thời nắm được những yếu tố then chốt, những kỹ năng họ cần có để làm việc hiệu quả.

3. Bạn có mục tiêu nghề nghiệp nào trong công việc? 

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ kỳ vọng của ứng viên, xem họ đang hướng tới vị trí nào. Đôi khi sau câu trả lời của ứng viên HR sẽ cảm thấy họ thích hợp hơn với một công việc khác. Với câu hỏi phỏng vấn này điều quan trọng là nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên đang quan tâm tới điều gì và dựa vào đó để thuyết phục ứng viên gia nhập một cách dễ dàng.

Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn có mục tiêu nghề nghiệp nào trong công việc?

4. Bạn xác định mục tiêu trong công việc như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn này giúp người tuyển dụng đảm bảo rằng ứng viên hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp yêu cầu cho vị trí tuyển dụng. Đồng thời giúp HR thấy rõ ứng viên có chủ động xác định mục tiêu và tập trung vào đó hay không.

Xác định mục tiêu
Bạn xác định mục tiêu trong công việc như thế nào?

Những ứng viên giỏi có thể trình bày một cách rõ ràng về quá trình xây dựng mục tiêu như: cách lựa chọn mục tiêu, phân loại mục tiêu, đưa ra kế hoạch chi tiết để hoàn thành và đánh giá lại quy trình làm việc cũng như hiệu quả mang lại. Chắc chắn rằng bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng ưa thích những ứng viên xuất chúng như vậy cả.

5. Hãy thuyết phục rằng vì sao chúng tôi nên chọn bạn? 

Câu hỏi thú vị này thực chất là muốn tìm hiểu các tố chất của ứng viên. Nếu như họ không thể hiện được những ưu điểm nổi bật thì người tuyển dụng không nên chọn họ. Nhiều ứng viên cảm thấy rất lo lắng và lúng túng trước câu hỏi này. Do vậy khi hỏi người phỏng vấn cần thận trọng, nên đưa ra câu hỏi này vào những phút cuối của buổi phỏng vấn hoặc khi bạn cảm thấy rằng ứng viên đang thoải mái.

Vì sao nên chọn bạn
Hãy thuyết phục rằng vì sao chúng tôi nên chọn bạn?

Câu hỏi này cũng giúp người phỏng vấn lọc ra những ứng viên có năng lực cao. Những ứng viên không những hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn tạo ra kết quả ngoài mong đợi, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng.

IV. Bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về khả năng làm việc nhóm của ứng viên

1. Hãy nói về phương pháp quản lý của bạn? 

Câu hỏi này chỉ dành cho các ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý hoặc cấp cao. Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt hay không, vì nếu không có kỹ năng này, ứng viên có thể gây ra những tác động tiêu cực đến văn hóa công ty, hay thậm chí làm ảnh hưởng đến nhiều nhân viên khác. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng ứng viên mà bạn chọn có kỹ năng quản lý và làm việc hiệu quả.

Phương pháp quản lý
Hãy nói về phương pháp quản lý của bạn?

Để đảm bảo hiệu quả, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên đưa ra những trường hợp thực tế về việc quản lý thành công hoặc thất bại. Hãy cố gắng xem xét xem ứng viên có sẵn sàng lắng nghe, phản hồi hoặc tương tác thường xuyên với nhân viên hay không? Từ đó đánh giá chính xác năng lực quản lý của họ.

2. Bạn có thể kể về một mối quan hệ không được tốt với đồng nghiệp không? Nguyên nhân là gì?

Môi trường công sở luôn tồn tại những áp lực và khiến chúng ta dễ có những cảm xúc không tốt. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra quan hệ xấu với đồng nghiệp là gì. Ứng viên của bạn có nỗ lực điều chỉnh và cải thiện mối quan hệ không.

Khi gặp câu hỏi này, nếu là ứng viên kém chất lượng họ thường trách móc cho chế độ hoặc cơ hội thăng tiến hay sự thất bại trong công việc mới dẫn tới mối quan hệ xấu đó. HR cần biết rõ để cân nhắc những nhân viên có thái độ này trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Mối quan hệ với đồng nghiệp
Mối quan hệ không được tốt với đồng nghiệp

3. Bạn có bao giờ mâu thuẫn ý kiến với cấp trên không? Nếu có, bạn đã làm gì để làm họ thay đổi quan điểm?

Câu hỏi này cho phép nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng giao tiếp và ứng phó với các tình huống trong công việc của ứng viên. Liệu rằng họ có bảo vệ quan điểm của mình không?

Mâu thuẫn với cấp trên
Bạn có bao giờ mâu thuẫn ý kiến với cấp trên không?

Có khả năng thuyết phục khi gặp khó khăn không? Họ có áp dụng công việc thực tế trong giải quyết vấn đề không? Họ sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề hay bỏ mặc mọi chuyện,… Câu trả lời nhận được sẽ giúp nhà tuyển dụng cũng đánh giá được kỹ năng của ứng viên để đưa ra lựa chọn phù hợp với vị trí tuyển dụng.

4. Bạn có thể nói về một dự án hay nhiệm vụ mà bạn đã làm việc nhóm với những người khác không? Vai trò của bạn là gì?

Câu hỏi này thuộc nhóm câu hỏi về kỹ năng làm việc nhóm, một trong những kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra ở ứng viên. Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn về hành vi, trong đó nhà tuyển dụng muốn biết cách ứng xử trong quá khứ của ứng viên sẽ đại diện cho cách hành xử trong tương lai.

Những ứng viên thật sự có năng lực sẽ đưa ra được những ví dụ cụ thể của cá nhân từ kinh nghiệm làm việc, học tập hoặc các lĩnh vực khác của ứng viên, qua đó sẽ đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên.

Làm việc nhóm
Dự án hay nhiệm vụ mà bạn đã làm việc nhóm với những người khác

Nhà tuyển dụng nên chú ý đến cách ứng viên phối hợp, giao tiếp, giải quyết xung đột, chia sẻ trách nhiệm và đóng góp cho thành công của nhóm. Ngoài ra người phỏng vấn cũng nên quan tâm đến vai trò của ứng viên trong nhóm, họ là người lãnh đạo, người theo dõi hay người thực hiện.

V. Bộ các câu hỏi phỏng vấn về những bài học mà ứng viên rút ra từ sai lầm

1. Hãy chia sẻ về một lỗi lầm bạn đã gây ra trong quá khứ?

Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá sự nhận thức bản thân và khiêm nhường của ứng viên. Không ai hoàn hảo và không mắc phải lỗi lầm nhưng điều quan trọng là phản ứng và giải pháp sau đó. Những ứng viên xuất sắc sẽ học hỏi được những kinh nghiệm, giá trị và dùng nó làm động lực để cải thiện, phát huy bản thân chứ không trốn tránh hay đổ thừa cho người khác.

Lỗi lầm bạn trong quá khứ
Hãy chia sẻ về một lỗi lầm bạn đã gây ra trong quá khứ?

2. Bạn đã từng thay đổi ý kiến về một vấn đề quan trọng vào thời gian nào gần đây?

Câu hỏi khéo léo này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng tự hoàn thiện và thích nghi của ứng viên. Qua đó HR có thể hiểu được sự thay đổi trong quan điểm hoặc tư duy của ứng viên. Ví dụ họ đã trải qua một sự kiện ấn tượng nào hoặc có một người nào đó tác động đến cách nhìn nhận thế giới của ứng viên.

3. Bạn có thể chia sẻ một ví dụ về một thành công hay kết quả tốt mà bạn đã đạt được nhờ vào bài học từ sai lầm không?

Mục đích của câu hỏi này là để đánh giá khả năng phản hồi, sáng tạo và học hỏi từ sai lầm của ứng viên. Nhà tuyển dụng cần chú ý đến cách ứng viên mô tả quá trình giải quyết vấn đề, nhận thức, rút ra bài học từ sai lầm và áp dụng bài học đó vào công việc hiện tại hoặc tương lai.

Thành công hay kết quả tốt
Thành công hay kết quả tốt đã đạt được nhờ vào bài học từ sai lầm

4. Bạn có cách nào để phòng ngừa hay tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ không? 

Mục đích của câu hỏi này là để đánh giá khả năng phòng ngừa và tránh lặp lại sai lầm của ứng viên. Nhà tuyển dụng cần chú ý đến cách ứng viên nêu ra những cách thức, phương pháp hoặc công cụ để kiểm soát, cải thiện chất lượng công việc, giảm thiểu rủi ro và không lặp lại những sai lầm từng mắc phải.

5. Bạn đã làm gì để khắc phục hay sửa chữa sai lầm? Bạn có nhận được sự giúp đỡ hay phản hồi nào từ người khác không?

Câu hỏi của bạn là một câu hỏi khá phổ biến trong các buổi phỏng vấn ứng viên. Mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý sai lầm, tinh thần học hỏi và cải thiện, cũng như sự hợp tác và giao tiếp của ứng viên.

Khắc phục sai lầm
Bạn đã làm gì để khắc phục hay sửa chữa sai lầm?

VI. Bộ các câu hỏi phỏng vấn để ứng viên tự đánh giá bản thân

1. Bạn có thể miêu tả bản thân bạn bằng ba từ không? 

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tự nhận thức, tự tin và sự sáng tạo của ứng viên. Qua cách trả lời cũng cho thấy ứng viên có hiểu rõ bản thân, giá trị cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không. Người phỏng vấn nên lắng nghe, ghi chú kỹ lưỡng để so sánh với những thông tin khác trong hồ sơ và quá trình phỏng vấn của ứng viên.

2. Bạn nghĩ rằng bạn có những điểm mạnh hay điểm yếu gì? Bạn đã làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bạn?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tự phân tích, tự cải thiện và tự định hướng của ứng viên. Bên cạnh đó cách trả lời cũng cho thấy ứng viên có thể nhận diện được những ưu và nhược điểm của bản thân, cũng như cách họ khắc phục những vấn đề. Nhà tuyển dụng nên cân nhắc đặt câu hỏi này một cách cụ thể, không nên quá chung chung, có thể hỏi về những điểm mạnh và yếu liên quan đến công việc hoặc vị trí ứng tuyển.

Điểm mạnh hay điểm yếu
Bạn nghĩ rằng bạn có những điểm mạnh hay điểm yếu gì?

3. Bạn có thể cho tôi biết một điều mà bạn tự hào về bản thân không? 

Mục đích của câu hỏi này là giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự tự tin, sự tích cực và sự đam mê của ứng viên. Đây cũng là cơ hội để ứng viên có thể nêu bật được những thành tựu, kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà họ tự hào và có liên quan đến công việc. Người tuyển dụng cũng nên khéo léo, khách quan khi hỏi, không nên quá khen ngợi hoặc chê bai ứng viên, có thể hỏi về những điều mà ứng viên tự hào trong công việc hoặc cuộc sống.

4. Bạn có thể cho tôi biết một điều mà bạn muốn cải thiện về bản thân không? 

Đây là một câu hỏi khá hay giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự khiêm tốn, sự chân thành và sự tiến bộ của ứng viên. Nếu trả lời tốt, cho thấy ứng viên có thể nhận diện được những điểm yếu, khó khăn hoặc thách thức mà họ đang phải đối mặt.

Cải thiện về bản thân
Điều mà bạn muốn cải thiện về bản thân

Câu hỏi này cần được đặt một cách tôn trọng, không nên quá so sánh hoặc phán xét ứng viên, người phỏng vấn có thể hỏi về những điều mà ứng viên muốn cải thiện trong công việc hoặc cuộc sống.

5. Bạn có thể cho tôi biết một giá trị hay nguyên tắc mà bạn luôn tuân theo trong cuộc sống và công việc không?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự trung thực, sự chuyên nghiệp, sự phù hợp của ứng viên với văn hóa và giá trị của công ty. Câu trả lời sẽ cho thấy ứng viên có thể tự nhận thức được những gì quan trọng, có ý nghĩa và có ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Người phỏng vấn nên đặt câu hỏi một cách cởi mở, không nên quá đánh giá hoặc ép buộc ứng viên.

VII. Bộ các câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống

1. Bạn nhận được 2000 email mới nhưng chỉ có thể trả lời được 300 email, bạn sẽ xử lý ra sao? 

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn có thể được đặt ra để kiểm tra khả năng làm việc, quản lý thời gian và đặt mức độ ưu tiên cho các nhiệm vụ của ứng viên. Qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được phương pháp làm việc của họ khi gặp phải một dự án có vẻ bất khả thi.

Giải quyết tình huống
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về giải quyết tình huống

Điểm quan trọng trong câu trả lời của ứng viên là cách họ giải thích và trình bày quá trình tư duy của mình. Từ đó HR biết được họ có làm việc theo cách khoa học không, có năng động và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, hiệu quả nhất không?

2. Hãy xem tôi là một khách hàng và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty? 

Đây là một “phiên bản cải tiến” hơn của câu hỏi “ Bạn biết gì về công ty? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết ứng viên đã tìm hiểu về doanh nghiệp như thế nào mà còn có thể kiểm tra năng lực của họ, xem họ có thể thu hút và thuyết phục bạn không.

Giải quyết tình huống
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về giải quyết tình huống

Những ứng viên từng làm Sales hay Marketing sẽ rất dễ dàng trả lời câu hỏi này nếu đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp. Nếu công ty đang muốn tuyển dụng cho vị trí liên quan đến khách hàng, câu hỏi này giúp bộ phận nhân sự đánh giá chính xác cách ứng viên xử lý các thách thức khi giao dịch và làm việc với khách hàng.

3. Nếu bạn có 50.000 đô la, bạn sẽ làm gì để khởi nghiệp?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn sẽ kiểm tra độ sáng tạo và linh hoạt trong kinh doanh của ứng viên. Điều này yêu cầu ứng viên phải suy nghĩ toàn diện về cách sử dụng số tiền, các vị trí nhân sự cần tuyển hay những quyết định kinh doanh mang lại cho họ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất.

Giải quyết tình huống
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về giải quyết tình huống

Câu trả lời càng rõ ràng càng tốt và qua đó nhà tuyển dụng cũng được nghe những ý tưởng sáng tạo, thú vị của nhiều ứng viên trong câu hỏi này. Từ đó đánh giá, lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.

4. Bạn có muốn thay đổi điều gì trong quy trình phỏng vấn không?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên không thể chuẩn bị sẵn được. Qua đó, bạn sẽ biết được ứng viên đang cảm nhận như thế nào về buổi nói chuyện, cũng như khiến họ suy phải nghĩ và ứng xử nhanh chóng nhất.

Giải quyết tình huống
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng về giải quyết tình huống

Nếu đang tuyển dụng một vị trí quản lý, đặt câu hỏi như vậy cũng sẽ cho bạn thấy ứng viên suy nghĩ như thế nào về hiệu quả quy trình, phong cách tư duy của họ. Đây cũng là dịp để chính bạn nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng – từ đó cải tiến quy trình phỏng vấn và nâng cao trải nghiệm của ứng viên.

5. Trong 5 phút, hãy giải thích về một khái niệm phức tạp mà bạn hiểu rõ? 

Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra trí thông minh và đánh giá về chuyên môn của ứng viên với một vấn đề nào đó hoặc trong công việc. Họ có thể nói về bất kỳ điều gì đó nhưng thông tin mà người tuyển dụng quan tâm chính là cách phân tích ý tưởng phức tạp cũng như cách họ trình bày điều đó với bạn.

VIII. Bộ các câu hỏi phỏng vấn sở thích cá nhân

1. Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh?

Mục đích của người tuyển dụng khi hỏi câu này là để hiểu rõ hơn về tính cách, năng lượng và sở thích của ứng viên. Thông qua câu hỏi bạn sẽ biết được ứng viên có thể đem lại điều gì cho công ty và liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Đây là một cơ hội để ứng viên thể hiện sức sáng tạo, tính tỉ mỉ, ham học hỏi cũng như những đức tính tốt giúp bạn ghi điểm.

Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh?
Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh?

2. Bạn có sở thích đặc biệt nào không? Tại sao bạn lại thích nó?

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về tính cách, năng lực và niềm đam mê của ứng viên. Họ cũng muốn biết ứng viên có thể phát triển kỹ năng, học hỏi kiến thức và gắn bó với công ty qua những sở thích của mình hay không. Đây là một cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và nổi bật so với các ứng viên khác.

3. Bạn có theo dõi bộ phim, sách hoặc nhạc nào không? Bạn thích thể loại nào và tác phẩm nào nhất?

Đây là một câu hỏi khá đơn giản của nhà tuyển dụng để xem bạn có sở thích và tính cách gì, liệu bạn có hợp với văn hoá công ty hay không, bạn có thể giao tiếp và chia sẻ về những điều mình yêu thích hay không. 

Phim, sách, nhạc
Bạn có theo dõi bộ phim, sách hoặc nhạc nào không?

4. Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hoặc cộng đồng nào không? Bạn học được gì từ những hoạt động đó?

Nhà tuyển dụng mong muốn đánh giá khả năng giao tiếp, teamwork, xử lý tình huống và hiểu biết xã hội của ứng viên. Đồng thời tìm hiểu sở thích, đam mê, năng khiếu và năng lực sáng tạo của ứng viên. Cuối cùng là để xác định mục tiêu tương lai và sự phù hợp với văn hóa công ty của ứng viên.

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụngMuaban.net đã tổng hợp. Đây là những kỹ năng quan trọng để bạn có thể tự tin, chuyên nghiệp trong quá trình tìm kiếm và đánh giá ứng viên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn sẽ trở thành một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và trao cơ hội việc làm cho những nhân tố phù hợp nhất.

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ