Brief là một từ chuyên ngành truyền thông-quảng cáo. Chính vì vậy không phải ai cũng có thể hiểu cụ thể về brief. Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu brief là gì? Cũng như tham khảo cách viết brief và những mẫu brief chuyên nghiệp
Brief là gì?
Brief có thể được coi là “Bản yêu cầu sáng tạo” hay “Bản định hướng sáng tạo”. Hoặc cũng có thể được gọi với cái tên dài hơn là “Bản mô tả thông tin và yêu cầu công việc”.
Vậy thực chất Brief là gì? Brief là những thông tin mà khách hàng cung cấp cho công ty Marketing. Để từ đó giúp họ có thể hiểu được những yêu cầu của khách hàng. Brief có thể được trình bày ở dạng văn bản hoặc lời nói. Nhưng nếu thể hiện bằng powerpoint thì brief sẽ trực quan và đầy đủ thông tin nhất.
Tham khảo thêm: CV Designer có gì đặc biệt? 9 lưu ý khi viết CV không thể bỏ qua
Tầm quan trọng của Brief
Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng là một điều vô cùng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông – Marketing. Bởi vậy, Brief được coi là trợ thủ đắc lực giúp các Agency hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
Nếu không có Brief hoàn chỉnh và đầy đủ các thông tin cần thiết thì có khả năng chiến dịch Marketing sẽ không phù hợp với yêu cầu của khách. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian, tiền bạc của cả khách hàng lẫn công ty
Kết luận: Việc hiểu rõ Brief là gì cũng như tầm quan trọng của Brief sẽ giúp chiến dịch của bạn thành công và đạt được hiệu quả cao.
Phân loại Brief
Có 2 loại Brief chính, đó là: Creative Brief và Communication Brief
Creative Brief
Creative Brief là một bản tóm tắt trong nội bộ của Agency. Và do một Account viết cho Creative Team để có thể cung cấp thông tin cũng như truyền động lực, kích thích khả năng sáng tạo. Từ đó giúp Creative Team thực hiện dự án một cách sáng tạo nhất có thể.
Communication Brief
Communication brief là một bản tóm tắt được sử dụng giữa khách hàng và bộ phận Account trong Agency. Tại bản tóm tắt này phải trả lời đầy đủ các câu hỏi What, Where, Why, Who và How về thương hiệu, nhãn hàng hay sản phẩm của mình. Để từ đó, Agency mới có thể hiểu được thương hiệu của khách hàng. Và sau đó đưa ra chiến lược marketing hợp lý.
Tham khảo thêm: Thư xin việc bằng tiếng Anh là gì? Mẫu thư xin việc chi tiết nhất
Bản brief cơ bản gồm những gì?
Thông tin dự án
Các Account Executive cần nắm rõ được những thông tin về lịch sử hình thành công ty. Cộng với đối tượng mục tiêu khách hàng cần hướng đến. Lưu ý bao gồm cả thông tin về độ tuổi, giới tính, ngành nghề … . Cũng như mong muốn của khách hàng sau khi thực hiện dự án.
Tình trạng hiện tại
Yêu cầu khách hàng cung cấp rõ tình trạng sản phẩm/dịch vụ hiện tại có liên quan đến dự án. Đề có thể giúp agency hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Từ đó sẽ có cơ sở để đưa ra những đề xuất phù hợp cho dự án.
Mục tiêu
Làm rõ mục tiêu cụ thể của khách hàng đối với dự án này là gì? Điều Khách hàng mong muốn đạt được là gì sau khi thực hiện dự án. Xác định đây là những mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn?
Thời gian thực hiện
Mỗi hạng mục đều cần có deadline nên cần đưa ra một mốc thời gian cụ thể. Và đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong Brief. Mọi người cần biết được rằng phải nhanh chóng hoàn thành công việc trước một mốc nào đó. Nếu trì hoãn sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn dự án.
Ngân sách
Khi lập Brief thì ngân sách cũng đóng vai trò khá quan trọng. Cần phải lưu ý rằng sẽ có những điều bất ngờ phát sinh trong quá trình làm việc. Chính vì vậy hãy tạo một nguồn ngân sách dư dả hơn so với dự kiến ban đầu
Đánh giá công việc
Tùy vào từng khách hàng và tính chất của dự án mà sẽ có yêu cầu về đánh giá công việc. (KPIs). Khi nhắc đến KPIs cho các chiến dịch Digital Marketing, thì sẽ có những chỉ số liên quan đến traffic, hay registered users… Nhưng các chỉ số KPIs về tỷ lệ tương tác, CTR, tỉ lệ chuyển đổi… thể hiện được độ hiệu quả của chiến dịch hơn nhiều. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch là bán hàng hay tăng độ nhận diện thương hiệu. Và dựa vào các mục tiêu này mà các chỉ số KPIs phù hợp cần được cân nhắc sử dụng.
Tham khảo thêm: Assignment là gì? Những lưu ý để thực hiện Assignment chất lượng, đạt kết quả cao
Yếu tố nào tạo nên bản brief chuyên nghiệp
Trình bày
Một bản Brief mẫu đúng chuẩn sẽ được trình bày đầy đủ các thành phần sau:
- Project: Dự án phục vụ cho chiến dịch Marketing, truyền thông, sự kiện, website…
- Client: Thể hiện tên công ty chủ đầu tư
- Brand: Thể hiện tên của sản phẩm hoặc dịch vụ
- Project Description: Mô tả ngắn gọn những việc cần làm, nêu rõ dự án làm ở đâu, khu vực nào….?
Nội dung
Nhồi nhét quá nhiều thông tin vào một bản Brief sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Điều này sẽ làm người tiếp nhập bị rối loạn và rất khó để hoàn thành các yêu cầu, mục tiêu. Brief nên ngắn gọn, xúc tích, bao hàm ý chính và mục tiêu rõ ràng. Nội dung thì nên xoay quanh vấn đề cần giải quyết, mục tiêu thực hiện. Cũng như những vấn đề liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ.
Tham khảo việc làm tại muaban.net
Những lưu ý khi lập một bản Brief
-
Nếu như bản Brief càng rõ ràng thì những hạng mục sẽ càng dễ thực hiện. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người tạo brief còn chưa hình dung được thành phẩm họ muốn như thế nào Thì người thực hiện hạng mục đó cần linh hoạt, thảo luận và tìm ra một số mẫu tham khảo để tránh mất thời gian.
-
Nếu không rõ ý nào trong brief hãy hỏi lại thật kỹ. Vì nếu làm theo ý hiểu sai hoặc tự suy luận sẽ dẫn đến sai sót, ảnh hưởng đến dự án.
-
Đối với những mẫu brief và những quy trình đã có sẵn của công ty mà có điểm hạn chế. Thì nếu bạn muốn góp ý, cần sự khéo léo và vào thời điểm phù hợp.
-
Những mẫu brief ưng ý nên lưu lại vì có thể sẽ cần dùng đến
-
Cần ngồi lại và thống nhất cách làm việc với designer và digital, để tránh mất thời gian và ảnh hưởng đến hòa khí.
-
Luôn luôn chủ động và có trách nhiệm trong công việc
Tham khảo thêm: Điểm mạnh điểm yếu là gì? Làm thế nào để trình bày trong cv hợp lý?
Một số mẫu brief tham khảo
Brief design
Creative brief
Client brief
Bài viết trên đã giải thích toàn bộ về khái niệm Brief là gì? Cũng như làm thế nào để có thể viết Brief một cách chuyên nghiệp nhất. Hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích nhất để có thể tạo nên một bản Brief hoàn chỉnh. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết khác trên Muaban.net nữa nhé
Xem thêm: Kỹ năng tư duy là gì? 5 Bí quyết rèn luyện kỹ năng tư duy
Nguyễn Trà My