Hiện nay, vẫn có rất nhiều người chưa nắm rõ kiến thức về bằng C, ví dụ như bằng c lái xe gì, điều kiện lấy bằng là gì, thủ tục và lệ phí thi bao nhiêu… Hãy cùng Muaban.net cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về bằng C qua bài viết sau nhé!
1. Bằng C lái xe gì ?
Bằng lái xe hạng C là một loại giấy phép lái xe cho phép tài xế điều khiển các loại phương tiện giao thông có tải trọng không quá 3.500kg.
1.1. Những loại xe bằng C được phép lái
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái hạng C cho phép điều khiến:
- Xe ô tô tải chuyên dụng có thiết kế trên 3,5 tấn
- Máy kéo loại 1 rơ mooc với tải trọng trên 3,5 tấn
- Các loại xe mà bằng B1, B2 được phép lái: ô tô chở người đến 9 chỗ, minivan, SUV, loton và xe bán tải cỡ lớn.
1.2. Những loại xe bằng C không được lái
Bằng C không được phép lái các loại xe chở người trên 9 chỗ. Ngoài ra, bằng C cũng không cho phép lái các loại xe tải hạng nặng như Container.
Chính vì vậy, các tài xế nếu muốn lái các phương tiện xe tải hạng nặng để vận chuyển hàng hóa nặng hơn hoặc lái các loại xe có sức chứa lớn hơn để có thể phục vụ nhiều hành khách, bắt buộc họ phải nâng cấp bằng lái lên hạng tương ứng.
Xem thêm: Bằng B1 lái xe gì? Có nên học bằng lái xe B1 không?
2. Điều kiện thi bằng lái xe hạng C
Trước khi thi bằng lái xe hạng C, thí sinh cần đảm bảo các yếu tố liên quan bên dưới.
2.1. Về tình trạng sức khỏe
Người thi không được mắc bất kỳ bệnh nào thuộc nhóm 3 được quy định trong Phụ lục số 1 của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Quy định này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và sức khỏe của cả người lái xe và người tham gia giao thông khác.
2.2. Độ tuổi quy định
Theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, để học bằng lái hạng C, người học cần phải đủ 21 tuổi trở lên. Tuổi được tính từ ngày dự thi sát hạch bằng lái xe. Việc tính tuổi sẽ được xác định dựa trên ngày, tháng, năm sinh ghi trên CNMND, CCCD hoặc hộ chiếu của cá nhân đã đăng ký học và dự thi bằng lái xe.
2.3. Trình độ học vấn
Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bạn không cần đáp ứng điều kiện về học vấn khi muốn thi bằng C. Điều này có nghĩa là ngay cả những người không hoàn thành chương trình học phổ thông cũng có thể tham gia học và thi để có thể lái xe hạng C.
Xem thêm: Nên học B1 hay B2? Giải đáp thắc mắc về học bằng lái xe
3. Thủ tục và lệ phí thi bằng lái xe hạng C năm 2024
Để thi bằng lái C, bạn cần đáp ứng các thủ tục bên dưới:
3.1. Thủ tục thi bằng lái xe hạng C
Theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ thi bằng lái xe hạng C bao gồm:
- Đơn đề nghị học và sát hạch
- Bản sao các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
- Giấy khám sức khỏe
- Chứng chỉ đào tạo
- Danh sách đề nghị sát hạch từ cơ sở đào tạo lái xe.
3.2. Lệ phí thi bằng lái xe hạng C
Phí sát hạch lý thuyết | 90.000 đồng/lần |
Phí sát hạch thực hành trong hình | 300.000 đồng/lần |
Phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng | 60.000 đồng/lần |
Phí cấp bằng C | 135.000 đồng/lần |
Tổng | 585.000 đồng |
Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm trên toàn quốc có thể tham khảo thông tin bên dưới:
4. Quy trình thi bằng lái xe C
Sau khi đảm bảo đủ điều kiện thi, quy trình thi bằng lái C sẽ bao gồm 4 bước bên dưới:
Bước 1 – thi lý thuyết: Phần này thường bao gồm các câu hỏi xoay quanh quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, kiến thức về cấu tạo và sửa chữa xe thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe. Thời gian thi lý thuyết cho bằng lái hạng C là 24 phút, với tổng cộng 40 câu hỏi. Trong số đó, có một câu hỏi được coi là câu điểm liệt. Nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi này, thì thí sinh sẽ trượt phần thi lý thuyết ngay lập tức.
Bước 2 – thi trên phần mềm mô phỏng: Trong bài thi này, thí sinh sẽ được đưa vào các tình huống giao thông ảo trên máy tính. Mỗi bài thi sẽ bao gồm 10 tình huống khác nhau, được chọn từ tổng số 120 tình huống có thể xuất hiện trong đề thi mô phỏng.
Bước 3 – thực hành trên đường: Gồm 10 bài thi như dừng xe, đối số, lái xe quanh co, đỗ xe tạm thời… bạn cần đạt 80 trên 100 điểm của phần thi này.
Bước 4 – thực hành lái xe trên đường: Bạn sẽ tiến hành phần thi dưới sự giám sát của người dự sát hạch. Tương tự như trên, bạn cần đạt 80 trên 100 điểm của phần thi này.
Sau khi hoàn thành tất cả các phần thi sát hạch lái xe hạng C một cách thành công, thí sinh sẽ nhận được công nhận và được cấp bằng lái xe hạng C trong vòng không quá 10 ngày làm việc
Xem thêm: Chi phí học lái xe ô tô bằng B1, B2, C mới nhất năm 2023
5. Quy định về thời hạn sử dụng bằng C
Theo Chương I Điều 17 của Thông tư 12/2017, thời hạn của bằng lái xe hạng C theo quy định của luật là 5 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết thời hạn 5 năm, người sở hữu bằng chỉ cần thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép lái xe mà không cần phải thi lại phần lý thuyết hay thực hành. Quá trình cấp lại bằng lái xe sẽ được hoàn thành trong vòng 5 ngày làm việc.
6. Những câu hỏi thường gặp khi thi bằng lái xe C
6.1. Chi phí học giấy phép hạng C là bao nhiêu
Chi phí làm hồ sơ để học lái xe hạng C dao động từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Bộ hồ sơ này bao gồm nhiều khoản chi phí như phí đăng ký học, khám sức khỏe, học lý thuyết, làm giấy tờ, cấp chứng chỉ nghề khi tốt nghiệp, đăng ký thi sát hạch và phí đào tạo.
Học phí học lái xe hạng C thường từ 9.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng, bao gồm cả dịch vụ làm hồ sơ đăng ký và thi sát hạch. Chi phí sát hạch lái xe hạng C theo Thông tư số 188/2016/TT-BTC gồm sát hạch lý thuyết, thực hành trong hình và trên đường giao thông công cộng với mức phí cố định.
Năm 2024, học phí thi bằng lái xe hạng C cao hơn hạng B1 và B2 do thời lượng học và kiến thức chuyên ngành nhiều hơn. Tùy vào nhu cầu, người học có thể chọn khoá đào tạo phù hợp với mức tổng chi phí từ 9.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Xem thêm: Các hạng bằng lái xe oto và các loại xe tương ứng
6.2. Lái xe bằng C bao lâu thì được phép nâng bằng?
Để nâng cấp bằng lái xe từ hạng C lên hạng E, người đăng ký cần phải đủ 27 tuổi trở lên. Tuổi được tính đến ngày tham gia kỳ thi nâng hạng lái xe. Ngoài ra, người đó cũng phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lái xe và đã lái được ít nhất 100.000 km.
6.3. Bằng lái xe C được phép chạy xe mấy chỗ?
Bằng lái hạng C cho phép điều khiển các loại ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.
6.4. Số tấn tối đa bằng C được chở là bao nhiêu?
Nếu có bằng C, tài xế được lái xe ô tô tải hàng hóa với tải trọng trên 3.5 tấn.
6.5. Số người tối đa bằng C được phép chở?
Tương đương với số chỗ tối đa thì tài xế bằng C được chở tối đa 8 người (do chưa tính tài xế).
Xem thêm: Bằng FC lái xe gì? Điều kiện và thời hạn bằng FC
6.6. Quy định để nâng hạng B2 lên bằng hạng C như thế nào?
Để nâng cấp bằng từ B2 lên C, tài xế cần đáp ứng yêu cầu:
- Có thời gian lái xe hành nghề từ 03 năm trở lên.
- Có ít nhất 50.000 km lái xe an toàn hoặc hơn.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về vấn đề bằng C lái xe gì và các thông tin liên quan đến loại bằng này như điều kiện thi, giấy tờ liên quan… Hãy theo dõi Muaban.net để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!