Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc là một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng và được biết đến với sự linh thiêng khó diễn tả. Người người, nhà nhà đến miếu để cầu xin mọi thứ và được ơn. Do đó, bạn cần nên biết văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ chuẩn thì mới có thể mong nhận được phước lành.
Đền bà chúa xứ nằm ở đâu trên đất nước Việt Nam?
Trước khi bật mí văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ thì Mua Bán muốn giới thiệu đôi nét về địa điểm cực kỳ linh thiêng này. Đây là một ngôi chùa/miếu/đền được rất nhiều người ghé thăm để tỏ lòng tôn sùng và cầu xin bình yên và tài lộc. Chùa Bà Xứ từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nứt tiếng nhất miền Tây. Vậy chùa này hiện đang ở đâu?
Bà chúa xứ Châu Đốc
Những bài văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ chỉ linh ứng khi bạn đọc và cầu nguyện đúng nơi. Như Mua Bán đã chia sẻ thì địa điểm này thuộc miền Tây và chính xác là Châu Đốc, An Giang. Thành phố Châu Đốc cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km và cách Thành phố Long Xuyên 55km.
Với sự linh thiêng đến khó tin, đền Bà Chúa Xứ dần trở nên nổi tiếng. Người ta có rất nhiều tên gọi cho địa danh này như chùa Bà Châu Đốc, miếu Bà Chúa Xứ; chùa Châu Đốc An Giang, chùa Bà Châu Đốc – An Giang, bà chúa xứ Châu Đốc,… Các cái tên này cũng thể hiện rõ địa điểm tọa lạc của đến Bà Chúa Xứ.
Bà chúa xứ Núi Sam
Khi dùng bài văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ thì bạn nên sử dụng chính xác tên của địa danh và người dân địa phương gọi địa điểm này với cái tên là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.
Chính xác thì chùa Bà Chúa Xứ nằm ngay dưới chân núi Sam, trước kia thuộc xã Vĩnh Tế. Còn ngày nay thì chùa Bà Chúa Xứ thuộc địa bàn Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Khi muốn tìm đến với chùa Bà Chúa Xứ thì bạn có thể dò hỏi đường đến chân núi Sam sẽ thuận tiện và dễ tìm đúng địa chỉ hơn.
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng việc làm Tết có trên website Muaban.net |
Sự tích bà chúa xứ?
Vì sao phải đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ chuẩn xác? Đó là bởi vì Bà cực kỳ linh thiêng và từng có rất nhiều giai thoại thần bí về sự xuất hiện của Bà. Hiện nay, có tổng cộng bốn sự tích về sự giáng thế của Bà Chúa Xứ.
Sự tích Bà Chúa Xứ thứ nhất
Ngày xưa, trên ngọn núi Sam có một bệ tượng hình vuông làm từ sa thạch. Vào thế kỷ XIX, quân Xiêm thường hay đến ngọn núi này để quấy nhiễu. Trong một lần nọ, họ có ý định cậy tượng Bà để đen xuống núi. Thế nhưng thật kỳ lạ rằng bức tượng trở nên nặng vô cùng, dù bao người cũng không khiêng đi được.
Bất lực và trở nên nóng giận, một người lính Xiêm đã dùng khúc gỗ đánh vào bức tượng khiến một phần cánh tay tượng bị sứt. Chỉ ngay sau đó, người lính Xiêm ấy đã bỏ mạng không rõ nguyên do. Và cũng có nhiều dân làng thử dời tượng nhưng cũng đành bất lực.
Bỗng dưng một người phụ nữ tự xưng là Bà Chúa Xứ phán rằng nếu muốn thỉnh Bà thì phải có 40 cô gái đồng trình, tắm rửa sạch sẽ thì mới khiêng được tượng. Dân làng tin tưởng và làm theo thì quả thật hiệu nghiệm. Biết đến sự linh thiêng của Bà nên người dân lập miếu thờ tại chân núi Sam. Vì vậy, văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ phải đọc cho chuẩn thì mới có sự linh nghiệm.
Xem thêm: Văn khấn hoá vàng mùng 4 Tết năm Giáp Thìn cả năm may mắn
Sự tích Bà Chúa Xứ Núi Sam thứ hai
Sự tích về Bà Chúa thứ hai đã được lưu truyền từ 200 năm trước. Một cô gái trẻ tại làng Vĩnh Tế bỗng dưng lên đồng và tự xưng là Bà Chúa Xứ trở lại núi Sam để cứu thế. Bà còn chỉ thị dân làng lên núi Sam để thỉnh tượng Bà về thờ phụng.
Câu chuyện cũng khá tương tự sự tích thứ nhất, 40 người thanh niên khỏe mạnh không tài nào khiêng được tượng và chỉ có 9 cô gái đồng trinh mới có thể rước tượng xuống núi. Khi đến chân núi Sam và dây khiêng tượng tự đứt, người dân tự hiểu ý lập miếu thờ Bà ngay tại chân núi Sam ngày nay. Và văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ được tạo ra từ rất lâu vào thời điểm ấy.
Sự tích Bà Chúa Xứ thứ ba
Có một giai thoại khác kể vào thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Độc, ông đeo ấn bảo hộ Cao Miên; còn vợ ông là bà Châu Thị Tế thường xuyên cầu nguyện cho chồng bình an trở về. Để cảm kích tấm lòng của vợ nên ông đã cho quân đến tây Trấn Thành để thỉnh cốt Phật về lập chùa thờ và đặt tên là chùa Tây An.
Tuy nhiên, vì sợ lời ác ý cho rằng rước Phật của giặc về thờ nên ông đã đưa tượng ra ngoài và lập đền thờ mới để tránh phiền phức. Đó cũng chính là Chùa Bà Xứ tại chân núi Sam, Châu Đốc ngày nay. Vì thế, khi đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ phải đúng chuẩn theo lời của người xưa.
Sự tích Bà Chúa Xứ Núi Sam thứ tư
Sự tích thứ tư là về một thiếu phụ Cao Miên đang trên hành trình tìm chồng. Khi đến chân núi Sam thì quá mệt nên đành ngồi nghỉ. Sau đó, bà đã hóa thành một pho tượng đá tại chân núi. Còn linh hồn của Bà thì nhập vào cốt đồng và tiết lộ thiên cơ về cả quá khứ lẫn tương lai giúp người hiện trừng trị kẻ xấu.
Thấy được sự linh thiêng của Bà, người dân đã lập miếu thờ ngay tại nơi bà hóa tượng. Và bức tượng tại miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc ngay nay chính là bức tượng của người phụ nữ hóa đá trong sự tích này. Do đó, nếu Văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ không chuẩn thì sẽ khó cầu xin đến tai Bà.
>>> Tham khảo thêm: Pleiku Có Gì Chơi? Kinh Nghiệm Du Lịch Pleiku Nhất Định Bạn Phải Biết!
Cách chuẩn bị lễ vật cúng khấn Bà Chúa Xứ đầy đủ và tươm tất
Trước khi đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ, mọi người phải biết cách chuẩn bị lễ vật cúng. Lễ vật thì có thể tùy vào khả năng tài chính của từng người nhưng chuẩn bị càng tươm tất, đầy đủ thì càng tốt. Khi muốn cúng khấn Bà Chúa Xứ thì tốt nhất mọi người nên chuẩn bị các lễ vật gồm:
- Mâm trái cây ngũ quả.
- Hương + hoa tươi.
- Đèn cầy.
- Hũ gạo + hũ muối.
- Trà + rượu trắng.
- Bánh kẹo + trầu cau tươi.
- Xôi chè + bánh bao.
- 1 con Heo quay nguyên con.
Trong số những lễ vật trên, mọi người nhất định nên có một heo quay nguyên con khi cúng khấn Bà Chúa Xứ. Theo quan niệm thờ cúng của nhiều nơi, đặc biệt tại Châu Đốc thì khi cúng heo quay nên được cắm một con dao nhỏ ở phần đốt sống lưng. Việc này sẽ giúp thờ cúng, khấn Bà đúng phong tục địa phương hơn.
Bài văn khấn bà chúa xứ chi tiết và đúng chuẩn
Khi đã hiểu hết mọi thứ, ngoài việc biết cách chuẩn bị lễ vật thì bạn phải biết cả cách đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ chuẩn và đúng cách nhất. Mua Bán đã tìm hiểu rất kỹ và tổng hợp được một vài bài văn khấn chuẩn được sử dụng phổ biến nhất. Mọi người có thể thử tham khảo các bài văn khấn Bà Chúa Xứ chi tiết dưới đây:
“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là:
Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: (Nói ra những điều bạn muốn khấn xin từ Bà Chúa Xứ). Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”
>>> Tham khảo: Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Tại Đền, Nhà Chuẩn Nhất
Xin lộc bà chúa xứ
Sau khi đã đọc bài văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ xong thì mọi người đừng quên xin lộc. Trong chùa có quầy xin lộc miễn phí, bạn có thể đến đó để xin lộc từ Bà Chúa Xứ. Trong túi lộc sẽ có những phần quà ngẫu nhiên, đôi khi đó là tiền hoặc cũng có thể là một mảnh từ chiếc áo của Bà Chúa Xứ được cắt ra.
Lộc ở chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc, An Giang cực kỳ linh thiêng. Khi xin lộc Bà Chúa Xứ, bạn đừng mong đó là tiền. Thay vào đó, khi nhận được một mảnh áo Bà thì sẽ may mắn hơn rất nhiều. Bởi đó chính là lộc phúc Bà ban cho sẽ giúp bạn làm ăn thuận lợi và mọi mặt đều được như ý.
Có lộc của Bà cho, chắc chắn bạn sẽ kiếm được rất rất nhiều tiền và gặp nhiều may mắn. Điều đó đương nhiên sẽ hợp lý hơn so với nhận tiền từ túi lộc. Nhưng không có nghĩa rằng nhận được tiền trong túi lộc là thiếu may mắn đâu nhé. Vì dù là phần quà gì đi nữa thì bạn vẫn được hưởng ơn phúc từ Bà Chúa Xứ.
>>> Tham khảo thêm: Bình Thạnh có gì chơi? 22 địa điểm vui chơi nổi bật nhất ở Bình Thạnh
Cách sử dụng lộc Bà Chúa Xứ
Nếu đã đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ và xin lộc thì bạn cũng phải biết cách dùng lộc sao cho chuẩn. Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lộc Bà Chúa Xứ chuẩn nhất.
- Sau khi rước lộc về, bạn phải thỉnh lộc Bà lên một chiếc đĩa. Sau đó dùng 4 lý nước suối đặt kế bên và cầm từng ly lên để khấn thỉnh bà về cư gia. Cứ mỗi ly nước khấn thì bạn phải đổ đều xuống 4 góc nhà.
- Khi đã khấn cung nghinh Bà xong thì phải trân trọng đặt đĩa đựng túi lộc lên bàn thờ Mẹ Quan Âm. Tuyệt đối không được để chung với bàn thờ ông Địa vì bà phải luôn ở vị thế cao.
- Cứ sau mỗi 9 ngày thì phải thay nước mới, 3 ngày thì thay trầu cau tươi một lần.
- Sau khi cúng kiến đủ bài thì bạn có thể bỏ lộc vào ví hoặc vẫn để trên bàn thờ nhưng nhớ phải thường xuyên khấn Bà để xin ơn phước. Nếu bạn tiếp tục để lộc trên bàn thờ thì nhớ đặt lên đó thêm 5 loại ngũ cốc.
- Vào cuối năm, vào ngày 23 âm lịch thì nhớ hóa (thiêu) bao lộc cũ và đi thỉnh bao lộc mới.
Lễ hội tắm cho Bà Chúa Xứ
Ngoài việc đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ mỗi khi lên xin vía bà, mọi người cũng nên tham gia lễ hội tắm cho Bà Chúa Xứ để bày tỏ lòng thành. Nói là lễ hội tắm tượng Bà Chúa Xứ nhưng thật chất rằng bạn sẽ chi lau bụi bặm bám trên cốt tượng.
Khi lau, mọi người sẽ phải sử dụng nước thơm nấu hoặc pha trộn cùng nước hoa của các tín thí dâng hiến. Song song, tượng của Bà cũng được thay xiêm y, hài và mão mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tham gia sự kiện đặc biệt này vì chỉ có người trong Ban quản trị được lựa chọn mới có quyền tham gia.
Sau khi việc lau chùi tượng Bà hoàn thành thì bạn sẽ được tự do chiêm bái Bà. Quá trình mộc dục Bà sẽ được thực hiện sau màn che kín đáo nhưng vẫn luôn thu hút hàng nghìn người tham gia và chen chút để được đến lượt. Bởi vì người ta tin rằng khi mộc dục được cho Bà sẽ được ban ơn phước.
>> Có thể bạn quan tâm: Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ
Những lưu ý khi đến chùa bà Châu Đốc
Ngoài việc nắm rõ văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ chuẩn, bạn cũng sẽ phải lưu ý một số điều khác. Bởi dù sao Miếu Bà Chúa Châu Độc cũng là nơi vô cùng linh thiên nên Mua Bán sẽ đưa ra cho bạn những điều cần hết sức lưu ý:
- Chùa, đền, miếu hay bất kỳ danh xưng nào cho nơi thờ phụng Bà Chúa Xứ đều thể hiện đó là một nơi cực kỳ linh thiên. Do đó, bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, kín đáo để tránh làm mất đi sự trang nghiêm.
- Phóng sinh được cho là một việc làm hướng thiện. Thế nhưng đây lại là hành động không được khuyến khích vì nhu cầu mua chim càng cao thì số lượng chim bị nuôi nhốt cũng tăng lên.
- Chùa chiền, đền, miếu là nơi tụ tập đông người và đủ mọi thành phần. Do đó, bạn nên cẩn thận với tệ nạn cướp giật và móc túi.
- Lộc chỉ được phát ở các quầy của Ban quản trị tại Miếu và bạn nên xin lộc từ đó. Tuyệt đối không nhận của người lạ để tránh việc kì kèo hoặc đòi tiền mua lộc.
- Khi đi đến miếu Bà Chúa Xứ, bạn nên chuẩn bị một tâm hồn trong sạch, thanh tịnh và thành tâm. Đừng nên quan tâm đến các thú vui trần tục như chụp ảnh, “sống ảo”.
- Tại chùa Bà Chúa Xứ có rất nhiều món đồ vật cổ, linh thiên,… bạn không nên tự tiện đụng chạm hay lấy bất kỳ món đồ nào của chùa.
- Đặc biệt, khi đến địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này, bạn nên biết tự giữ ý thức về việc giữ gìn vệ sinh chung.
- Tốt nhất, bạn nên xin phép ban quản lý miếu nếu muốn quay phim hoặc chụp hình.
Tổng kết
Văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ đã được Mua bán bật mí ngay bên trên. Chỉ cần bạn đọc đúng như những gì chúng mình đã hướng dẫn thì chắc chắn sẽ truyền đến tai Bà Chúa Xứ. Đồng thời, bạn nên tuân thủ những quy định của nhà chùa để ra nhằm giữ gìn sự trang nghiêm cho miếu bà.
>>> Xem thêm:
- Lau bàn thờ bằng nước gì để mang lại phú quý, tài lộc?
- [Tổng hợp] Cách trang trí bàn học ấn tượng, tiết kiệm
- Văn khấn cúng đất tháng 2 chuẩn và chính xác nhất