Vào những dịp cuối năm khoảng từ 23 đến 30 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường tiến hành bao sái, tỉa bớt chân nhang (hương), rút chân nhang bàn thờ ông bà tổ lễ cũng như bàn thờ Thần Tài. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, thời gian bao sái có thể diễn ra trong các ngày lẻ của tháng Chạp (trừ ngày 17 và 29). Cùng Muaban.net tìm hiểu văn khấn bao sái bàn thờ, thần Tài 2023 chuẩn nhất nhé!
I. Bao sái là gì?
Bao sái là cách gọi khác của việc thực hiện dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ, bát hương, tỉa chân nhang và thêm tro. Đây là một nghi lễ quan trọng cần làm trước khi khép lại một năm cũ, chào đón một năm mới đến.
II. Tại sao phải sử dụng bài văn khấn bao sái bàn thờ?
Bàn thờ thổ địa, thần Tài hay bàn thờ thờ cúng tổ tiên là một trong những không gian tâm linh cần thiết. Đặc biệt, không gian ngày càng trở nên quan trọng với nhiều người buôn bán, kinh doanh.
Thông thường, bàn thờ thần Tài sẽ được thắp hương mỗi ngày nên lượng chân hương sẽ nhanh đầy so với kích thước của nó. Do đó, việc bao sái ban thờ, cắt cũng như tỉa bớt chân nhang là điều nên thực hiện như việc tổng kết mở năm và mở ra một chương mới.
Bao sái ban thờ Thần Tài không chỉ mang lại sự tiện lợi trong việc thờ cúng, mà còn khiến không gian tâm linh này trở nên khang trang, sạch sẽ và phản ánh trực tiếp tấm lòng thành tâm của gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, nhất là Thần Tài – vị Thần chi phối trực tiếp cho tài lộc của gia chủ.
>>> Xem thêm: Văn khấn sửa nhà và những điều gia chủ cần lưu ý khi sửa nhà
III. Khi nào nên thực hiện bao sái?
Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay thì sẽ có 3 thời điểm vàng để gia chủ lựa chọn thực hiện bao sái là:
- Ngày ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp)
- Ngày vía Thần tài (ngày 10 tháng Giêng)
- Ngày rằm tháng 7 âm lịch (ngày 15 tháng 7 âm lịch)
Vì vậy có thể chọn 1 trong 3 ngày trên để cắt tỉa chân nhang cho bát hương Thần Tài để mang lại sự may mắn cho năm mới cũng như sự tôn kính với Thần Tài và gia tiên.
IV. Sắm lễ chuẩn bị nghi thức bao sái bàn thờ
Để có thể thực hiện lễ bao sái và rút chân nhang bàn thờ thần Tài được đúng nhất thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn bị các đồ lễ sau:
- Một đĩa hoa quả (ngũ quả) tùy theo tâm ý của gia chủ.
- Một đĩa tiền vàng.
- 5 chén rượu và 5 chén nước.
- Một đĩa cau trầu.
- 10 bông cúc vàng chia làm hai lọ đặt hai bên ban thờ.
Ngoài ra chúng ta nên chuẩn bị một số thứ khác khi tiến hành bao sái bàn thờ: Chuẩn bị rượu giã với tỏi. Khăn khô dùng riêng để lau chùi bàn thờ.
V. Các bài văn khấn trước, trong và sau bao sái bàn thờ
1. Văn khấn trước khi rút chân hương
Cư ngụ tại địa chỉ:…
Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị… (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
>>> Xem thêm: Văn khấn cô Chín Giếng- Cách khấn xin lộc cô đầy đủ nhất bạn nên biết
2. Văn khấn bao sái bàn thờ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:…
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ… (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp… hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
3. Văn khấn sau khi bao sái ban thờ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy 9 phương Trời
Con lạy 10 phương Đất
Con kính lạy chư Phật 10 phương
Con kính lạy 10 phương chư Phật
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.
Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.
Tín chủ con là:…
Cư trú tại:…
Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ.
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có.
Lễ trần con dâng.
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
>> Xem thêm: Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ
VI. Những điều cần lưu ý khi tiến hành bao sái bàn thờ
1. Người thực hiện bao sái
- Người thực hiện bao sai bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.
- Chọn ngày, giờ tốt để thực hiện bao sau bát hương: Ngày 24 tháng chạp (giờ Thìn, giờ Tỵ, giờ Mùi), ngày 28 tháng chạp (giờ Mão, giờ Tỵ, giờ Thân), ngày 29 tháng chạp (giờ Thìn, giờ Tỵ).
- Tiến hành thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
- Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước thần linh.
- Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.
2. Nên giữ lại bao nhiêu chân hương trong bát hương?
- Gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn vài chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 3,5, 7, 9).
- Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
- Trong lúc rút, tỉa chân hương không được làm xê dịch, di chuyển bát hương. Sau khi thực hiện xong, cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh.
VII.Tổng kết
Trên đây là các bài văn khấn bao sái bàn thờ, xin tỉa chân nhang, dọn bàn thờ mà Muaban.net tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu tham khảo mua bán nhà đất chính chủ, mặt tiền, chung cư, căn hộ,… hãy truy cập trực tiếp tại đây:
>>> Xem thêm: Đi chùa khấn như thế nào? Văn khấn cầu bình an, tài lộc và giải hạn