Sunday, January 19, 2025
spot_img
HomePhong thủyMẫu văn khấn 5/5 - Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chuẩn...

Mẫu văn khấn 5/5 – Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chuẩn nhất

Tết Đoan Ngọ, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Bên cạnh những phong tục độc đáo, bài văn khấn trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bài viết này, Mua bán sẽ giới thiệu các mẫu văn khấn 5/5 đầy đủ, giúp bạn thực hiện nghi lễ cúng bái chuẩn xác nhất.

Mẫu văn khấn 5/5 - Tết Đoan Ngọ
Mẫu văn khấn 5/5 – Tết Đoan Ngọ

I. Giới thiệu về Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, còn được biết đến với các tên gọi khác như Tết Đoan Dương hay Tết Giết sâu bọ, là một trong những lễ Tết quan trọng của Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, sâu bọ, giun, sán trong cơ thể người sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, người ta tổ chức các nghi lễ để tiêu diệt chúng, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Ngoài ý nghĩa trừ trùng phòng bệnh, người dân còn tin rằng việc dâng trái cây và phẩm vật cúng tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ cũng nhằm cầu mong một mùa màng bội thu. Trong năm 2024, Tết Đoan Ngọ sẽ diễn ra vào thứ Hai, ngày 10 tháng 6 và trong 2025, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào Thứ 7, ngày 31 tháng 5.

Không chỉ phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được tổ chức tại Triều Tiên và Hàn Quốc, minh chứng cho sự lan tỏa của phong tục lễ Tết theo văn hóa Á Đông. Ngày lễ này gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm, thể hiện nét văn hóa phong phú và độc đáo của người dân.

II. Mẫu văn khấn Tết Đoan Ngọ đầy đủ, chính xác nhất

1. Mẫu văn khấn 5/5 Tết Đoan Ngọ trong nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con xin nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại. Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại), vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ tốt lành. Chúng con thành kính sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đèn để cung thỉnh và mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành của chúng con.

Mẫu văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà
Mẫu văn khấn 5/5 Tết Đoan Ngọ trong nhà

Kính lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ, con xin kính mời gia tiên nội ngoại phù hộ cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế và Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được yên lành nơi thiên giới. Chúng con thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu đức, để sự nghiệp hanh thông, mọi sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh gia tiên nội ngoại và cầu xin gia tiên chứng giám cho lễ vật của chúng con.

Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Xem thêm: Văn khấn cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng đón tài lộc

2. Mẫu văn khấn 5/5 Tết Đoan Ngọ ngoài trời

Người cúng sẽ chuẩn bị nghi thức với việc thắp 9 ngọn nến và 9 nén nhang, sau đó quỳ xuống và khấn:

“Chúng con xin dâng hương và khấn nguyện: Đốt nến và thắp nhang, ánh sáng lan tỏa, tâm thanh tịnh, mọi phiền muộn tan biến. Xin Thái Thượng Đại Đan chiếu rọi từ bi, các vị thần tiên chứng giám. Khấn rằng: Hương trầm tỏa ngát, khí lành tràn đầy, tâm thần hòa hợp, xin yết kiến thần tiên, thần lực linh ứng, phép màu hiện ra, tâm tịnh thần an, thành kính dâng lễ.

Chúng con xin kính lạy Thượng Đế, Hỗn Côn Sư Tổ, Hồng Quân Lão Tổ, Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Hàng Ma Đại Đế Thánh Quân, Trừ Ma Đại Đế Thánh Quân, Giáo Hóa Đại Đế Thánh Quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Mẫu văn khấu Tết Đoan Ngọ ngoài trời
Mẫu văn khấu Tết Đoan Ngọ ngoài trời

Kính lạy các vị Thần Tướng, thiên binh thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu, Tứ Hải Long Vương, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng, Quốc chủ Đại Vương Bạch Mã Linh Lang, cùng các vị Thánh Quốc. Kính lạy các vị Sơn Thần, Long Thần, Thổ Địa, Thổ Công Táo Quân, Thổ Kỳ, cùng chư vị thần tiên tam giới.

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con xin dâng lễ vật và cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị thần tiên chứng giám và phù hộ, cho toàn cõi trần gian được bình an, mùa màng bội thu, chúng sinh hưởng phúc lành, người dân lương thiện được tăng thọ, phát tài, phát lộc, mọi điều suôn sẻ.

Chúng con xin cầu xin cho linh hồn gia tiên được hưởng phúc lành của Thượng Đế, lên thiên giới hưởng phúc lộc. Chúng con xin các vị thần tiên diệt trừ tà ma, bảo vệ mùa màng, trừng phạt kẻ ác, giúp chúng con cầu tài, cầu phúc, cầu lộc, mọi điều tốt đẹp.

Chúng con thành tâm nguyện cầu cho toàn dân Việt Nam và chúng sinh trong tam giới được hưởng ân huệ, vạn vật đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ. Chúng con xin đa tạ. Chúng con xin đa tạ.”

Sau khi đọc xong văn khấn 5/5, lại quỳ lễ 9 lần.

3. Mẫu văn khấn 5/5 ông bà gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các vị Thần linh cai quản tại nơi này.
Cúi xin kính lạy các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Mẫu văn khấn ông bà gia tiên
Mẫu văn khấn 5/5 ông bà gia tiên

Hôm nay ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con tên là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Chúng con thành tâm chuẩn bị hương hoa, trà quả, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này,
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại,
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ,
Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông, người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!

Xem thêm: Lễ tạ đất cuối năm 2024 – Cách sắm lễ và văn khấn cúng tạ đầy đủ

4. Mẫu văn khấn 5/5 Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Người cúng sẽ đốt 9 ngọn nến và thắp 9 nén nhang, sau đó quỳ lạy 9 lần và đọc văn khấn 5/5:

Con xin nhất tâm kính lạy: Thượng Đế, Hỗn Côn Sư Tổ, Hồng Quân Lão Tổ, Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân.

Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ: Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ, và chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy chư vị Thần Tướng: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng, Trung đàm thần tướng thiên thiên binh, Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu, Tứ Hải Long Vương, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng, Quốc chủ Đại Vương Bạch Mã Linh Lang, chư vị Thánh Quốc.

Kính lạy chư vị Sơn Thần, Long Thần, Thổ Địa, Thổ Công Táo Quân, Thổ Kỳ và chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Mẫu văn khấn Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên
Mẫu văn khấn 5/5 Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Hôm nay, ngày Tết Đoan Ngọ, giữa thiên địa minh chứng, chúng con thành tâm dâng lễ vật, tiền vàng, nhang đăng kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị thần linh. Kính xin chư ngài thỉnh tấu Thượng Đế khai ân, minh xét để toàn cõi trần gian thoát khỏi mọi kiếp nạn, tà ma không thể làm hại, mùa màng bội thu, chúng sinh được an vui, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, không sát sinh, được tăng thọ, phúc lộc, tài lộc và quan lộc, vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư vị thần linh ban cho linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đại phúc đại lộc. Kính xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài xét soi, để chư vị Thần Tiên diệt trừ ác quỷ, trừng phạt kẻ ác nhân thất đức, tà ma làm hại mùa màng.

Con xin nhất tâm thành kính nguyện rằng: cầu tài, cầu phúc, cầu đức, cầu lộc, nhờ chư thiên phù hộ, cung đức giáng hạ, hương thơm thấu cửu trùng thiên. Cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia đình khang ninh, nhân dân thịnh vượng, hiển vinh thụ huệ, an lành vạn thuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều tôn kính Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ (3 lần).

Sau khi đọc xong văn khấn 5/5, người cúng quỳ lạy 9 lần.

III. Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là dịp để các gia đình Việt thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng, thể hiện nét văn hóa đa dạng và phong phú của dân tộc. Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo từng miền Bắc, Trung, Nam.

1. Mâm cúng theo phong tục miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ được chuẩn bị như sau:

  • Rượu nếp là một phần không thể thiếu trong ngày lễ này. Từ xưa, người ta tin rằng rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, ngăn chặn chúng gây hại. Đặc biệt, tại miền Bắc, cơm rượu nếp cái hoa vàng nổi tiếng bởi chất lượng đặc biệt ngon, đây là món không thể thiếu trong mâm cúng. Ngoài ra, một số nơi ở miền Bắc còn dùng cơm rượu nếp cẩm.
  • Bánh tro là loại bánh làm từ gạo nếp đã ngâm trong nước tro và gói bằng lá chuối. Bánh tro có vị ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn kèm với đường hoặc mật. Theo truyền thống, việc luộc gạo nếp trong lá chuối giúp bánh hấp thụ đặc tính từ cây cỏ, mang lại hiệu quả giải nhiệt và tiêu bệnh trong cơ thể.
Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

2. Mâm cúng theo phong tục miền Trung

Khi chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục miền Trung, ngoài những loại đồ cúng phổ biến, người dân nơi đây còn bày biện thêm một số món đặc trưng sau:

  • Ở miền Trung, cơm rượu được làm theo phương pháp truyền thống, có hình dạng miếng vuông nhỏ, chín mềm từ bên trong ra bên ngoài.
  • Người miền Trung ưa chuộng thịt vịt vì tin rằng nó có tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể, bổ máu và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, thời điểm này trong năm thịt vịt cũng ngon và béo nhất.
  • Chè kê không phổ biến ở tất cả các tỉnh miền Trung nhưng lại rất được ưa chuộng trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Quảng Nam. Món chè này được nấu từ hạt kê, đến khi mềm và dẻo thơm, mang vị ngọt thanh khi thưởng thức.

3. Mâm cúng theo phong tục miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam ngoài các món quen thuộc còn có thêm một số đặc sản khác:

  • Ở miền Nam, cơm rượu được vo thành viên tròn và ngâm thêm nước đường, tạo cảm giác ăn giống như xôi chè của miền Bắc.
  • Món bánh này tương tự bánh tro nhưng lớn hơn, được làm từ gạo nếp và có nhân bên trong. Bánh ú Bá Trạng có thể được gói bằng lá sen hoặc lá chuối, mỗi loại lá sẽ tạo ra hương vị đặc trưng riêng biệt cho bánh.
  • Chè trôi nước miền Nam là những viên tròn to được làm từ bột nếp trắng và nhân đậu xanh thơm bùi. Món chè này được ăn kèm với nước đường và nước cốt dừa, mang ý nghĩa trừ sâu bọ.
  • Người miền Nam thường chọn những chùm vải thiều đẹp mắt, nhiều lá để bày biện trên mâm cúng, làm tăng thêm vẻ đẹp và trang trọng cho lễ cúng.
Mâm cúng theo phong tục miền Nam
Mâm cúng theo phong tục miền Nam

IV. Những điều lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Lễ cúng Đoan Ngọ nên tổ chức vào giờ chính ngọ, tức là vào lúc 12 giờ trưa của ngày 5/5 âm lịch. Đây được coi là thời điểm linh thiêng nhất để tiếp nhận sự bảo vệ và phù hộ từ các thần linh.

Trong ngày này, tránh để giày dép lộn xộn hoặc để nhà cửa lộn xộn, vì điều này có thể mời gọi tà khí vào nhà. Cũng không nên mua các vật phẩm có hình thù kì quái, tránh đến những nơi u ám như nhà hoang, miếu đình hoang, và không nên đánh rơi tiền bạc hay ví, vì đây được cho là mất tài lộc, tài vận sẽ đi xuống.

Theo quan niệm phong thủy, khi ở khách sạn hay nhà nghỉ, không nên chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang, vì vị trí này có thể thu hút năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe và sự bình an của người ở.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về mẫu văn khấn 5/5 trong ngày Tết Đoan Ngọ, từ các nghi lễ cúng bái đến chuẩn bị mâm cúng theo từng miền đất nước. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua những nghi thức linh thiêng này. Đừng quên ghé thăm Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về văn hóa truyền thống Việt Nam nhé!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Vương
Xin chào, mình là Nguyễn Thị Vương - Freelancer Content có kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực Bất động sản, Phong thủy, Việc làm, Ô tô, Xe máy, ... Hy vọng những bài viết của mình có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ