Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tỷ giá hối đoái đóng vai trò như một cầu nối quan trọng giữa các quốc gia. Vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu chi tiết nhé!
I. Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác. Ví dụ, nếu tỷ giá hối đoái 23.500 USD/VND có nghĩa là 1 USD có thể đổi được 23.500 VND.
Tỷ giá hối đoái thường dùng để tính toán giá trị của các giao dịch thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Ví dụ một công ty Nhật Bản muốn mua hàng tại Việt Nam, thì họ phải đổi từ tiền Yen sang VND để thanh toán, vì vậy cần có tỷ giá hối đoái để có thể đổi đơn vị tiền tệ giữa các nước.
II. Cách thể hiện tỷ giá hối đoái
Có hai cách chính để thể hiện tỷ giá hối đoái, bao gồm yết giá ngoại tệ trực tiếp và yết giá ngoại tệ gián tiếp. Mỗi phương pháp có cách tính khác nhau và phù hợp với từng bối cảnh giao dịch cụ thể.
1. Yết giá ngoại tệ trực tiếp
Yết giá ngoại tệ trực tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh giá trị của một đồng tiền quốc gia với một đồng tiền nước ngoài. Điều này có nghĩa là, trong yết giá trực tiếp, đồng ngoại tệ (đồng tiền nước ngoài) được dùng làm cơ sở, còn nội tệ (đồng tiền quốc gia) được dùng để định giá. Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế và hoạt động đầu tư ngoại hối.
Để tính toán tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền, họ thường sử dụng đồng tiền thứ ba làm trung gian, thường là đô la Mỹ (USD) – đây là đồng tiền giao dịch toàn cầu và được dùng làm chuẩn so sánh. Cụ thể:
- Xác định giá trị của đồng tiền A trong USD: Ví dụ, 1 đơn vị đồng tiền A có giá trị bao nhiêu đô la Mỹ.
- Xác định giá trị của đồng tiền B trong USD: Tương tự, xác định giá trị của đồng tiền B trong USD.
- Tính tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền A và B: Bằng cách chia giá trị của đồng tiền A cho giá trị của đồng tiền B, ta sẽ có được tỷ giá giữa hai đồng tiền.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn biết 1 Euro đổi được bao nhiêu Yên Nhật. Bạn tìm thông tin tỷ giá hiện hành và có:
- 1 Euro = 1.1 Đô la Mỹ
- 100 Yên Nhật = 0.9 Đô la Mỹ
Cách tính:
- Đầu tiên, bạn đổi 1 Euro và 100 Yên Nhật ra cùng đơn vị là Đô la Mỹ.
- Sau đó, bạn lấy số Đô la Mỹ của 1 Euro chia cho số Đô la Mỹ của 100 Yên Nhật: 1.1 / 0.9 = 1.22.
- Vậy, 1 Euro tương đương với 122 Yên Nhật.
2. Yết giá ngoại tệ gián tiếp
Yết giá ngoại tệ gián tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá hối đoái của một đơn vị tiền tệ so với một “giỏ” các đồng tiền khác, thay vì so sánh trực tiếp giữa hai đồng tiền riêng lẻ. Giỏ đồng tiền này thường bao gồm các loại tiền tệ có tầm ảnh hưởng lớn trong thị trường tài chính quốc tế, chẳng hạn như đô la Mỹ (USD), euro (EUR), bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY).
Phương pháp này thường được sử dụng để phản ánh sự biến động của một loại tiền tệ dựa trên nhiều loại tiền tệ khác nhau. Một ví dụ điển hình là chỉ số USD (US Dollar Index – DXY), thể hiện giá trị của đồng đô la Mỹ so với một giỏ các loại tiền tệ khác như euro, yen Nhật và bảng Anh.
Trong phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp, tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên tỷ lệ giữa các chỉ số của giỏ đồng tiền liên quan.
Ví dụ, để tính tỷ giá giữa đô la Mỹ (USD) và euro (EUR), người ta có thể dùng chỉ số USD chia cho chỉ số EUR. Giả sử chỉ số USD là 95 và chỉ số EUR là 110, tỷ giá hối đoái sẽ được tính theo công thức:
1 USD = 110/95 = 1,16 EUR
Tức theo phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp. 1 đô la Mỹ có thể đổi 1,16 euro.
Mặc dù phức tạp hơn so với phương pháp yết giá trực tiếp, nhưng yết giá gián tiếp giúp phản ánh đầy đủ hơn tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trường quốc tế.
Tìm hiểu xem: Chi phí tài chính là gì? Có quan trọng đối với doanh nghiệp không?
III. Phân loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, dưới đây là một số căn cứ để phân loại tỷ giá hối đoái.
1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
Dựa trên nghiệp vụ ngân hàng, tỷ giá hối đoái được chia thành 2 loại chính là tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra:
- Tỷ giá mua vào: Là giá mà ngân hàng sẵn sàng mua ngoại tệ từ người bán. Ví dụ, tỷ giá mua vào của USD hôm nay là 23.300 VND/USD, nghĩa là ngân hàng sẽ mua USD từ bạn với giá 23.300 VND.
- Tỷ giá bán ra: Là giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng. Ví dụ, tỷ giá bán ra của USD là 23.500 VND/USD, có nghĩa là bạn cần trả 23.500 VND để mua 1 USD.
Thông thường tỷ giá mua vào sẽ thấp hơn tỷ giá bán ra, điều này đồng nghĩa với việc khi bạn bán ngoại tệ, bạn sẽ mất một khoản phí nhỏ. Sự chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là “spread,” chỉ lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ giao dịch ngoại hối.
2. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối
Dựa trên cách thức quản lý và điều chỉnh của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, tỷ giá hối đoái cũng được phân loại thành bốn loại chính:
- Tỷ giá cố định: Là tỷ giá được chính phủ hoặc ngân hàng trung ương xác định và duy trì ở một mức nhất định. Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ để giữ cho tỷ giá không thay đổi.
- Tỷ giá động: Là tỷ giá được thị trường quyết định dựa trên quan hệ cung – cầu ngoại tệ. Trong trường hợp này, tỷ giá tự do thay đổi theo diễn biến của thị trường mà không có sự can thiệp của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.
- Tỷ giá mềm: Là tỷ giá kết hợp giữa tỷ giá cố định và tỷ giá động. Trong đó, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương có thể can thiệp khi tỷ giá có dấu hiệu biến động quá mạnh để giữ ổn định thị trường.
- Tỷ giá kép: Là loại tỷ giá mà một quốc gia áp dụng nhiều mức tỷ giá khác nhau cho các hoạt động giao dịch khác nhau như nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đầu tư nước ngoài.
3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
Phân loại này chủ yếu dựa trên các hình thức thanh toán trong giao dịch quốc tế, bao gồm hai loại chính: tỷ giá chuyển đổi và tỷ giá hối đoái.
- Tỷ giá chuyển đổi (Conversion Rate): tỷ giá này được sử dụng để chuyển đổi giá trị của một đơn vị tiền tệ sang một đơn vị tiền tệ khác nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Thường được sử dụng trong các giao dịch thanh toán quốc tế qua thẻ tín dụng hoặc các cổng thanh toán trực tuyến.
- Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate): tỷ giá này được áp dụng khi quy đổi giá trị của một đơn vị tiền tệ sang đơn vị tiền tệ khác, thường dùng trong các giao dịch mua bán ngoại tệ hoặc các hoạt động đầu tư quốc tế.
IV. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái phản ánh chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế và thương mại quốc tế.
1. Tỷ giá cố định
Tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá mà nhà nước trực tiếp can thiệp. Mục tiêu chính của chế độ này là tạo ra một môi trường kinh tế ổn định, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cách quản lý này khá cứng nhắc, duy trì trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
2. Tỷ giá thả nổi
Tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế cung cầu của thị trường. Trong chế độ này, giá trị của một đồng tiền sẽ tự do biến động lên xuống tùy thuộc vào yếu tố cung và cầu, không chịu sự can thiệp của bất kỳ cơ quan quản lý nào.
Tuy nhiên, hiện nay không có quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi này mà thường sẽ có sự can thiệp ít nhiều từ Nhà nước.
3. Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá kết hợp hài hòa giữa cơ chế thị trường và vai trò quản lý của nhà nước. Tỷ giá được phép biến động tự do theo quy luật cung cầu, nhưng nhà nước vẫn có thể can thiệp để ổn định thị trường và hướng tỷ giá đi theo mục tiêu mà mình đề ra.
Kiểu tỷ giá này đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vì có nhiều ưu điểm như đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu nhưng không gây ảnh hưởng đến tính độc lập của từng loại tiền tệ. Chỉ khi tỷ giá hối đoái này gây ra biến động thị trường quá lớn thì Nhà nước mới đề ra các chính sách khắc phục, nâng giá tiền tệ, chống phá giá, …. để cân đối lại.
V. Cách tính tỷ giá hối đoái hiện nay
Tỷ giá hối đoái hiện nay được tính dựa trên hai loại tiền tệ: đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Trong đó đồng tiền yết giá là đồng tiền được định giá cố định, thường được tính là 1 đơn vị. Đồng tiền định giá là đồng tiền có giá trị thay đổi, phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường.
Ví dụ: Trong tỷ giá 1 AUD = 15.708 VND, đồng AUD là đồng tiền yết giá (được xác định là 1), còn VND là đồng tiền định giá (có giá trị thay đổi).
Trong các thị trường hối đoái quốc tế, tỷ giá thường được tính dựa trên các đồng tiền chủ chốt như USD hoặc GBP so với đồng nội tệ. Để tính toán tỷ giá giữa hai đồng tiền, người ta thường sử dụng phương pháp chéo thông qua ba công thức cơ bản như sau:
1. Tính tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá:
Tỷ giá = Yết giá / Định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)
2. Tính tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá:
Tỷ giá = Yết giá / Định giá = (USD/Định giá) / (USD/Yết giá)
3. Tính tỷ giá giữa một đồng tiền yết giá và một đồng tiền định giá:
Tỷ giá = Yết giá / Định giá = (Yết giá/USD) / (USD/Định giá)
Tìm hiểu thêm: Gross Profit là gì? Đặc trưng và cách tính lợi nhuận gộp
VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái không chỉ là kết quả của mối quan hệ cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường, mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế, tài chính và chính trị. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
1. Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian dài. Điều này dẫn đến sự suy giảm giá trị của đồng tiền, có nghĩa là người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ so với trước đây.
Khi lạm phát ở một quốc gia gia tăng, giá trị của đồng tiền nội địa giảm sút. Sự mất giá của đồng tiền nội địa dẫn đến việc người dân và doanh nghiệp không còn tin tưởng vào giá trị của đồng tiền đó, khiến giá trị của nó giảm đi khi so sánh với các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối.
2. Thương mại quốc tế
Khi một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu (thặng dư thương mại), nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng lên, khiến tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu (thâm hụt thương mại), nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến đồng nội tệ mất giá.
Ví dụ, nếu Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn nhập khẩu, đồng tiền Việt Nam (VND) sẽ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ vì các quốc gia khác phải mua VND để thanh toán cho các giao dịch xuất khẩu.
3. Lãi suất
Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến dòng vốn quốc tế, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất của một quốc gia cao hơn so với các nước khác, nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị thu hút bởi khả năng sinh lời cao hơn, từ đó làm tăng nhu cầu về đồng nội tệ, đẩy tỷ giá hối đoái tăng.
Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) tăng lãi suất, dòng vốn toàn cầu có xu hướng chuyển vào thị trường Mỹ, khiến USD tăng giá so với các đồng tiền khác. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển vốn về Mỹ để tận dụng lãi suất cao, đồng thời bán các đồng tiền khác, dẫn đến sự mất giá của các đồng tiền này.
4. Thu nhập quốc gia
Thu nhập quốc gia là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi thu nhập quốc gia tăng, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, bao gồm cả việc mua hàng hóa nhập khẩu. Điều này làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
Ví dụ, nếu nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thu nhập bình quân đầu người tăng cao, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, bao gồm cả các sản phẩm nhập khẩu. Điều này làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, như USD hoặc EUR, dẫn đến việc VND mất giá so với các đồng tiền này.
Tìm hiểu thêm: Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận nhanh và chính xác nhất
5. Chính sách tiền tệ và tình hình chính trị
Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi một quốc gia thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (tăng cung tiền hoặc giảm lãi suất), đồng tiền sẽ mất giá so với các đồng tiền khác.
VII. Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái có tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, bao gồm cả thương mại, lạm phát và vốn đầu tư nước ngoài. Sự biến động của tỷ giá có thể tạo ra các cơ hội hoặc thách thức cho nền kinh tế của một quốc gia.
1. Tác động đến thương mại
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu. Điều này sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại và tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
2. Tác động đến lạm phát
Khi đồng nội tệ mất giá, giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên, tạo ra áp lực lạm phát. Đặc biệt, trong các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, sự tăng giá của các mặt hàng này sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và làm tăng lạm phát.
Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm, góp phần kiểm soát lạm phát và giúp duy trì ổn định giá cả trong nước.
3. Tác động đến đầu tư nước ngoài
Sự ổn định của tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Khi tỷ giá ổn định, các nhà đầu tư có thể dự đoán được lợi nhuận từ các khoản đầu tư, từ đó thúc đẩy quá trình đầu tư
Ví dụ, nếu tỷ giá của đồng tiền nước sở tại giảm mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lo ngại rằng lợi nhuận bằng nội tệ của họ sẽ bị mất giá so với ngoại tệ, khiến họ có thể rút vốn hoặc ngừng đầu tư.
Lời kết
Tóm lại, tỷ giá hối đoái là một yếu tố kinh tế quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới. Hiểu rõ tỷ giá hối đoái là gì, nắm bắt cách thức hoạt động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó sẽ giúp doanh nghiệp và các cá nhân đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ bài viết của Muaban.net và thường xuyên quay lại để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé!
Nguồn: Thuvienphapluat, vib, zalopay, tổng hợp
Xem thêm:
- Phân Tích Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Phương Pháp Phân Tích Tài Chính
- DOL là gì? Vai trò của DOL đối với doanh nghiệp là gì?
- Đòn bẩy tài chính – Cân đối thế nào để gia tăng lợi nhuận?