Nếu bạn quan tâm đến đất nước Trung Quốc thì không thể không biết đến các địa điểm như Tử Cấm Thành, Thiên An Môn, đền Thiên Đàng, Cố Cung và còn vô số những địa danh mang nét đẹp cổ xưa, phủ đầy lớp bụi thời gian qua các triều đại phong kiến. Tất cả các công trình này đều có một điểm chung là được xây dựng theo kiểu kiến trúc “tứ hợp viện“.
Đây là nét kiến trúc đặc trưng cho văn hóa kiến trúc cổ của Trung Quốc. Hôm nay hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu kỹ hơn về tứ hợp viện ngay qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Tứ hợp viện là gì?
Tứ hợp viện còn được gọi là tứ hợp phòng được biết đến rộng rãi như một loại kiến trúc nhà cổ Trung Quốc. Đây là loại hình tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc, Trung Quốc. Kiến trúc này xây nhà bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Thông thường, nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông – Tây và nhà đối diện với nhà chính, nhà bốn phía bao quanh khoảng sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là tứ hợp viện.
“Tứ” có nghĩa là số 4, “viện” là khoảng không gian như sân hay vườn trong nhà. “Tứ hợp viện” chính là khoảng sân vườn ở giữa được kết hợp lại từ các hướng đông, tây, nam, bắc. Đây là kiểu nhà truyền thống của những dân tộc Hán sống ở phía Bắc.

Lịch sử hình thành nhà tứ hợp viện
Theo như văn kiện cổ đại có ghi chép lại, nhà tứ hợp viện ra đời từ thời Đông Chu, tính đến hiện tại đã có khoảng 2000 năm lịch sử. Trải qua khoảng thời gian dài cùng những biến động của thời gian, các triều đại khác nhau, nó lại mang trong mình những đặc điểm khác nhau.
- Ở triều đại nhà Hán, kiến trúc tứ hợp viện đã có sự thay đổi và chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy; từ việc chọn địa điểm đến bố cục xây dựng đã cả một cẩm nang về âm dương ngũ hành.
- Đến với thời Đường, kiến trúc này đã kế thừa truyền thống của đời Đông Hán, Tây Hán và truyền sang đời Tống, đời Nguyên. Bố cục của tứ hợp viện lúc này là trước hẹp và sau rộng.

- Đến đời Nguyên, tứ hợp viện ngày càng hoàn thiện hơn. Và tứ hợp viện truyền thống của Bắc Kinh ngày nay đã được xây dựng một cách quy mô trong thời kỳ này.
- Sang đến đời Minh – Thanh, tứ hợp viện Bắc Kinh được hình thành một cách rất độc đáo. So với đời nhà Minh thì tứ hợp viện đời nhà Thanh cầu kỳ hơn nhiều. Đến tận bây giờ, dọc hai bên đường từ Đông Đơn đến Ung Hòa Cung, từ ngõ Nam La Cổ đến ngõ Bắc La Cổ, từ Tây Đơn đến Tân Nhai Khẩu Bắc Kinh vẫn bảo tồn được một vài tứ hợp viện khá cầu kỳ.
Vai trò và ý nghĩa của tứ hợp viện đối với nhân dân Trung Hoa
Tại Bắc Kinh, thời tiết được chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân – hạ – thu – đông. Điểm đặc biệt là mùa hè tại đây cực nóng với nhiệt độ có thể lên đến 3℃. Còn mùa đông thì cực lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhất đến -15℃.
Vào mùa hè thì mọi người có thể ở ngoài trời trong khoảng thời gian dài, thời gian ánh nắng mặt trời chiếu cũng dài. Mẫu nhà cổ Trung Quốc tứ hợp viện được xây dựng giúp cho mọi không gian đều được ánh sáng mặt trời lan tỏa, để mọi người có nhiều không gian để vui chơi.

Còn vào mùa đông lạnh lẽo, ít ánh nắng hơn thì thiết kế của công trình giúp che bớt phần nào gió lạnh và tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tất cả các cửa sổ của công trình đều hướng ra ngoài, đây là biện pháp tốt giúp người Trung Quốc chống chọi với những cơn bão cát lớn.
Toàn bộ tinh thần của tứ hợp viện nằm ở trong một chữ “hợp”. Sân vườn sẽ trở thành hạt nhân trong sinh hoạt của cả gia đình, là không gian sinh hoạt chung của mọi thành viên.
>>> Xem thêm: Những ý tưởng thiết kế tiểu cảnh sân vườn đẹp
Cấu trúc của một tứ hợp viện Trung Quốc
Thông thường thì thiết kế của mẫu nhà cổ Trung Quốc này chỉ có 4 sân. Nhưng trên thực tế, những gia đình giàu có ngày xưa có thể sở hữu các “đại hợp viện” với số lượng sân lên đến 7 hay 9 tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu của gia chủ. Có những khu tứ hợp viện nhỏ, lúc đó khoảng sân giữa khá nhỏ nhưng cũng có những công trình rất rộng và được thiết kế tỉ mỉ, công phu.

>>> Xem thêm: Biệt phủ là gì? Những biệt phủ đẹp nhất Việt Nam hiện nay
Đặc điểm của tứ hợp viện
Ở tất cả các công trình kiến trúc tứ hợp viện thì đều có những đặc điểm chung như:
Khi quan sát mẫu nhà cổ này có thể thấy được rằng quan niệm phong kiến và sự phân biệt tầng lớp được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Không những thế, nó cũng phản ánh sự coi trọng tôn ti trật tự vai vế trong gia đình của đất nước này. Bốn bức bình phong sẽ bao quanh 4 phía của sân, chính vì vậy người bên ngoài không thể nhìn thấy bên trong sân và ngược lại. Tất cả những người sinh sống với nhau trong tứ hợp viện rất ít có hoạt động giao tiếp với bên ngoài.
Đặc biệt, cửa chính bình thường đều đóng. Do đó có thể nói rằng tứ hợp viện phản ánh rất rõ ràng lối sống khép kín mang đậm phong cách truyền thống của Trung Quốc thời xưa.

Đặc điểm tiếp theo có thể dễ dàng thấy được là cách sắp xếp các phòng được quy định rõ ràng. Về bố cục, phòng chính sẽ cao hơn và rộng hơn trắc phòng. Nơi đây được bố trí cho các trưởng bối trong nhà, con cháu sẽ ở sương phòng hoặc 2 bên phòng giáp với chính phòng. Ngoài ra, sắp xếp phòng sẽ dựa vào tuổi tác, từ lớn đến bé với quy định vô cùng rõ ràng. Như vậy có thể làm nổi bật lên được địa vị của các vị trưởng bối trong nhà, đồng thời cũng hình thành tôn ti trật tự vai vế trong dòng họ, phân biệt giai cấp, tầng lớp rất rõ nét.
Bố cục và công năng của nhà tứ hợp viện
Tứ hợp viện có bố cục rất ngay ngắn, cụ thể để thể hiện trọn vẹn triết lý “trời tròn đất vuông” trong văn hóa truyền thống. Tương vây quanh các gian nhà theo kiểu kiến trúc đóng kín và mở ra duy nhất ở góc Đông Nam. Quan niệm cửa ở vị trí trí này là cửa cát tường, may mắn đúng trị trí “tốn” trong bát quái.

Tứ hợp viện nhỏ chỉ có thể có Nhị tiến Nhất Tiến còn tứ hợp viện đại có thể có Tam tiến Nhị tiến hoặc Tứ tiến Tam viện. Ngoài ra, hai tứ hợp viện có thể được kết nối song song để tạo thành một khối.
Đối với tứ hợp viện nhỏ sẽ gồm 13 gian phòng. Còn với tự hợp viện Nhị tiến Nhất viện hoặc Tam tiến Nhị viện thì số phòng có thể lên đến 40 phòng.
Phong thủy trong kiến trúc của Tứ Hợp Viện
Phong thủy rất quan trọng đối với người Trung Quốc, đặc biệt là khi xây nhà. Tương tự, về mặt xây dựng, việc xây dựng tứ hợp viện cũng gây được nhiều sự chú ý.
Phòng khách là nơi tiếp khách, đồng thời cũng là nơi gia đình thường xuyên tụ họp nên cần nhiều ánh sáng và không gian hơn. Phòng khách râm mát có thể gây khó chịu và căng thẳng tinh thần cho khách cũng như chủ nhà.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về một số bản vẽ thiết kế nhà thông dụng nhất hiện nay

Còn về phòng ngủ và nơi nghỉ ngơi thì cần ánh sáng dịu và yên tĩnh hơn. Nếu phòng ngủ có quá nhiều ánh sáng sẽ gây bất lợi cho giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thân của người ở.
Những mẫu tứ hợp viện đẹp ở Trung Quốc
Cẩm Nang Mua Bán đã sưu tập được một vài mẫu nhà tứ hợp viện đẹp. Hãy cùng chiêm ngưỡng nhé!




Có thể thiết kế và xây dựng nhà tứ hợp viện ở Việt Nam không?
Vì kết cấu tứ hợp viện khép kín nên chỉ thích hợp với miền Bắc lạnh giá. Và tất nhiên là không phù hợp với khí hậu Việt Nam (khá bí và nóng), không lưu thông được gió. Xây dựng tứ hợp viện ở Việt Nam là không khả thi vì thời tiết nắng nóng.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam, nhiều người áp dụng mô hình kiến trúc tứ hợp viện để cải biến và kinh doanh phát triển du lịch.
Thiết kế tứ hợp viện hiện đại có thể được thiết kế và xây dựng thành một trong những thiết kế homestay ấn tượng nhất. Chú trọng vào việc giảm chi phí xây dựng thì có thể trang trí khu vườn bằng những chiếc đèn lồng, cây xanh và các vật liệu mộc mạc đẹp mắt, tạo nên một không gian xanh quyến rũ, đậm chất Trung Hoa. Nhưng hình thức này sẽ chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh ở nước ra như Sapa, Hà Giang, Cao Bằng và các vùng núi cao khác.

Trên đây, Mua Bán đã giới thiệu cho bạn các nét đặc sắc tiêu biểu của kiểu kiến trúc tứ hợp viện. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về phong cách kiến trúc mang đậm nét thời gian của Trung Quốc. Nếu có dịp ghé thăm đất nước này, hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng những công trình thực tế để hiểu hơn về phong cách nhà độc đáo này. Và cũng đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản, kiến trúc, xây dựng nhé!
>>> Có thể bạn chưa biết: