Tư duy mở được coi là một yếu tố vô cùng thiết để một người có thể tiếp thu những tư tưởng cũng như, kiến thức mới trong suốt quá trình trưởng thành của mình. Tuy nhiên, tư duy mơ đây không phải là thứ đã có sẵn trong mỗi con người. Để có được nó thì cần phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Cùng Mua Bán tìm hiểu chi tiết về tư duy mở là gì? Lợi ích của tư duy mở cũng như làm thế nào để có tư duy mở ngay sau!
Tư duy mở là gì?
Chính vì vậy, tư duy mở giúp bạn bước ra ngoài vùng an toàn của chính mình để phát triển bản thân tốt hơn. Để tự đó có thể tạo ra những điều khác biệt.
Sự khác nhau giữa tư duy mở và tư duy đóng?
Bên cạnh lối tư duy tích cực như tư duy mở, còn một lối tư duy tồn tại trong xã hội hiện nay là tư duy đóng. Vậy hai lối tư duy này có điểm gì khác biệt? Cùng tìm hiểu trong bảng sau đây.
Tư duy mở |
Tư duy đóng |
Tư duy cầu tiến, tích cực, đa chiều. |
Tư duy bảo thủ, tiêu cực, không chấp nhận bất kỳ tư tưởng hay lối suy nghĩ nào khác. |
Luôn có niềm tin rằng: chỉ cần nỗ lực và thay đổi bản thân là mọi chuyện đều có thể tốt lên. |
Dễ dàng mất hy vọng và niềm tin khi phải đối mặt với khó khăn hay thử thách cam go |
Lấy sự thành công của người khác là động lực để thúc đẩy bản thân hoàn thiện và phát triển hơn nữa. |
Luôn cảm thấy ghen tị hoặc sợ hãi, tự ti trước sự thành công của người khác. |
Coi những ý kiến đóng góp của người khác là điều giúp mình có cơ hội phát triển hơn. |
Coi những ý kiến đóng góp của người khác là sự chỉ trích, thậm chí là dấu hiệu cho thấy bản thân thất bại. |
Luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách và coi đây là cơ hội để học hỏi, phát triển. |
Trước sự việc khó khăn đều cảm thấy bản thân không làm được và nhụt chí. |
Dám thừa nhận những yếu kém của mình và sẵn sàng học hỏi điều mới. |
Không dám thừa nhận sự kém cỏi của bản thân. |
Luôn tin rằng bất kỳ ai cũng đều có thể cải thiện kỹ năng, trình độ, nâng cao kiến thức thông qua qua quá trình học tập và rèn luyện. |
Cho rằng mọi kỹ năng và kiến thức của con người là sự cố định, do bẩm sinh và không thể phát triển được. |
>>>Tham khảo thêm: Khung năng lực là gì? Khái niệm và ý nghĩa của khung năng lực
Lợi ích tư duy mở
Việc rèn luyện tư duy mở sẽ mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau trong cuộc sống cũng như công việc, có thể kể đến những lợi ích sau:
• Giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về mọi mặt của cuộc sống. Những người có tư duy mở sẽ không ngừng tiếp thu những kiến thức hay những ý tưởng mới. Để từ đó có thể nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh mình cũng như hoàn thiện bản thân tốt hơn.
• Có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Khi sẵn sàng mở lòng đón nhận mọi thứ có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm rất nhiều điều mới mẻ. Có thể sẽ vượt qua chính giới hạn bản thân, đem lại cho cuộc sống nhiều mắc sắc ý nghĩa hơn.
• Tư duy cởi mở giúp bạn học hỏi và phát triển bản thânkhông ngừng mà không cần quá bận tâm đến vấn đề tuổi tác.
• Với tinh thần luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và sôi nổi hơn.
• Người có tư duy cởi mở không bao giờ suy nghĩ tiêu cực bởi họ sẽ không ngừng tìm hiểu để có thể giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải.
Dám đấu tranh với định kiến cũ
Những suy nghĩ của bạn sẽ thoáng hơn cũng như bạn có thể đi ngược lại lối suy nghĩ cũ kỹ cũng như dám thử nghiệm những điều mới lạ.
Thay đổi tích cực
Những người có tư duy mở sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong lối sống tích cực để có thể tạo ra kết quả tốt. Bởi vì họ luôn cho rằng hành động sẽ tạo nên thói quen, và thói quen hình thành nên tính cách.
Sống ý nghĩa hơn
Nếu vẫn giữ tư duy bảo thủ thì thông thường nó sẽ chỉ mang lại cho bạn những cảm giác tiêu cực. Còn khi bạn có tư duy cởi mở hơn, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, bạn sẽ có một thái độ lạc quan hơn đối với những vấn đề trong cuộc sống cũng như công việc.
Hiểu rõ bản thân
Bạn sẽ không thể học hỏi được những thứ mới mẻ khi vẫn giữ những quan niệm cũ.. Hãy phá bỏ ranh giới và thử tiếp cận với những người có quan điểm cũng như kinh nghiệm khác nhau . Điều này sẽ giúp bạn có thể học hỏi được nhiều điều mới mẻ.
>>Tham khảo thêm: Talent acquisition là gì? Khái niệm headhunt mới hiện nay
Đặc điểm của những người có tư duy mở
Nhìn chung, những người có tư duy mở thường có đặc điểm sau:
- Tư duy sâu sắc, kỹ càng và thấu đáo hơn nhờ vào việc hiểu người, hiểu sự việc tốt
- Luôn sẵn sàng trải nghiệm và thử thách bản thân
- Tinh thần lạc quan, không ngừng phấn đấu và phát triển bản thân hơn nữa
- Đọc nhiều sách và đọc đa dạng thể loại để phát triển tư duy phong phú, nhiều chiều
- Tích cực tham gia hoạt động giao tiếp, đoàn thể để tích lũy thêm tri thức
- Có khả năng giao tiếp tốt, hoạt ngôn
- Tinh thần cầu tiến, “học, học nữa, học mãi” ở mọi lúc mọi nơi
>>>Tham khảo thêm: Chiến Lược Đẩy và Kéo là gì? Phân Tích và So Sánh giữa hai chiến lược
Yếu tố tác động đến tư duy mở
Thông thường những người có lối suy nghĩ cởi mở luôn luôn muốn lắng nghe ý kiến của người khác. Họ sẵn sàng được nghe góp ý để phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực. Đối với họ thì ai cũng có quyền chia sẻ suy nghĩ và quan điểm để mọi người có thể thấu hiểu và đồng cảm.
Chính vì vậy cuộc sống của họ luôn tích cực, vui vẻ và không dễ dàng chịu khuất phục trước khó khăn. Tuy nhiên, tư duy mở không tự nhiên mà có và không phải ai cũng giống ai. Việc này còn phù thuộc nhiều điều yếu tố khác nhau chứ không phải sẵn có hay muốn là được.
Tính cách
Nếu xét theo mô hình 5 yếu tố về nhân cách, thì sự cởi mở là yếu tố góp phần tạo nên tính cách của con người. Đặc điểm của yếu tố này sẽ có nhiều phẩm chất giống với tinh thần cởi mở. Ví dụ như luôn sẵn sàng xem xét các ý tưởng mới cũng như tự thử thách bản thân. Đó là những hành động thể hiện đây người có tư duy thoáng và cởi mở.
Tôn giáo
Đây là một yếu tố có thể nói là ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hình thành nên lối tư duy đóng hay mở. Để phá bỏ những rào cản hay ranh giới đã được hình thành từ lâu trong lối sống hay tư tưởng là một điều khá khó không phải ai cũng có thể làm được.
Kỹ năng chuyên môn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lĩnh vực chuyên môn mọi người thường mong đợi các chuyên gia nhiều hơn là vào bản thân mình. Khi họ cảm thấy rằng sự hiểu biết hoặc kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó của họ ít hơn người khác, họ sẽ cảm thấy khó cởi mở hơn. Việc đưa ra những phản hồi, phê bình tiêu cực đối với quy trình hay hiệu suất làm việc sẽ khiến họ càng trở nên khép kín hơn.
Chính vì vậy, có thể nói để rèn tư duy cởi mở trong trường hợp này cũng là một điều khó đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện trong một quá trình dài.
Tư duy theo lối mòn cũ
Mỗi người sẽ có một mức độ chấp nhận khác nhau đối với một điều mới mẻ nào đó mà họ cảm thấy vẫn còn mơ hồ không chắc chắn. Khi đối mặt với quá nhiều sự mơ hồ đó, họ sẽ bị cảm thấy lo lắng, khó chịu và bất an.
Do vậy, nhiều khi thay vì lựa chọn phương án mới, họ lại chọn đi theo lối mòn, tư duy cũ để giúp trấn an tinh thần. Tuy nhiên, nếu vẫn giữ lối mòn làm việc và suy nghĩ đó, có thể họ sẽ không thể đạt được những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Tham khảo tin đăng về việc làm bán thời gian cho học sinh, sinh viên tại website Muaban.net dưới đây: |
Cách rèn luyện để có tư duy mở
Tư duy mở đem lại cho cá nhân nhiều lợi ích như trên. Do đó rất nhiều người mong muốn sở hữu lối tư duy này. Vậy có cách rèn luyện nào để có tư duy mở? Cùng tham khảo 6 cách dưới đây!
Xem xét vấn đề một cách toàn diện
Cách đầu tiên mà bạn có thể áp dụng là xem xét vấn đề một cách toàn diện. Nói cách khác, bạn cần chống lại những định kiến về các vấn đề nhất định. Bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến tính bảo thủ. Nó khiến bạn có xu hướng luôn tin vào những suy nghĩ sẵn có của mình. Đồng thời từ chối tiếp thu những ý kiến, tư tưởng mới của người khác.
Để thay đổi được điều này mặc dù không hề dễ dàng. Tuy nhiên bạn có thể rèn luyện và điều chỉnh dần theo thời gian. Thông qua việc xem xét, cân nhắc vấn đề đa góc độ. Bằng cách này, bạn có thể mở rộng tư duy, suy nghĩ tích cực và đào thải được lối suy nghĩ tin vào định kiến hơn.
Học cách thấu hiểu bản thân
Hãy học cách thấu hiểu bản thân nếu bạn muốn rèn luyện lối tư duy mở. Với cách này, bạn cần xác định rõ năng lực và kiến thức hiện tại của mình. Sau đó tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như:
- Bạn đã hiểu được bao nhiêu phần về điều này?
- Điều này có thực sự đáng tin tưởng hay không?
- Bạn đã cân nhắc kỹ và tìm hiểu thêm những ý tưởng khác hay chưa?
- Có bất kỳ sự thiên vị hay yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của bạn hay không?
Việc tự đặt câu hỏi và tìm ra đáp án như này có thể giúp bạn chắc chắn hơn về niềm tin của bạn. Đồng thời nó sẽ giúp bạn xác định rõ nhu cầu mở mang hiểu biết của bản thân. Từ đó bạn có thể tiếp cận thêm thông tin mới theo cách cởi mở nhất có thể.
Hạn chế nóng vội
Bản năng của con người thông thường sẽ tìm những lý lẽ để chống lại điều mình không đồng tình. Thay vì việc lắng nghe và xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phản ứng nóng vội này chính là biểu hiện của tính bảo thủ. Nó khiến bạn mất đi cơ hội tiếp cận thêm những tư tưởng mới. Do đó, trước bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, hãy hạn chế nóng vội. Và hãy dành chút thời gian suy nghĩ, tìm hiểu trước khi phản biện. Đồng thời hãy sẵn sàng chấp nhận những giới hạn của bản thân. Như vậy bạn có thể rèn luyện được tư duy mở một cách hiệu quả nhất.
Rèn luyện sự khiêm tốn
Dù là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì bạn vẫn sẽ có những giới hạn nhất định. Do đó hãy luôn rèn luyện sự khiêm tốn để có cơ hội nhận ra những thiếu sót của mình. Điều này giúp bạn học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để trau dồi bản thân tốt hơn nữa.
Nên có thái độ linh hoạt
Hãy có thái độ linh hoạt trong mọi tình huống, đặc biệt là khi gặp khó khăn hay những điều không như ý. Cụ thể, hãy linh hoạt giải quyết và tiếp tục thực hiện thay vì phàn nàn và xuống tinh thần. Coi khó khăn và thất bại là cơ hội để phát triển sẽ giúp bạn tiến bộ hơn trong mọi hoàn cảnh.
Không ngừng học hỏi
Luôn không ngừng học hỏi để có tư duy mở là điều rất quan trọng. Bởi bạn phải luôn xác định rằng: có người có ý kiến đồng thuận và có cả những người có ý kiến trái chiều với mình.
Phải học hỏi không ngừng thì bạn mới có tư duy đa dạng để tiếp thu các ý kiến của mọi người. Mặt khác, bạn có thể coi những ý kiến của họ là động lực giúp bạn phát triển hơn.
Việc học không bao giờ là muộn và “học, học nữa, học mãi” là điều kiện giúp tư duy của bạn cởi mở, phóng khoáng hơn. Từ đó bạn có thể phát triển và hoàn thiện bản thân thêm nữa.
Thử thách bản thân ở những điều mới
Thử thách bản thân ở điều mới cũng là cách hiệu quả giúp bạn có tư duy mở. Bởi ở mỗi điều mới sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn mới. Từ đó giúp tư duy của bạn được đa dạng hơn.
Mặt khác, luôn thử thách bản thân để rút ra được bài học mới sẽ là tiền đề cho bạn trau dồi và phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất.
Như vậy là với bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết về tư duy mở là gì? Cũng như lợi ích của tư duy mở và làm thế nào để rèn luyện lối suy nghĩ tích cực hơn. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho công việc cũng như cuộc sống của bạn. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác trên Muaban.net nữa nhé!
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán bất động sản, tìm thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm: Kiến tập là gì? Làm thế nào để có 1 kỳ kiến tập thành công, ấn tượng?