Thursday, November 21, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmChọn lọc top 20+ trò chơi tập thể cho trẻ em mầm...

Chọn lọc top 20+ trò chơi tập thể cho trẻ em mầm non thú vị nhất.

Mùa hè đến thì quý phụ huynh lại đau đầu vì không biết cho con trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa nào? Các hoạt động tại đó có bổ ích và an toàn không? Và các trò chơi là một phần không thể thiếu giúp cho các em có thể hoạt động năng nổ và kết thêm nhiều bạn mới. Vậy những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non nào vừa vui nhộn, vừa thú vị? Mua Bán sẽ giới thiệu chi tiết qua bài viết dưới đây. Hãy cùng khám phá nhé!

Khám phá trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị nhất
Khám phá trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị nhất

I. Lợi ích của việc tổ chức các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non

Bằng cách tham gia vào trò chơi tập thể cho trẻ mầm non, các bé không chỉ có thể trải nghiệm những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thư giãn và phấn khởi, mà còn có thể học được nhiều điều bổ ích và rèn luyện, phát huy khả năng và năng lực khác như:

  • Phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
  • Rèn luyện kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo.
  • Phát triển tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
  • Hình thành nhân cách, phẩm chất và thái độ tích cực.
  • Học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống.

Việc tổ chức các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non là một cách hiệu quả để giáo dục và nuôi dưỡng các bé toàn diện.

Tham khảo thêm: Top 10 trò chơi dân gian Việt Nam quen thuộc nhất với tuổi thơ

II. Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay nhất

Để có thể hiểu rõ hơn các yêu cầu cũng như cách chơi của những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây, cụ thể:

1. Trò chơi đập bóng

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé hoạt động thể chất, nâng cao sức bật và sự nhanh nhẹn.
  • Số lượng người chơi: 6-15 người.
  • Chuẩn bị: Một số quả bóng đá hoặc bong bóng, dụng cụ và dây để treo bóng lên.
  • Luật chơi: Khi có lệnh bắt đầu, các em đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh chóng chạy về phía trước và nhảy lên để đập tay vào bóng. Sau đó chạy trở về đập tay vào bạn tiếp theo rồi xuống đứng cuối hàng, bạn kế tiếp chạy lên và thực hiện như bạn vừa rồi. Quá trình này tiếp tục cho đến bạn cuối cùng. Đội nào hoàn thành trước thì đội đó thắng cuộc. 
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý quan sát bóng và đập bóng một cách chính xác. Khi chơi, các bé không được kéo, xô đẩy nhau.
Đập bóng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp nâng cao sức bật
Đập bóng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp nâng cao sức bật

2. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Truyền tin

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi tập thể cho trẻ mầm non truyền tin là giúp các bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng ghi nhớ và truyền đạt thông tin.
  • Số lượng người chơi: 6-25 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé chia thành nhiều đội. Mỗi đội khoảng 3-7 người, xếp thành một hàng dọc. Bé đầu tiên sẽ được giáo viên hoặc người tổ chức chơi nói thầm vào tai một câu ngắn (ví dụ: “Hôm nay trời đẹp”). Bé đó sẽ phải truyền lại câu này cho bé tiếp theo bằng cách nói thầm vào tai. Quá trình này tiếp tục cho đến khi đến bé cuối cùng. Bé cuối cùng sẽ phải nói to câu mình nghe được. Đội nào truyền tin đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
  • Yêu cầu: Các bé phải nghe kỹ và nói rõ ràng khi truyền tin. Các bé không được nói to hoặc làm ồn khi chơi.
Truyền tin là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Truyền tin là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp

3. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Cướp cờ

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé rèn luyện kỹ năng hợp tác, nâng cao tinh thần đồng đội và sự can đảm.
  • Số lượng người chơi: 10-20 người.
  • Chuẩn bị: Hai lá cờ, hai chiếc khăn hoặc hai vật gì đó có thể làm cờ.
  • Luật chơi: Các bé chia thành hai đội, mỗi đội có một lá cờ và một khu vực riêng. Mục tiêu của trò chơi là cướp được lá cờ của đội bạn và mang về khu vực của mình. Các bé có thể xâm nhập vào khu vực của đội bạn để cướp cờ, nhưng phải tránh bị bắt. Nếu bị bắt, các bé sẽ bị giam ở một nơi do đội bạn chỉ định. Và có thể được giải thoát nếu có một bé cùng đội chạm vào họ. Trò chơi kết thúc khi một đội cướp được lá cờ của đội kia hoặc khi hết thời gian quy định.
  • Yêu cầu: Các bé phải tuân thủ luật chơi và không giành giật, đánh nhau hoặc gian lận khi chơi. Phải biết phân công và phối hợp với nhau để bảo vệ cờ và tấn công đối phương.
Cướp cờ là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non nhằm nâng cao tinh thần đồng đội
Cướp cờ là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non nhằm nâng cao tinh thần đồng đội

4. Trò chơi chạy tiếp sức

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện kỹ năng vận động, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức bền, khả năng chịu áp lực và tinh thần thi đua.
  • Số lượng người chơi: 8-16 người.
  • Chuẩn bị: Một sân chơi rộng, có hai vạch xuất phát và hai vạch đích cách nhau một khoảng cách nhất định. Một quả bóng hoặc một vật gì đó có thể truyền cho nhau.
  • Luật chơi: Các bé chia thành hai đội, mỗi đội xếp thành một hàng dọc ở vạch xuất phát. Bé đầu tiên của mỗi đội sẽ cầm quả bóng (vật truyền tay) và chạy tới vạch đích, rồi truyền quả bóng cho bé tiếp theo ở vạch đích. Bé tiếp theo sẽ chạy ngược lại về vạch xuất phát và truyền quả bóng cho bé tiếp theo ở vạch xuất phát. Quá trình này tiếp tục cho đến khi hết số lượng người chơi. Đội nào có thành viên chạy về vạch đích trước sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải chạy nhanh nhất có thể và truyền quả bóng (vật truyền tay) cho bạn một cách an toàn. Các bé không được ném quả bóng hoặc làm rơi quả bóng khi chơi.
Chạy tiếp sức là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non tăng cường sức khỏe
Chạy tiếp sức là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non tăng cường sức khỏe
Tham khảo tin đăng về việc làm part-time cho học sinh, sinh viên tại website Muaban.net dưới đây:

Việc làm part / full time cho sinh viên
5
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
CẦN GẤP NHÂN VIÊN PHỤ CỬA HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
🍀🍀TẾT ĐẾN MÌNH ĐANG CẦN GẤP THÊM 04 NV LÀM TRƯỚC VÀ SAU TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
 VIỆC LÀM PART TIME - FULL TIME  SINH VIÊN!!
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Cửa Hàng Tiện Lợi Tuyển Nhân Viên Cho Chi Nhánh Mới
5
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
🚩🚩QUẬN BÌNH TÂN TUYỂN NHANH 04 NHÂN VIÊN ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN CTV NHÀ PHỐ TẠI THỦ ĐỨC - KYCKN - ĐÀO TẠO MIỄN PHÍ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Organic Store tuyển nhân viên bán hàng ca part-time quận Tân Bình
4
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TẠI TÂN BÌNH
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Hệ thống siêu thị Lotte Mart thông báo tuyển dụng nhân viên
7
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Công việc ở Bình Thạnh Bán Coffee
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
💎💎QUẬN 8 : TUYỂN THÊM 04 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
CẦN TUYỂN 4 NHÂN VIÊN, làm trước và sau tết
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Việc làm partime/fulltime (8tr9/tháng)tại Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 VIỆC LÀM SIÊU THỊ Q TÂN PHÚ CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN LÂU DÀI ĐI LÀM NGAY
2
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
 💦💦SIÊU THỊ COPMAT QUẬN 12 CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN LÂU DÀI
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Công việc làm coffee tại Gò Vấp
1
Công việc làm coffee tại Gò Vấp 3,8 - 4,1 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
 Tuyển gấp việc làm tết cho sinh viên tại Quận Tân Bình
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc xoay ca 4tr5 đến 8tr cho sinh viên Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

5. Trò chơi chuyền bóng

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé rèn luyện kỹ năng phối hợp giữa mắt và tay, nâng cao khả năng quan sát và linh hoạt.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Một quả bóng to, một sân chơi rộng.
  • Luật chơi: Các bé xếp thành một vòng tròn rộng. Một bé sẽ ném quả bóng lên cao và gọi tên một bé khác. Ai được gọi tên sẽ phải chạy tới bắt quả bóng trước khi nó rơi xuống đất. Sau đó sẽ lặp lại hành động tương tự. Nếu ai không bắt được quả bóng hoặc ném quả bóng ra ngoài vòng tròn thì sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé còn lại. Đó sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý quan sát quả bóng và chạy nhanh để bắt quả bóng. Không được đẩy, kéo hoặc làm phiền bạn khác khi chơi.

6. Trò chơi Con thỏ ăn cỏ

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé phản xạ nhanh hơn, nâng cao khả năng về ngôn ngữ.
  • Số lượng người chơi: 10-20 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé ngồi thành 1 vòng tròn và làm theo khẩu lệnh của người điều khiển.
    • Người điều khiển hô “con thỏ” ⇒ Các bé phải lặp lại “con thỏ”. 
    • Người điều khiển hô “ăn cỏ” ⇒ Các bé phải chụm các đầu ngón tay lại và để lên lòng bàn tay kia. 
    • Người điều khiển hô “uống nước” ⇒ Các bé sẽ chụm các ngón tay lại và để lên miệng.
    • Người điều khiển hô “vô hang” ⇒ Các bé sẽ chụm các ngón tay lại và để vào lỗ tai.

Các bé chỉ làm theo những gì người điều khiển hô. Làm sai sẽ bị phạt.

  • Yêu cầu: Các bé phải im lặng và tập trung nghe khẩu lệnh của người điều khiển.
Con thỏ ăn cỏ là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp bé phản xạ nhanh hơn
Con thỏ ăn cỏ là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp bé phản xạ nhanh hơn

7. Trò chơi Trời – Đất – Nước

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé tăng khả năng phản xạ, học hỏi thêm về các sinh vật và môi trường sống của chúng.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé xếp thành một hàng ngang hoặc vòng tròn. Người điều khiển sẽ chỉ vào một bé và hô “trời”, “đất”, “nước”, bé đó phải suy nghĩ và nêu tên một con vật tương ứng. Ví dụ người điều khiển hô “trời”, bé sẽ nói “con cò”. Bé nào nói sai hoặc lặp lại con vật đã được nêu rồi thì sẽ bị phạt.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý nghe và làm theo chỉ dẫn của người điều khiển, không được nói to hoặc làm ồn khi chơi.
Trời – Đất – Nước là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non học hỏi thêm về động vật
Trời – Đất – Nước là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non học hỏi thêm về động vật

8. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Bằng – Ah

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện khả năng phản xạ, nâng cao khả năng nghe và nói.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Khi người điều khiển hô “bằng” và chắp hai tay lại chỉ vào người chơi, khi đó các bé sẽ hô “ah” và đưa hay tay lên trời. Ngược lại, khi người điều khiển hô “ah” và đưa hai tay lên trời thì các bé sẽ hô “bằng” và chắp hai tay lại chỉ vào người điều khiển. 
  • Yêu cầu: Các bé phải tập trung nghe theo người điều khiển, không được làm ồn khi chơi. Người điều khiển có thể nói nhanh hơn để đánh lừa người chơi và tạo nên một trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vui nhộn.
Bằng – Ah là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện phản xạ
Bằng – Ah là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện phản xạ

9. Trò chơi Trán – Cằm – Tai

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé tăng cường sự tập trung, rèn luyện kỹ năng quan sát, phản xạ và phối hợp cơ thể.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé xếp thành một vòng tròn. Người quản trò sẽ nói một từ trong ba từ: trán, cằm hoặc tai. Đồng thời, người dẫn trò sẽ chạm vào một bộ phận trên mặt của mình, có thể giống hoặc khác với từ mình nói. Ví dụ: nói “trán” nhưng chạm vào “cằm”. Các bé trong vòng tròn phải nhanh chóng chạm vào bộ phận trên mặt của mình theo từ mà người quản trò, không theo hành động của người dẫn chơi. Ví dụ: nghe “trán” thì phải chạm vào “trán”. Nếu có bé nào làm sai hoặc chậm thì sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé còn lại. Đó sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý nghe và làm theo chỉ dẫn của người quản trò. Không được nói to hoặc làm ồn khi chơi.
Trán – Cằm – Tai là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện sự phối hợp cơ thể
Trán – Cằm – Tai là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện sự phối hợp cơ thể

10. Trò chơi Trời tối – trời sáng

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp trẻ mầm non phát triển khả năng vận động, quan sát, tưởng tượng và bắt chước. Trò chơi cũng giúp trẻ học về những con vật quen thuộc và tiếng kêu của chúng. Trò chơi còn rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, chú ý.
  • Số lượng người chơi: 10-20 người.
  • Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bép xếp thành hình tròn. Người hướng dẫn sẽ ra lệnh “Trời tối” hoặc “Trời sáng” để các bé làm động tác ngủ hoặc thức dậy. Khi nghe “Trời tối”, các bé phải ngồi thụp xuống, áp hai tay vào má và nhắm mắt ngủ. Khi nghe “Trời sáng”, các bé sẽ đưa tay lên miệng và bắt chước tiếng kêu của con vật mà người hướng dẫn yêu cầu. Ví dụ: nếu là gà con thì gáy “Ò ó o”, nếu là mèo con thì kêu “Meo meo”. Người hướng dẫn có thể đổi con vật khác nhau để trò chơi thêm phong phú và hấp dẫn. Bé nào làm sai hoặc chậm sẽ vào đứng giữa vòng tròn, đủ 5-10 bé thì sẽ thực hiện hình phạt do người hướng dẫn chọn.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý lắng nghe câu lệnh của người hướng dẫn.
Trời tối - trời sáng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non học về con vật
Trời tối – trời sáng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non học về con vật

11. Trò chơi giả làm tượng

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện sự nhanh nhẹn, tập trung và tự kiểm soát cơ thể. Tạo sự vui vẻ và thư giãn.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Cần một chiếc loa để phát nhạc và một không gian rộng rãi để các bé có thể đứng thoải mái.
  • Luật chơi: Một người sẽ làm người điều khiển và sẽ liên tục bật/ tắt nhạc. Khi nhạc dừng thì các bé phải đứng yên không được cử động. Người điều khiển sẽ dừng lại khoảng 5-10 giây để quan sát, nếu bé nào cử động sẽ bị loại ra khỏi hàng, còn không thì bật nhạc để tiếp tục trò chơi, quá trình này diễn ra đến khi tìm được người chiến thắng cuối cùng.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý nghe nhạc và bất động khi nhạc dừng, không được nói to hoặc làm ồn khi chơi.
Giả làm tượng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện sự kiểm soát cơ thể
Giả làm tượng là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện sự kiểm soát cơ thể

12. Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghế

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện kỹ năng vận động, tăng khả năng chịu áp lực và tinh thần thi đua, nâng cao sức bền và sự nhanh nhẹn.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Cần một số lượng ghế nhất định (số lượng bằng số người chơi trừ một), một máy phát nhạc hoặc một người hát.
  • Luật chơi: Các ghế sẽ được xếp thành một vòng tròn, mặt ghế hướng ra ngoài. Khi có nhạc, các bé sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ quanh vòng tròn. Khi nhạc dừng lại, các bé phải nhanh chóng ngồi xuống một ghế gần nhất. Bé nào không ngồi được vào ghế nào thì sẽ bị loại. Sau mỗi lượt chơi, một ghế sẽ được bỏ đi. Cứ như vậy cho đến khi chỉ còn lại hai bé và một ghế. Bé nào ngồi được vào ghế cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải tuân thủ luật chơi và không giành giật, đánh nhau, không được làm đổ hoặc di chuyển ghế khi chơi.
Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghế là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rất thú vị
Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghế là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rất thú vị

13. Trò chơi Giờ ăn tối của Sói

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi tro trẻ mầm non giúp các bé giải trí, tăng cường sức khỏe, phát triển kỹ năng xã hội và nhận thức về thời gian.
  • Số lượng người chơi: 12 người.
  • Chuẩn bị: Một không gian rộng rãi, có thể là sân trường, sân chơi hoặc phòng tập thể dục. Vẽ một vòng tròn lớn trên mặt sàn, chia thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần tượng trưng cho một giờ trên đồng hồ.
  • Luật chơi: Chọn một bé làm con sói, đứng ở giữa vòng tròn. Các bé còn lại đứng ở các mốc giờ khác nhau xung quanh vòng tròn. Và hỏi con sói: “Sói muốn mấy giờ?” Con sói sẽ trả lời một giờ nào đó mà mình muốn. Bé đứng ở mốc giờ đó phải bước tiến về phía con sói một bước. Hỏi lại một lần nữa và con sói tiếp tục chọn giờ cho đến khi các bé đều bước gần con sói. Khi con sói thấy đã đủ gần, nó nói: “Đến giờ ăn tối rồi!” và bắt đầu chạy theo các bé. Bé nào bị con sói bắt được sẽ thay thế làm con sói trong lượt chơi tiếp theo.
  • Yêu cầu: Các bé phải biết cách xem giờ trên đồng hồ và tuân thủ luật chơi. Không được đẩy ngã hoặc làm tổn thương nhau khi chạy trốn hoặc bắt con sói.

14. Trò chơi Kéo co

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi : Giúp các bé vận động, nâng cao sức bền và sức mạnh, rèn luyện tinh thần đồng đội.
  • Số lượng người chơi: 8-16 người.
  • Chuẩn bị: Một sợi dây dài, một vạch phân chia làm hai phần bằng nhau.
  • Luật chơi: Các bé chia thành hai đội có số lượng người bằng nhau. Mỗi đội sẽ đứng về một phía và nắm vào đầu của sợi dây. Vạch phân chia nằm giữa hai đội. Đội nào kéo được đội kia qua vạch phân chia sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải tuân thủ luật chơi và không giành giật, đánh nhau hoặc gian lận, không được buông dây hoặc kéo quá mạnh khi chơi.
Kéo co là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rất quen thuộc
Kéo co là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rất quen thuộc

15. Trò chơi Hái Táo

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng quan sát và linh hoạt.
  • Số lượng người chơi: 6-20 người.
  • Chuẩn bị: Một số quả bóng màu đỏ hoặc một số vật gì đó có thể làm táo, một số rổ hoặc một số vật gì đó có thể làm giỏ.
  • Luật chơi: Các quả bóng sẽ được rải rác ở một khu vực rộng và rổ sẽ được xếp thành một hàng ngang ở một khu vực khác. Các bé sẽ được chia thành nhiều đội, mỗi đội có số lượng người bằng nhau và có một rổ riêng. Khi có tín hiệu, các bé sẽ chạy ra khu vực có táo và cố gắng hái được nhiều táo nhất. Sau đó, các bé sẽ chạy về khu vực có rổ và bỏ táo vào rổ của mình. Các bé có thể hái táo nhiều lần cho đến khi hết thời gian quy định. Đội nào hái được nhiều táo hơn sẽ là đội chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé không được hái táo của đội khác hoặc làm rơi táo khi chơi, không được giành giật hoặc đánh nhau.
Trò chơi hái tái giúp các bé tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng quan sát và linh hoạt.
Trò chơi hái tái giúp các bé tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng quan sát và linh hoạt

16. Trò chơi mèo đuổi chuột

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé vận động, tăng cường sức khỏe và nâng cao sự linh hoạt.
  • Số lượng người chơi: 6-12 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé sẽ được chia thành hai nhóm là nhóm mèo và nhóm chuột. Số lượng mèo ít hơn số lượng chuột. Người điều khiển sẽ nói một từ trong hai từ “mèo” hoặc “chuột”. Nếu nói “mèo” thì nhóm mèo sẽ chạy theo và bắt nhóm chuột. Ngược lại, nếu nói “chuột” thì nhóm chuột sẽ chạy theo và bắt nhóm mèo. Bé nào bị bắt thì sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé còn lại. Bé đó sẽ là người chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé không được làm tổn thương hoặc làm đau bạn bè khi bắt.
Mèo đuổi chuột là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện thể lực
Mèo đuổi chuột là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện thể lực

17. Trò chơi “bịt mắt bắt dê”

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện sự linh hoạt, nâng cao khả năng phán đoán.
  • Số lượng người chơi: 6-15 người.
  • Chuẩn bị: Một chiếc khăn hoặc một vật gì đó có thể bịt mắt, một sân chơi rộng.
  • Luật chơi: Các bé xếp thành một vòng tròn. Người điều khiển sẽ chọn ra 3-5 bạn bước vào trong vòng tròn để tham gia lượt chơi. Những bé này sẽ chơi  “Tay trắng tay đen”  để chọn ra người bị bịt mắt, bé đó là người phải đi bắt dê. Những người còn lại sẽ làm dê, liên tục kêu “be, be” và trêu chọc người bị bịt mắt. Nếu người bị bịt mắt chạm vào dê nào, phải đoán tên dê đó. Đoán đúng thì dê đó bị bịt mắt, đoán sai thì tiếp tục chơi. Dê có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách thay đổi chiều cao của mình.
  • Yêu cầu: Người bị bịt mắt không được ti hí, phải bịt mắt kín. Các bạn xung quanh không được mách cho người bịt mắt biết dê là ai. 

18. Trò chơi tay cầm tay

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé rèn luyện khả năng ngôn ngữ, nghe, hiểu lời nói và thực hiện theo hiệu lệnh.
  • Số lượng người chơi: 6-25 người.
  • Chuẩn bị: Không cần vật dụng gì.
  • Luật chơi: Các bé sẽ xếp thành một vòng tròn. Người điều khiển nói: “Tay nắm tay”, trẻ vừa nắm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa lặp lại câu nói của cô. Người điều khiển có thể nói những câu tương tự như: “Đầu chạm đầu”, “Lưng tựa lưng”, “Vai kề vai”, “Bàn tay chạm bàn tay”… để trẻ tập nói và thực hiện theo câu lệnh.
  • Yêu cầu: Các bé phải chú ý nghe và thực hiện động tác nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Tay cần tay là trò chơi cho tập thể trẻ mầm non rèn luyện khả năng ngôn ngữ
Tay cần tay là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện khả năng ngôn ngữ

19. Trò Lăn bóng theo đường dích dắc

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi: Giúp các bé nâng cao sự khéo léo và khả năng điều khiển bóng.
  • Số lượng người chơi: 6-20 người.
  • Chuẩn bị: Một số quả bóng, một số vật gì đó có thể làm chướng ngại vật. Lưu ý khi chọn vật làm chướng ngại như ghế, thùng,… không nên chọn các vật nhọn hoặc vật có thể gây nguy hiểm cho bé.
  • Luật chơi: Các bé sẽ được chia thành nhiều đội, mỗi đội có số lượng người bằng nhau và có một quả bóng riêng. Chướng ngại vật được xếp thành hàng dọc. Khi có tín hiệu, bé đầu tiên trong mỗi đội sẽ lăn bóng qua chướng ngại vật theo đường dích dắc. Sau khi về đích, bé sẽ quay về đưa bóng cho bạn đang đứng đầu hàng. Quá trình này tiếp tục cho đến khi tất cả các bé trong đội lăn bóng qua đường dích dắc. Đội nào hoàn thành trước sẽ chiến thắng.
  • Yêu cầu: Các bé phải lăn bóng một cách cẩn thận và không để bóng rơi ra ngoài, không được làm đổ hoặc di chuyển các chướng ngại vật khi chơi.
Lăn bóng theo đường dích dắc giúp trẻ mầm non nâng cao sự khéo léo
Lăn bóng theo đường dích dắc giúp trẻ mầm non nâng cao sự khéo léo

20. Trò chơi Chuyền bóng bằng 2 chân

  • Mục đích và tác dụng của trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé vận động, học hỏi thêm về cách giữ và chuyền bóng
  • Số lượng người chơi: 6-20 người.
  • Chuẩn bị: Một số quả bóng, một sân chơi rộng.
  • Luật chơi: Chia các bé thành nhiều đội và xếp thành hàng dọc. Khi trò chơi bắt đầu, bé đứng đầu hàng sẽ dùng chân lấy quả bóng rồi nằm xuống, sau đó chuyền bóng qua đầu cho bạn phía sau. Những bạn ở phía sau dùng chân giữ bóng và tiếp tục chuyền cho đến hết. Bé cuối cùng sẽ lấy bóng bằng tay và chạy lên đứng ở đầu hàng. Đội nào hoàn thành nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
  • Yêu cầu: Các bé phải giữ bóng và chuyền bóng một cách cẩn thận và không để bóng rơi xuống đất, không được dùng tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể để nhận hoặc chuyền bóng khi chơi.
Chuyền bóng bằng hai chân là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị
Chuyền bóng bằng hai chân là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị

Xem thêm: Top 15+ game kinh dị chơi cùng bạn bè trên điện thoại, PC hay nhất hiện nay!!!

III. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non

Để có thể tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non cho các bé một cách an toàn và có hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn trò chơi tập thể cho trẻ mầm non phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, sở thích và năng lực của trẻ. Không nên chọn những trò chơi quá khó, quá nhàm chán, hoặc nguy hiểm cho trẻ.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng vật dụng, dụng cụ, sân bãi và thời gian cho trò chơi. Đảm bảo vật dụng, dụng cụ an toàn, sạch sẽ và đủ số lượng cho trẻ. Chọn sân bãi rộng rãi, thoáng mát và không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Phân bổ thời gian hợp lý cho từng trò chơi và không kéo dài quá mức.
  • Giới thiệu rõ ràng luật chơi, yêu cầu của trò chơi cho trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực và tuân thủ luật chơi. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và công bằng cho trẻ.
  • Theo dõi, hướng dẫn và can thiệp kịp thời khi trẻ chơi. Chú ý đến tình hình sức khỏe, tâm lý và hành vi của trẻ. Không để trẻ bị bỏ rơi, bị bắt nạt, bị xúc phạm hoặc bị tổn thương khi chơi. Nếu có xảy ra tranh cãi, xung đột hoặc tai nạn, phải giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tổng kết, đánh giá và phát triển kỹ năng của trẻ sau khi tham gia những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non. Khen ngợi, động viên và ghi nhận những thành tích, tiến bộ và nỗ lực của trẻ. Nhắc nhở, khuyên nhủ và chỉnh sửa những sai sót, thiếu sót và khó khăn của trẻ. Giúp trẻ nhận thức được những kỹ năng đã học được từ trò chơi và cách áp dụng vào cuộc sống.
Lưu ý khi tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non
Lưu ý khi tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non

Xem thêm: Top 10 trò chơi dân gian Việt Nam quen thuộc nhất với tuổi thơ

IV. Tổng kết.

Mua Bán vừa gợi ý cho bạn Top 20+ trò chơi tập thể cho trẻ mầm non mà bạn có thể tham khảo, khi có ý định tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho các bé. Nếu là các bậc phụ huynh, thầy cô giáo nên ghi nhớ, vì đây có thể là bí quyết rèn luyện cho trẻ những kĩ năng cần thiết cho cuộc sông như tư duy, thể chất, xã hội.

Ngoài ra, Muaban.net website rao văt hàng đầu, nơi có thể đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho bạn như bất động sản, tìm việc như giáo viên hay mua bán xe cũ, thiết bị điện tử – laptop cũ,… Truy cập ngay để có nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ