Thursday, December 19, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmKhám phá top 15 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non...

Khám phá top 15 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phổ biến nhất

Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non mang lại rất nhiều mặt tốt cho trẻ. Giúp các em phát triển về mặt tư duy, sức khỏe, đặc biệt là gắn kết với bạn bè xung quanh. Nhận thấy được điều đó, ngay tại bài viết này, Mua Bán sẽ gợi ý cho bạn 15 trò chơi dân gian hữu ích cho trẻ.

 Gợi ý TOP 15 trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non
Gợi ý TOP 15 trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non

I. Giới thiệu chung về trò chơi dân gian – Lợi ích đối với trẻ mầm non

Trò chơi dân gian là hoạt động vui chơi do người dân Việt Nam sáng tạo ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm mục đích giải trí, thư giãn sau các vụ mùa. Rồi dần dần trở nên phổ biến trong dân gian, trở thành trò chơi thường ngày của trẻ em.

Hiện nay, sự bùng nổ về công nghệ thông tin khiến cho các trò chơi tuổi thơ dần mất bóng, thay vào đó là các trò chơi điện tử. Chính vì thế, việc tổ chức trò chơi dân gian cho các bé là rất cần thiết và hữu ích. Mang lại cho trẻ cảm giác mới lạ, vui nhộn và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng như vận động, tư duy, đặc biệt là gắn kết trẻ với các bạn xung quanh.

Không những thế, đây còn là cơ hội cho trẻ hiểu rõ và tôn vinh những bản sắc văn hóa, con người Việt Nam.

Xem thêm: 10+ địa điểm đi chơi ngày 1/6 cho bé ở TP.HCM thú vị nhất

II. Các trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non phổ biến được yêu thích

Sau đây là top 15 trò chơi dân gian phù hợp với các bé mầm non mà Mua Bán muốn gợi ý cho những bậc phụ huynh, thầy cô có thể tham khảo:

1. Các sấu lên bờ siêu hồi hộp

Cá sấu lên bờ là một trong những gợi ý tuyệt vời khi tổ chức trò chơi dân gian cho các bé mầm non. Bởi khi tham gia, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng quan sát và phản xạ. Gắn kết các bạn nhanh hơn, tạo điều kiện cho bé kết bạn mới nhiều hơn. 

  • Số lượng người chơi: 8-10 người. Nếu số người chơi quá đông có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để chơi.
  • Luật chơi: Người đóng vai “cá sấu” không được phép dùng tay kéo người chơi trên bờ xuống sông. Người chơi khi qua sông thì không được quay lại giữa chừng, bắt buộc phải qua được bờ sông bên kia.
  • Cách chơi: Khi có tín hiệu, người chơi làm “cá sấu” sẽ bắt những người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước (tức là nhảy ra khỏi vạch). Người trên bờ có thể chọc tức cá sấu bằng cách thò chân xuống nước hoặc chạy qua bờ bên kia, để cá sấu đuổi bắt rồi vừa chạy vừa hát “cá sấu lên bờ…”. Cá sấu phải rượt bắt người chơi, bạn nào bị bắt thì phải thay thế vị trí cá sấu.
Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Cá sấu lên bờ
Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Cá sấu lên bờ

2. Trò chơi tuổi thơ: Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là 1 trò chơi dân gian của Việt Nam, gắn liền với bài đồng giao cùng tên. Khi chơi, trẻ sẽ được rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, khả năng quan sát và tinh thần đồng đội.

  • Cách chơi:

Trò chơi cần tối thiểu 3 người chơi. Một người xòe bàn tay ra và tất cả người chơi còn lại sẽ đặt ngón trỏ vào. Người xòe lòng bàn tay có trách nhiệm đọc thật nhanh:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”

Đến chữ “Ập”, người xòe lòng bàn tay nhanh chóng nắm tay lại, các thành viên còn lại phải cố gắng rút tay thật nhanh. Người bị bắt lại (không rút ngón tay ra kịp) sẽ thay thế vị trí  xòe bàn tay và tiếp tục đọc bài đồng dao cho các thành viên khác chơi.

Trò chơi chi chi chành chành
Trò chơi chi chi chành chành

3. Trò chơi kéo búa bao – Oẳn tù tì

Oẳn tù tì là trò chơi dân gian phổ biến nhất với trẻ em hiện nay. Đây là một trò chơi bằng tay tuy đơn giản nhưng lại rất vui nhộn và hấp dẫn. Rèn luyện cho trẻ sự phán đoán, phản xạ nhanh chóng.

  • Cách chơi:

Trò chơi tối thiểu cần 2 người chơi trở lên. Mỗi người sẽ chọn ra một trong ba hình dạng: kéo, búa hoặc bao, rồi đưa tay theo nhịp hát:

“Oẳn tù tì
Ra cái gì?
   Ra cái này!”

Sau khi kết thúc, cả hai phải đồng loạt dùng tay tạo hình tượng trưng cho các đồ vật như búa (nắm bàn tay lại), bao (xòe lòng bàn tay ra),  kéo (chĩa ngón trỏ và giữa).

Trò chơi oẳn tù tì
Oẳn tù tì trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non đơn giản nhất

Thắng thua dựa vào quy tắc sau: Búa nện kéo, kéo cắt bao, bao thắng búa.

Quy tắc trò chơi oẳn tù tì
Quy tắc trò chơi oẳn tù tì

Xem thêm: Top 10 trò chơi dân gian Việt Nam quen thuộc nhất với tuổi thơ

4. Trò chơi bịt mắt bắt dê cực kì vui

Đây là trò chơi được trẻ em Việt Nam vô cùng yêu thích, bạn thậm chí có thể thấy “Bịt mắt bắt dê” đã được vẽ lên trong bức tranh Đông Hồ. Đặc biệt, trò chơi này rất thích hợp cho các bé mầm non để giải trí, nâng cao sức khỏe, rèn luyện khả năng lắng nghe (thính giác) và tư duy phán đoán.

  • Cách chơi:

Tìm ra người chơi bị bịt mắt để bắt dê trước, bằng cách chơi oẳn tù tì hoặc “tay trắng tay đen”. (Tùy số lượng người tham gia, số người bịt mắt có thể là 2 hoặc 3).

Các thành viên còn lại sẽ là “dê” xếp thành vòng tròn, có nhiệm vụ không để bị bắt và phải liên tục kêu “be, be”. Nếu bị bắt sẽ thay thế vị trí người bị bịt mắt.

Ở một số biến thể: Khi người bị bịt mắt bắt được người chơi khác, bắt buộc phải đoán đúng tên người bị bắt, nếu không trò chơi vẫn được tiếp tục.

Trò chơi bịt mắt bắt dê
Trò chơi bịt mắt bắt dê

5. Đi tàu hỏa siêu giải trí

Tiếp theo là 1 trò chơi dân gian rất phù hợp với các bé bởi lối chơi đơn giản và sự thú vị mà nó mang lại. Đồng thời, giúp bé rèn luyện khả năng lắng nghe, phân tích cũng như gắn kết với bạn bè xung quanh.

  • Cách chơi:

Tất cả xếp thành hàng dài, hai tay đặt lên vai người phía trước. Người quản trò sẽ hô khẩu lệnh “Xe lên dốc” – Người chơi phải nhón chân lên, “Xe xuống dốc” – Người chơi buộc phải di chuyển bằng gót chân. Người quản trò cần liên tục đổi khẩu lệnh, nếu người chơi làm sai sẽ phải rời hàng.

Trò chơi đi tàu hỏa
Trò chơi đi tàu hỏa

6. Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trò chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam. Đây chính là kí ức tuổi thơ gắn liền với bao thế hệ từ ngày xưa đến nay. Trò chơi sẽ rèn luyện sức khỏe cho trẻ, nâng cao tinh thần đồng đội cũng như gắn kết các bé lại với nhau.

  • Cách chơi:

Trò chơi được chia thành hai phe “Chủ – Khách”. Có thể phân định bằng oẳn tù tì, ai thua sẽ là chủ. Các thành viên còn lại sẽ là khách, xếp thành một hàng.

Mọi người sẽ đồng thanh hát: “ Rồng rắn lên mây có cái cây nhúc nhích, có ông chủ ở nhà không,..?”

Vai trò của người đầu hàng sẽ là không cho chủ bắt các thành viên phía sau bằng cách dang hai tay ra. Nếu ai bị bắt sẽ về đội chủ và chờ xử phạt.

Trò chơi Rồng rắn lên mây
Trò chơi Rồng rắn lên mây

7. Cướp cờ đầy kịch tính

Cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian được các bé ưa thích nhất hiện nay bởi sự kịch tính và hồi hộp mà nó mang lại. Trò chơi mang đậm tính cạnh tranh, đảm bảo sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ và đem đến cho các bé nhiều bài học có giá trị

  • Cách chơi:

Sẽ có hai đội, mỗi đội tối thiểu 3-5 thành viên, xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Mỗi thành viên sẽ có một số thứ tự, khi được người quản trò (giáo viên) gọi đến số của mình thì thành viên đó phải chạy lên và cướp cờ về đội mình. Khi hết cờ, đội nào có số cờ nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.

Quy tắc: Chỉ được chạy lên khi có hiệu lệnh. Khi đã lấy được cờ, thành viên đó không được để đối thủ chạm vào nếu không sẽ thua cuộc. Người cầm cờ phải tìm cách đánh lạc hướng đối thủ và đem cờ về cho đội.

Trò chơi cướp cờ
Trò chơi cướp cờ

Xem thêm: Trò Chơi Trí Tuệ: Những Trò Chơi Mới Cho Năm 2021

8. Mèo đuổi chuột cực kì thú vị

Một trong những thiếu sót khi tổ chức trò chơi dân gian cho các bé, đó là bỏ qua “Mèo đuổi chuột”. Đây là trò chơi được đa số trẻ em ưa thích. Giúp nâng cao khả năng phản xạ cho trẻ. Đặc biệt, trẻ sẽ được rèn luyện sức khỏe, thể chất một cách tối ưu.

  • Cách chơi:

Đây là trò chơi không giới hạn người chơi, tuy nhiên để kiểm soát được tốt hơn, các thầy cô nên lưu ý số lượng tham gia có thể là tầm 5-20 thành viên.

Trò chơi bao gồm: 1 “Mèo”, 1 “Chuột” và các thành viên còn lại sẽ làm hành lang bằng cách nắm tay tại thành vòng tròn.

Bắt đầu, “Mèo” và “Chuột” đứng quay lưng lại vào nhau. Khi nghe có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì mọi người đồng thanh hát bài hát “Chuột và mèo” để “Mèo” bắt “Chuột”. Chuột phải chạy thật nhanh nhẹn, né sự truy đuổi của mèo qua các hành lang. Mèo cố gắng bắt chuột với sự cản trở của hành lang. Các thành viên đóng vai hành lang, có nhiệm vụ hỗ trợ chuột bằng cách đưa tay lên và ngăn cản mèo bằng cách hạ tay xuống.

Bài hát:

“Chuột nhắt chít chít
Mèo con meo meo
Chẳng chạy được đâu
Mèo con nhanh chân
Tóm ngay chuột nhắt
Chít chít chít chít.”

Trò chơi Mèo đuổi chuột
Trò chơi Mèo đuổi chuột

9. Trò chơi thả chó siêu vui

Tuy là trò chơi không được phổ biến, nhưng nếu bạn muốn mang lại không khí mới lạ cho trẻ thì đây là một trong những gợi ý thú vị khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non.

  • Cách chơi:

Đây là trò chơi không giới hạn người chơi. Được chia thành ba vai đó là chủ, thỏ và chú chó được phân định bằng trò “Ù à ù ập”. Thành viên làm chủ sẽ xòe lòng bàn tay ra, các thành viên còn lại đặt ngón tay trỏ lên. Khi “chủ” dứt câu “Ù à ù ập” thì nhanh chóng rút tay về, thành viên nào bị bắt thì sẽ đóng vai “chú chó” và còn lại sẽ là thỏ.

Bắt đầu trò chơi, ông chủ sẽ mô tả một đồ vật. Thỏ có nhiệm vụ đi tìm chạm vào đồ vật đó, rồi quay về chạm ông chủ. Cùng lúc đó “chú chó” sẽ được thả truy đuổi theo thỏ. Thỏ sẽ phòng ngự bằng cách đi trong tư thế “khum” và hai tay chéo lại đặt lên lỗ tai. Trong trường hợp thỏ không đáp ứng được 2 điều kiện phòng ngự trên mà bị “chú chó” chạm vào sẽ phải thay thế vào vị trí “chú chó”.

Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Thả chỏ
Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Thả chỏ

Mời bạn tham khảo các mẫu điện thoại có cấu hình cao chơi game siêu mượt:

 

10. Trò chơi Cáo và thỏ cực hay

Cáo và thỏ là một trò chơi vận động dân gian rất thú vị và bổ ích cho trẻ mầm non. Trò chơi này sẽ giúp trẻ rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, khéo léo và tạo sự kết nối, đoàn kết giữa các bạn nhỏ.

  • Cách chơi:

Đây là trò chơi bắt buộc phải có trên 5 người tham gia.

Mỗi đội sẽ có hai thành viên, một bé đóng vai chú thỏ, thành viên còn lại sẽ là hang thỏ. Và một bạn sẽ làm cáo với nhiệm vụ rình bắt những chú thỏ ra khỏi hang đi kiếm ăn.

Các chú thỏ khi ra khỏi hang sẽ đưa hai tay lên đầu làm tai thỏ. Khi bị “cáo” truy đuổi, “thỏ” phải nhanh chóng chạy về đúng hang của mình, nếu bị cáo chạm sẽ thua hoặc nhầm hang sẽ bị đưa ra ngoài. Hình phạt là phải thay thế vị trí của cáo.

Trò chơi cáo và thỏ
Trò chơi cáo và thỏ

Xem thêm: 30 Trò chơi vận động giúp trẻ tăng cường sức khỏe hiệu quả

11. Dung dăng dung dẻ

Kế tiếp là một trò chơi dân gian với bài đồng dao rất phổ biến với các bé mầm non. Dung dăng dung dẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và nhịp nhàng cho các bé khi chơi.

  • Cách chơi :

Vẽ những vòng tròn xuống mặt đất với số lượng bằng số người tham gia trừ đi một. Tất cả các thành viên nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn, vừa đi vừa hát. Sau khi bài hát kết thúc, tất cả phải nhanh chóng chọn cho mình một vòng tròn. Thành viên nào không có vòng tròn sẽ bị loại. Cứ mỗi thành viên bị loại, sẽ loại bỏ một vòng tròn và trò chơi được tiếp tục cho đến khi chỉ còn một thành viên.

Bài hát trong trò chơi:

“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi sụp xuống đây.”

Trò chơi Dung dăn dung dẻ
Trò chơi Dung dăn dung dẻ

12. Trò chơi dân gian: Kéo co

Kéo co là một trò chơi truyền thống được nhiều trẻ em yêu thích, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non. Trò chơi này giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần, cải thiện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, và tăng cường tinh thần đoàn kết cho các bé.

  • Cách chơi:

Trò chơi gồm có hai đội chơi, với số lượng thành viên giống nhau, nên quy định về thể lực (như hạng cân) cho công bằng. Mỗi đội sẽ nắm hai đầu của sợi dây được chuẩn bị từ trước, ở giữa sợi dây có buộc một mảnh vải đỏ.

Khi có hiệu lệnh, hai đội sẽ phải cố gắng hết sức kéo đội kia về phía mình, đội có phần vải đỏ lệch về phía mình nhiều hơn, thì sẽ là đội chiến thắng.

Thông thường, sẽ được phân định bằng 3 lượt chơi, đội nào thắng 2 sẽ chiến thắng.

Trò chơi kéo co
Trò chơi kéo co

13. Trò chơi đơn giản: Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian và là một môn thể thao đồng đội rất vui nhộn và hấp dẫn cho các bé mầm non. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng. Đồng thời tạo không khí sôi nổi, đoàn kết và sảng khoái cho các bé.

  • Cách chơi:

Đây là trò chơi theo đội, các đội tham gia phải có số lượng bằng nhau. Mỗi người chơi đều được phát cho một chiếc bao bố. Các đội xếp thành hàng dọc dưới vạch xuất phát.

Bắt đầu chơi, người tổ chức phải phân làn bằng cách kẻ các đường thẳng cho tới vạch đích. Mục đích của việc này giúp cho các đội chơi không cản đường của nhau. Nếu đội nào nhảy qua làn của đội khác thì phải nhảy lại từ vạch xuất phát.

Người chơi phải nhảy đến đích và vòng lại vạch xuất phát, lúc đó thành viên tiếp theo mới được xuất phát. Đội nào có thành viên nhảy về vạch xuất phát đầu tiên thì sẽ chiến thắng.

Trò chơi nhảy bao bố
Trò chơi nhảy bao bố

14. Trò chơi kích thích trí thông minh – Ô ăn quan

Đây là trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non rất phổ biến ở Việt Nam. Trò chơi này bao gồm một bàn cờ với hình chữ nhật gồm 10 ô vuông (gọi là ô dân) và được chia thành 5 ô đối xứng nhau. Ở đầu hình chữ nhật có 2 ô hình bán nguyệt của ô quan.

  • Cách chơi:

Bắt đầu với 5 quân cờ trong mỗi ô ở giữa bàn cờ. Người chơi di chuyển quân cờ của mình bằng cách lấy tất cả các quân cờ từ một ô, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần qua một ô sẽ bỏ lại một quân cờ.

  • Nếu người chơi đi qua một ô có một hoặc hai quân cờ của đối phương, họ phải lấy các quân cờ đó và đặt chúng vào ô còn trống bên cạnh ô đó.
  • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.

Khi hết quân ở một ô, nước đi kết thúc và người chơi tiếp theo được phép bắt đầu lượt của mình. Mục tiêu của trò chơi là ăn hết quân cờ của đối phương hoặc khi không còn đường đi nào hợp lệ.

Bàn cờ trong trò chơi ô ăn quan
Bàn cờ trong trò chơi ô ăn quan
Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Ô ăn Quan
Trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non: Ô ăn Quan

15. Trốn tìm cực hồi hộp

Trốn tìm là một trò chơi dân gian với lối chơi vui nhộn và hấp dẫn cho trẻ em. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sáng tạo và tinh thần đồng đội. Qua đó tạo nên không khí vui vẻ, thân thiện và gần gũi cho các bé.

  • Cách chơi:

Đây là trò chơi không giới hạn người chơi nhưng tối thiểu cần 3 người chơi. Chọn một người sẽ chịu trách nhiệm đi tìm bằng cách “oẳn tù tì”. Bố trí khu vực chơi được chỉ định an toàn và không có bất kỳ chướng ngại vật nào có thể gây hại cho người chơi. Những thành viên khác có một khoảng thời gian nhất định, để chọn chỗ ẩn nấp.

Sau khi đếm xong, người chơi chịu trách nhiệm tìm sẽ đi tìm các thành viên còn lại. 

Trò chơi trốn tìm
Trò chơi trốn tìm

Xem thêm: Top 20 trò chơi tập thể gắn kết tình đồng đội hấp dẫn

III. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non

Việc tổ chức trò chơi dân gian sẽ đem lại rất nhiều lợi ích và bài học cho trẻ. Giúp các bé trở nên vui vẻ hơn khi đến trường. Tuy nhiên, việc gì cũng sẽ có rủi ro, thế nên vấn đề an toàn cho trẻ là hết sức cần thiết. Sau đây là một số lưu ý khi tổ chức trò chơi cho trẻ tại trường mà các bậc phụ huynh và giáo viên cần ghi nhớ:

  • Đảm bảo an toàn: Trước khi bắt đầu trò chơi, hãy kiểm tra kỹ địa hình và đảm bảo rằng không có nguy hiểm nào gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Chọn trò chơi phù hợp: Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ, đảm bảo trẻ tham gia tích cực.
  • Đưa ra hướng dẫn rõ ràng: Trước khi bắt đầu một trò chơi nào đó, đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho trẻ, nhắc nhở trẻ được làm gì và không được làm gì.
  • Theo dõi trò chơi: Trẻ em khi tham gia những trò chơi vận động có thể xảy ra nhiều rủi ro, nên cần 100% sự quan tâm và giám sát của người lớn.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Trò Chơi Team Building Siêu Vui Nhộn Theo Chủ Đề

IV. Tổng kết

Vừa rồi là top 15 gợi ý trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non, mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp các bậc phụ huynh và giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho trẻ nhiều bài học bổ ích, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.

Mua Bán rất vui khi được chia sẻ cùng bạn về những kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn cùng biết. Và thường xuyên ghé Muaban.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin như tuyển giáo viên mầm non, bất động sản, đồ gia dụng thiết bị điện tử,… Xin cảm ơn!

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ