Toxic Positivity là gì? Có phải bạn cũng từng là nạn nhân của Toxic Positivity? Có phải khi người khác gặp chuyện tiêu cực bạn cũng từng khuyên họ “Hãy tích cực lên nào”? Đó là những lúc lý trí và cảm xúc không tương thích lẫn nhau và hình thành nên Toxic Positivity – sự tích cực độc hại. Để tìm hiểu rõ hơn và chi tiết hơn về Toxic Positivity, hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Mua Bán nhé!
1. Toxic Positivity là gì?
Toxic Positivity là việc cố gắng bài trừ, phớt lờ những trải nghiệm không mong muốn, những cảm xúc tiêu cực một cách thái quá. Cũng từ đó, nó dẫn đến sự từ chối, đánh giá thấp và thậm chí là xem thường những cảm xúc cũng như những trải nghiệm chân thật của con người.
Những người có sự tích cực độc hại dường như không nhận thức được những việc mà bản thân và những người xung quanh đang thực sự trải qua, họ luôn nghĩ làm như vậy họ sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
Sự tích cực mà chúng ta cố gượng ép cho bản thân ấy chỉ là một “vỏ bọc” bên ngoài, chẳng hề có tác dụng gì về mặt tâm lý và cũng chẳng phải là cách để giải quyết vấn đề.
Tham khảo thêm tin đăng việc làm lương cao tại Muaban.net
>>>Có thể bạn quan tâm: Gaslighting Là Gì? 12 Chiêu Trò Phổ Biến Của Những Kẻ Gaslighting
2. Khi nào sự tích cực lại trở nên độc hại?
Sự tích cực độc hại thường bị nhầm lẫn với sự lạc quan và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, bằng cách nhận thức được các dấu hiệu thông thường của tích cực độc hại. Bạn có thể phân biệt chúng dễ dàng bởi biểu hiện sau:
2.1 Trốn chạy khó khăn
Khi một người bị “nhiễm” tích cực độc hại, họ tin rằng bất kỳ cảm giác khó chịu nào cũng là cảm giác tội lỗi. Do đó, họ phải né tránh chúng và các yếu tố kích hoạt chúng bằng mọi cách.
Tuy nhiên, chúng ta trốn tránh và phớt lờ vấn đề bao lâu cũng không quan trọng, vấn đề và khó khăn vẫn ở đó và cần chúng ta đối mặt. Hành động này làm giảm khả năng đối phó và giải quyết vấn đề của chúng ta. Và chính vì điều đó, bạn sẽ không thể rút kinh nghiệm, ngoài việc không thể trưởng thành từ những thất bại của chính mình, còn dẫn đến khả năng bên ngoài và sức mạnh bên trong bị bó buộc, không phát huy được.
2.2 Che giấu cảm xúc của chính mình
Trong cái bẫy của sự tích cực độc hại, việc khóc và bày tỏ cảm xúc thật yếu đuối và thảm hại. Tương tự như vậy, những suy nghĩ tiêu cực càng khó được chấp nhận hơn.
Để bảo vệ cái tôi của mình, những người tích cực độc hại thường kìm nén cảm xúc của mình trước mặt người khác. Biểu hiện phổ biến nhất là họ không dám nói hoặc luôn tỏ ra lảng tránh về các vấn đề của họ. Bởi một lý do rằng họ bất an vì bản thân không hoàn hảo hoặc sợ bị chỉ trích.
Tích cực độc hại cũng là khi bạn sợ bộc lộ cảm xúc thật của mình với người khác vì tin rằng nó sẽ phá hủy mọi mối quan hệ của bạn. Nhiều người có thói quen giữ im lặng và che giấu sự khó chịu của mình. Mỗi khi có mâu thuẫn với “nửa kia” họ không dám nói ra vì muốn bảo vệ mối quan hệ. Khi xung đột chồng chất, họ cảm thấy mệt mỏi vì phải che giấu cảm xúc của mình. Và rồi mối quan hệ càng khó cứu vãn hơn.
2.3 Gạt bỏ những điều khó chịu của bản thân
Toxic Positivity còn là một cái bẫy khiến con người ta sẵn sàng gạt bỏ, “đầu hàng” và chịu đựng trước những điều khiến bản thân khó chịu. Bởi trong thế giới quan của họ không hề tồn tại những điều được cho là tiêu cực như vậy, suy nghĩ luôn hướng đến một cuộc sống màu hồng đến viển vông.
>>>Có thể bạn quan tâm: Bế tắc là gì? 7 cách giải thoát bản thân khỏi sự bế tắc trong cuộc sống
2.4 Cảm thấy tội lỗi với bản thân vì những cảm xúc tiêu cực
Khi một người trải qua những cảm xúc tiêu cực, họ cần hiểu rằng những gì họ đang cảm thấy là hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ khiến họ giảm phần căng thẳng và mệt mỏi hơn khi trực diện vấn đề.
Toxic Positivity khiến chúng ta tin rằng chỉ có sự tích cực mới là cảm xúc tốt nhất. Những cảm giác không dễ chịu như đau đớn, tức giận, sợ hãi, lo lắng,… đều xấu và không nên.
Do đó, khi một người gặp khó khăn, tích cực độc hại sẽ khiến họ cảm thấy tội lỗi vì đã không tích cực. Khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, họ thường có xu hướng đổ lỗi cho bản thân. Và tích cực độc hại khiến họ tin rằng những khó khăn mà họ gặp phải đều bắt nguồn từ sự tiêu cực này.
2.5 Đưa ra quan điểm thay vì lắng nghe
Những cá nhân được cho là người tích cực độc hại thường có xu hướng bỏ qua những cảm xúc của bản thân và của những người xung quanh vì thế họ thường là tuýp người thích chứng tỏ quan điểm của bản thân thay vì lắng nghe. Họ thiếu sự đồng cảm với những trải nghiệm của đối phương.
Sẽ rất khó để bạn bắt gặp hình ảnh họ chia sẻ và lắng nghe một ai đó. Đây là một biểu hiện của Toxic Positivity mà khiến các mối quan hệ dễ trở nên xa cách và đổ vỡ.
2.6 Hạ thấp người khác khi họ tiêu cực
Những người tích cực độc hại thường không bỏ qua cảm xúc thật của chính mình và họ cũng có thái độ tương tự đối với cảm xúc của người khác, đặc biệt họ sẽ đánh giá thấp khi những người xung quanh có cảm xúc tiêu cực. Bởi như đã nói, họ chính là những kẻ tôn thờ một cách thái quá và mù quáng sự tích cực.
2.7 An ủi người khác bằng lời sáo rỗng
“Chẳng có gì đáng buồn, có nhiều điều tồi tệ hơn thế.” Đó có lẽ là sự an ủi tồi tệ nhất mà một người có thể dành cho người khác. Nhưng thật không may, tất cả chúng ta đều đã nghe câu này ít nhất một lần.
Đúng là mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên nói điều đó khi người khác gặp vấn đề. Vì dù chỉ là một câu nói, bạn cũng chứng tỏ mình không tôn trọng cảm xúc của họ. Hơn thế, nó còn làm cho người đối diện phải chạnh lòng, trong khi có rất nhiều người khác có hoàn cảnh buồn hơn.
Sự thật là, mỗi người đều có giới hạn chịu đựng của riêng mình. Chỉ vì bạn cho rằng vấn đề của mình không nghiêm trọng không có nghĩa là những người khác cũng phải cảm thấy như vậy. Do đó, tốt hơn là tôn trọng cảm xúc của người khác trong trường hợp này hơn là đưa ra phán xét. Bởi vì không ai trong chúng ta biết những gì anh ấy đã trải qua.
3. Tác hại của Toxic Positivity
3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Khi bạn bỏ qua sự khó chịu của mình, nó vẫn ở đó. Nhưng không rõ ràng như khi bạn để ý đến nó. Cảm giác khó chịu kéo dài và dai dẳng trong tâm trí sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kìm nén cảm xúc không mang lại lợi ích gì. Thậm chí, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của con người. Gây ra nhiều phản ứng tiêu cực như mất ngủ, lo lắng và các vấn đề về tiêu hóa.
Những người có thói quen kìm nén cảm xúc cũng hình thành những thói quen không tốt cho sức khỏe như thức khuya, ăn uống mất kiểm soát, nghiện công việc… Những thói quen này thực sự là cơ chế đối phó của con người khi đối mặt với những tổn thương.
Kiềm chế cảm xúc để giữ bình tĩnh đôi khi sẽ cần thiết trong một số trường hợp. Nhưng về lâu dài, bạn buộc phải đối mặt với những vấn đề của mình và tìm cách giải quyết chúng. Đó là cách lành mạnh nhất mà mọi người nên hướng đến để chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình.
3.2 Hình thành cảm xúc thứ cấp
Cảm xúc thứ cấp là phản ứng của bạn đối với cảm xúc của chính mình. Ví dụ, bạn buồn bã sau khi chia tay với người yêu (cảm xúc) và bạn cảm thấy xấu hổ về điều đó (cảm xúc thứ cấp).
Carolyn Karoll – một nhà trị liệu tâm lý đã cho rằng cảm xúc là một phần trải nghiệm của con người và chỉ mang tính nhất thời.
Tự đánh giá bản thân vì những cảm xúc này dẫn đến những cảm xúc thứ cấp mãnh liệt hơn như xấu hổ, đau khổ, thất vọng, lo lắng. Chúng khiến bạn mất tập trung vào việc giải quyết vấn đề hiện tại và khiến bạn mất đi lòng trắc ẩn.
3.3 Tăng mức độ của cảm xúc tiêu cực
Theo Jaime Zuckerman – một nhà tâm lý học lâm sàng, sự tích cực độc hại về cơ bản là một cách để phủ nhận sự khó chịu bên trong. Khi bị từ chối, những cảm xúc tiêu cực ngày càng trở nên lớn hơn khi chúng không được xử lý.
3.4 Tự cô lập chính mình
Khi phủ nhận cảm xúc của mình, chúng ta dần mất kết nối với chính mình. Nó cũng khiến những người khác khó kết nối với chúng ta hơn. Lúc này, bạn đang cố tạo một “vỏ bọc” rằng mình vẫn ổn và không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.
3.5 Hình thành rào cản của động lực
Luôn suy nghĩ tích cực đôi khi có thể là con dao hai lưỡi ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ dành thời gian để mơ về một tương lai tươi sáng khi họ làm điều gì đó (giảm cân, kinh doanh,…) sẽ ít có động lực để biến nó thành hiện thực. Bởi vì lúc này, triển vọng tích cực đã có sẵn trong đầu họ. Họ mải mê đến mức nghĩ rằng họ đã làm được.
4. 6 cách giúp bạn tránh xa Toxic Positivity
Sau khi nhận ra rằng bạn đang bị ảnh hưởng bởi tính tích cực độc hại, bạn có thể tham khảo những phương pháp sau để cải thiện tâm lý, giúp bạn và cả những người xung quanh có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
4.1 Thành thật với cảm xúc của bản thân
Thay vì phủ nhận những cảm xúc tiêu cực, hay cảm giác lo lắng, sợ hãi, hãy đối mặt với chúng một cách thành thật. Sự trung thực này giúp bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra và có những cách hiệu quả để đối phó với nó. Tập trung vào việc chăm sóc bản thân và phát triển bản thân để đối mặt với nỗi sợ hãi một cách tự tin.
Nhưng đừng cảm thấy bất an nếu bạn cảm thấy nhiều hơn một cảm xúc tiêu cực. Vì tình cảm của con người không đơn giản, không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được nó.
>>>Có thể bạn quan tâm: Giá trị của bản thân là gì? Cách xây dựng giá trị bản thân
4.2 Chấp nhận mọi cảm xúc
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó khó hơn bạn nghĩ. Khi bạn phải nhìn thẳng vào những cảm xúc khiến bạn cảm thấy khó chịu. Chúng ta thường có xu hướng trốn tránh chúng.
“Tôi quá bận rộn để giải quyết các vấn đề của mình.” “Phải xem xét vấn đề khiến tôi rất lo lắng.” “Tôi không muốn làm tổn thương người khác”,… Bạn có biết những lời ngụy biện này không? Hãy nhớ rằng mọi cảm xúc đều có giá trị và không nên kìm nén cảm xúc nào. Khi có những cảm xúc khiến chúng ta trở nên tiêu cực, những gì chúng ta cần làm là nhận ra lý do tại sao chúng ta cảm thấy những gì chúng ta cảm thấy. Vấn đề gây ra cảm giác này là gì. Không tìm được cách thoát khỏi cảm giác khó chịu này.
Chỉ khi trải qua nỗi đau, sự thất vọng hoặc tiêu cực, chúng ta mới trân trọng những khoảng thời gian hạnh phúc hơn. Vì vậy, không loại cảm xúc nào đáng được được ưu tiên hoặc ghét bỏ.
4.3 Không an ủi người khác một cách sáo rỗng
Những câu nói như “Mọi chuyện sẽ ổn thôi” thường sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hơn. Nó dập tắt những cảm xúc tự nhiên và từ chối giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thay vào đó, hãy an ủi người khác dựa trên thực tế và hiện tại.
Chẳng hạn thay vì nói “Không sao, Bạn sẽ ổn thôi,” hãy nói, “Bạn có thể buồn một chút, sau đó bạn có muốn thử cái gì khác không?”
4.4 Lắng nghe một cách chân thành
Khi ai đó chia sẻ với bạn một vấn đề, một câu chuyện mà họ đang gặp phải, thay vì sử dụng những lời sáo rỗng thông thường, hãy tạo cho đối phương cảm giác an toàn và cho họ biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ họ nếu cần. Hãy để họ chấp nhận cảm xúc thật của mình và giúp họ tìm ra giải pháp, thay vì luôn bảo họ hãy cố gắng sống lạc quan và vui vẻ hơn.
4.5 Thừa nhận rằng cảm xúc chẳng phải luôn rạch ròi
Jaime Long – một nhà tâm lý học lâm sàng cho rằng sự tích cực lành mạnh không phủ nhận những cảm xúc thực sự. Nó không cực đoan bởi một góc nhìn nhất định, điều này có nghĩa rằng hai cảm xúc trái ngược vốn vẫn có thể tồn tại cùng nhau.
Ví dụ, bạn có thể cảm thấy buồn vì mất đi công việc yêu thích, nhưng cũng hy vọng tìm được một công việc mới. Khi bạn không còn đánh đồng những cảm xúc tiêu cực (buồn bã, thất vọng, ghen tị,…) với những phiền toái và rằng chúng phải bị loại bỏ, bạn sẽ có lòng trắc ẩn hơn với chính mình.
4.6 Tìm đến chánh niệm
Chánh niệm là sự hiểu biết những gì đang xảy ra và đang tồn tại trong hiện tại. Tự nhận thức, sống hài hòa với bản thân và với môi trường.
Có người đã từng nói: “Nếu bạn không sống cho hiện tại. Hoặc là bạn có thể mong đợi một cái gì đó không chắc chắn. Hoạc chỉ biết gặm nhấm nỗi đau và sự nuối tiếc”.
Thực hành chánh niệm là một cách tuyệt vời để kiểm soát cảm xúc của bạn. Và tạo không gian cởi mở, thoải mái để trò chuyện với chính mình. Khi bạn hiểu rõ hơn về bản thân, bạn sẽ ngừng phán xét bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung nhiều hơn vào cuộc sống nội tâm của bạn. Bạn có thể thực hành chánh niệm bằng cách luyện tập thiền định. Hãy chú ý đến cảm xúc của bạn và những gì đang diễn ra trong cơ thể và tâm trí của bạn.
Qua bài viết trên, Muaban.net đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Toxic Positivity là gì?”. Một tinh thần lạc quan và tích cực yêu đời là điều đáng trân trọng. Nhưng tích cực không phải lúc nào cũng lành mạnh. Hy vọng rằng bạn luôn hình thành lối sống và tư duy tích cực cho cả thể chất và tâm hồn của bản thân nhé!
>>>Xem thêm: Dấn Thân Là Gì? Bước Ngoặt Quan Trọng Dẫn Đến Con Đường Thành Công