Trong cuộc sống đầy những biến động, áp lực như hiện nay thì tiêu cực là một tình trạng xảy ra ở rất nhiều người. Vậy tiêu cực là gì? Làm thế nào để xua tan mọi tiêu cực trong cuộc sống. Hãy theo chân Muaban.net để cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi này nhé!
I. Tiêu cực là gì?
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần trải qua những cảm xúc sụp đổ, mất niềm tin, thất vọng và từ đó suy nghĩ tiêu cực. Với cuộc sống không ngừng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao và các áp lực từ bản thân, bạn bè, gia đình, xã hội, cộng đồng đôi khi khiến chúng ta rơi vào tình trạng tiêu cực.
Vậy tiêu cực là gì? Tiêu cực chính là những hành động, suy nghĩ không lạc quan. Tình trạng này xuất hiện khi chúng ta bị tác động theo chiều hướng xấu. Khi rơi vào trạng thái tiêu cực, chúng ta sẽ bị stress nặng, lo lắng, bồn chồn và mệt mỏi trong thời gian dài.
II. Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tiêu cực là gì? Có thể là yếu tố từ chính bản thân của những người tiêu cực, cũng có thể là bị tác động từ bên ngoài. Và dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây ra trạng thái tiêu cực cho nhiều người hiện nay
Các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ
Đối với một số người, họ coi trọng quá khứ hơn hiện tại. Họ luôn suy nghĩ về quá khứ, hoài niệm và khó buông bỏ. Khi chẳng may trong quá khứ họ đã có những trải nghiệm, sự cố không đáng có xảy ra thì những biến động ấy sẽ đeo bám trong tâm trí họ mãi không buông. Từ đó, họ sẽ có xu hướng bi quan, mất nhiều tin vào bản thân và luôn cảm thấy thất vọng về cuộc sống.
Các sự kiện xảy ra không mong muốn
Cuộc sống không phải lúc nào cũng rải đầy hoa hồng và mọi sự kiện, mọi hiện tượng trong cuộc sống cũng không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý chúng ta. Khi mọi thứ đều diễn ra một cách trơn tru như ta mong đợi thì tâm trạng chúng ta cũng sẽ ổn định và lạc quan.
Tuy nhiên, khi mọi thứ đi trật nhịp thì một số người trở nên tiêu cực, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan, nghiêm trọng hơn là trầm cảm và dẫn đến tự tử khi bản thân mắc sai lầm, rớt đại học, rớt môn, áp lực tài chính hay bị mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Ảnh hưởng từ những người xung quanh
Kỳ vọng, mong muốn của những người xung quanh cũng là một nguyên nhân khiến người ta suy nghĩ tiêu cực. Cha mẹ hay người thân đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, vợ chồng thành đạt, kiếm nhiều tiền,… nhưng mong muốn của những người thân xung quanh lại vô tình đặt áp lực lên con cái.
Bên cạnh đó, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh, khi bạn cố gắng làm hài lòng ai đó, bạn có thể sẽ mất lòng của một người khác. Chính vì vậy việc những người xung quanh nhận xét, đánh giá hay nói những điều thậm tệ hơn là không tốt về bạn là điều khó tránh khỏi, đối với những người đa cảm, dễ bị tác động thì đó là cú sốc tâm lý.
Từ đó dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, tự ti, buồn bã, vướng vào vòng luẩn quẩn đấu tranh tình cảm ngày này qua ngày khác, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Di truyền
Theo nghiên cứu, tính cách con người có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Vì vậy, nếu cha mẹ là người trầm tính, ngại khó khăn hoặc bi quan về cuộc sống, có thể khiến con cái sinh ra mang tính cách của cha mẹ khi phải đối mặt với những áp lực, khó khăn của cuộc sống sau này.
Ngoài ra, yếu tố này còn chịu tác động của phương pháp giáo dục và yếu tố tâm lý xã hội. Những người có cha mẹ thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, bi quan có thể hình thành suy nghĩ tương tự khi gặp những vấn đề nan giải, khó khăn trong cuộc sống.
Ảnh hưởng từ lối sống
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, suy nghĩ tiêu cực có thể xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, buông thả của con người. Ví dụ như uống rượu, hút thuốc lá, thức khuya hay dùng các chất kích thích,… sẽ khiến con người luôn rơi vào trạng thái uể oải, thiếu sức sống, sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.
Do các bệnh tâm lý, tâm thần
Những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng có thể là biểu hiện của các vấn đề về tâm lý và tinh thần như rối loạn nhân cách, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,… Những cảm xúc và hành vi khiến suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
Tuy nhiên, những người có vấn đề về tâm lý lại không biết cách kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của mình, ngay cả khi họ nhận thức được sự vô lý trong suy nghĩ của mình.
III. Biểu hiện của người tiêu cực là gì?
Sự tiêu cực có thể thể hiện qua nhiều cách khác nhau như lời nói, thái độ, hành động hay sự im lặng. Và đây là một số biểu hiện của người tiêu cực:
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng mọi lúc
- Đề cập những vấn đề tiêu cực, đánh giá mọi thứ với thái độ bi quan
- Than thở về cuộc sống hay những vấn đề của bản thân
- Nhạy cảm, dễ cáu giận
- Im lặng, tách biệt với mọi người xung quanh
- Luôn trong trạng thái uể oải và thiếu sức sống
IV. Cảm xúc tiêu cực tác động xấu đối với bản thân và những người xung quanh
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng “Hậu quả của suy nghĩ tiêu cực là gì?”. Và dưới đây là 3 yếu tố sẽ bị tác động nghiêm trọng khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực.
1. Thể chất
Các vấn đề về đường ruột
Hệ thống thần kinh trung ương có liên quan chặt chẽ với các tế bào thần kinh lót đường ruột. Khi suy nghĩ tiêu cực, tín hiệu do não gửi đến sẽ truyền đến các tế bào thần kinh trong ruột, dẫn đến hàng loạt vấn đề như giảm nhu động ruột, giảm hấp thu dinh dưỡng, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột,…
Huyết áp cao
Suy nghĩ tiêu cực làm tăng hormone adrenaline và cortisol. Cả hai loại hormone này đều làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và gây căng thẳng, bất an. Nếu những suy nghĩ tiêu cực không được giải tỏa, tình trạng này có thể dẫn đến cao huyết áp mãn tính cũng như nhiều vấn đề về tim mạch khác.
2. Tinh thần
Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý là tác dụng phụ phổ biến của suy nghĩ tiêu cực. Như đã đề cập trước đó, nhận thức của chúng ta kiểm soát cảm xúc, hành vi và các sự kiện trong cuộc sống của chúng ta. Những suy nghĩ tiêu cực là nguồn gốc của nhiều khó khăn và thậm chí là bất hạnh.
Đồng thời, những người luôn suy nghĩ tích cực luôn cố gắng cải thiện bản thân và cải thiện cuộc sống của họ. Nếu bạn không ngừng suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ phải đối mặt với sự tiêu cực trong một thời gian dài. Lâu dần tâm trí sẽ bất ổn, hình thành thần kinh căng thẳng (stress), lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc và nhiều vấn đề khác.
3. Những người xung quanh
Những người có suy nghĩ tiêu cực hầu như không bao giờ cảm thấy hạnh phúc hay lạc quan. Thay vào đó, họ thường duy trì sự lo lắng, căng thẳng, nghi ngờ và bất an về mọi thứ. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình cho đến tình yêu.
Suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc. Khi bạn bị tiêu cực, bạn sẽ trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dễ cáu gắt, tức giận và khó kiềm chế cảm xúc. Khi những người xung quanh không chấp nhận thái độ tiêu cực của bạn thì mâu thuẫn rất dễ xảy ra.
Khi mối quan hệ có tranh luận và bất đồng, người có suy nghĩ tiêu cực luôn nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách phiến diện và bi quan. Điều này sẽ khiến mâu thuẫn ngày một gia tăng và có thể dẫn đến sự kết thúc của một mối quan hệ.
V. Cách cân bằng cảm xúc, xua tan tiêu cực
Tiêu cực luôn mang đến cho chúng ta những hậu quả và ảnh hưởng khó lường. Vậy cách xua tan cảm xúc tiêu cực là gì? Hãy cùng điểm qua một số cách sau đây.
1. Tìm cách chia sẻ với người khác
Một người bạn biết lắng nghe, thấu hiểu và đáng tin cậy sẽ là người mà bạn có thể giãi bày mọi tâm sự. Một cuộc trò chuyện riêng tư chỉ hai người biết có thể sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề của bạn không thật sự phức tạp như bạn nghĩ hoặc sự suy nghĩ quá nhiều của bạn là vô ích. Sau cuộc trò chuyện, bạn sẽ thông suốt và có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực không đáng có.
Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải tìm một người bạn thật sự đáng tin tưởng. Ngoài ra, người đó cần có suy nghĩ lạc quan, khách quan và biết đưa ra lời khuyên có ích.
Tránh trường hợp bạn sẽ gặp những người bạn khiến cho cảm xúc của bạn trở nên tiêu cực hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần khéo léo trong việc giãi bày tâm sự để tránh người nghe bị áp lực và mệt mỏi, từ đó hạn chế giao tiếp với bạn.
2. Viết nhật ký – Thói quen giải tỏa cảm xúc tiêu cực hiệu quả
Nhật ký không chỉ đơn giản là viết về cuộc sống thường ngày của bạn mà hãy viết ra hết những suy tư, những áp lực, những vướng bận trong cuộc sống mà bạn không thể chia sẻ cùng ai. Khi viết ra được những sự mệt mỏi của mình thì có lẽ bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Hãy ăn uống lành mạnh và chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bạn cần tiêu thụ trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa,… vào trong chế độ ăn thay cho những thực phẩm như: Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn hoặc quá ngọt,… Vì chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh của bạn và khiến bạn suy nghĩ theo chiều hướng xấu.
4. Thay đổi suy nghĩ
Ban cần nhận ra mối nguy hại của việc suy nghĩ tiêu cực để có thể tự mình bước ra khỏi nó. Suy nghĩ lạc quan và nhìn nhận vấn đề một cách tích cực thay vì suy nghĩ quá nhiều từ đó dẫn đến stress hay lo âu, mệt mỏi.
5. Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao hay vận động nhẹ nhàng cũng là giải pháp tốt giúp bạn xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực. Theo các chuyên gia về tâm lí và sức khỏe thì chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giảm thiểu phần lớn sự lo lắng và cải thiện tâm trạng.
Việc có một chế độ vận động hợp lý và được duy trì trong thời gian dài sẽ có khả năng giải phóng endorphin – một hợp chất trong não người có tác dụng mang lại cảm giác dễ chịu. Từ đó, giúp bạn xua tan những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cơ thể.
>>> Xem thêm: Nên tập thể dục vào lúc nào là tốt cho cơ thể nhất?
6. Gạt bỏ những mối quan hệ độc hại
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ khi những mối quan hệ độc hại sẽ gây ra những mất mát, tổn thương khó có thể chữa lành không chỉ về thể xác mà còn cả tinh thần.
Những mối quan hệ độc hại là những mối quan hệ mang tính lợi dụng, lừa dối, bạo hành, không tôn trọng, không chân thành và luôn muốn kiểm soát đối phương. Các mối quan hệ ấy sẽ bào mòn cảm xúc của bạn, chúng luôn khiến bạn mệt mỏi, áp lực, buồn phiền.
Chính vì thế, bạn cần nhận ra mình đang ở trong một mối quan hệ độc hại và bản thân bạn xứng đáng với những mối quan hệ tốt hơn như thế. Hãy gạt bỏ chúng và tìm cho mình những mối quan hệ tốt thật sự để góp phần nuôi dưỡng tâm hồn.
7. Thực hiện các hoạt động yêu thích
Thay vì mãi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, bi quan thì bạn hãy xắn tay áo và làm những việc bản thân yêu thích. Bạn có thể đi xem phim, đi du lịch, đọc sách, mua sắm để giải tỏa căng thẳng. Những việc này sẽ giúp bạn bị xao nhãng khỏi việc suy nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống
VI. Phòng tránh tiêu cực hiệu quả
1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Để có thể ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực, bạn cần xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh. Hãy ngủ một ngày đủ 8 tiếng và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một cách giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe.
2. Đọc sách
Đọc sách là một trong những cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn. Khi bạn đọc sách, bạn sẽ nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và biết bản thân cần làm gì để luôn trong trạng thái lạc quan và yêu đời. Ngoài ra, sách cũng sẽ giúp bạn thư giản và giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập.
>>> Xem thêm: Ứng Dụng đọc Sách Hay Và Full Bộ Mới Nhất Năm 2022
3. Rèn luyện cảm xúc trước những tác động lớn về tâm lý
Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào tình trạng tiêu cực chính là tâm lý yếu. Những người có tâm lý yếu là những người dễ dàng bị yếu tố ngoại cảnh tác động, dễ bị lo âu, suy nghĩ và stress bởi những điều nhỏ nhặt.
Chính vì thế bạn cần rèn luyện cảm xúc của mình, học cách kiểm soát và chế ngự nó để có thể chịu được những tác động lớn về mặt tâm lý.
4. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Để tránh tiêu cực, bạn cần để cho cơ thể được nghỉ ngơi và thư giản. Khi cơ thể quá mệt mỏi, quá stress thì rất dễ dàng gây ra cảm xúc bi quan và tiêu cực. Đi mua sắm, đi xem phim, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch,…sẽ giúp bạn có tâm trạng thoải mái và yêu đời.
Tham khảo dich vụ du lịch tại muaban.net: |
5. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
Mối quan hệ lành mạnh là yếu tố góp phần lớn vào việc phòng tránh tiêu cực. Khi bạn có những người bạn, người thân biết chia sẻ, quan tâm và thiếu hiểu thì họ sẽ là người kéo bạn thoát khỏi những suy nghĩ bi quan khi gặp vấn đề. Họ sẽ cho lời khuyên và bên cạnh bạn những lúc khó khăn.
VI. Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến câu hỏi tiêu cực là gì? Có thể thấy tiêu cực mang lại rất nhiều tác hại đến chúng ta về cả thể chất, tinh thần và cả những mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, tiêu cực sẽ trở nên có ích khi bạn biết kiểm soát và tận dụng chúng trở thành động lực để phát triển bản thân. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn bước ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy nhớ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn, cuộc sống sẽ vui vẻ và hạnh phúc.
Đừng quên theo dõi Muaban.net để đọc thêm những kinh nghiệm hữu ích về việc làm khác!
>>> Xem thêm:
- Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc
- Bi quan là gì? Bí quyết trở nên lạc quan hơn
Hà Vy Nguyễn