Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmThương Thuyết Là Gì? 5 Cách Giúp Bạn Trở Thành Bậc Thầy...

Thương Thuyết Là Gì? 5 Cách Giúp Bạn Trở Thành Bậc Thầy Đàm Phán

Thương thuyết là gì? Nó có ý nghĩa gì trong cuộc sống và ta nên vận dụng kỹ năng này ra sao? Tham khảo ngay bài viết của Mua Bán để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên!

Tham khảo ngay bài viết để biết Thương thuyết là gì nhé!
Tham khảo ngay bài viết để biết Thương thuyết là gì nhé!

1. Thương thuyết là gì?

Thương thuyết” là một cụm từ Hán Việt bao gồm: “thương” là thương lượng, thương thảo và “thuyết” có nghĩa là thuyết phục.

Có thể hiểu đơn giản đây là một nghệ thuật đàm phán để đi đến sự thỏa thuận chung. Thương thuyết được cho là kỹ năng đỉnh cao vì nó tổng hợp nhiều yếu tố: khả năng đàm phán, nắm bắt hành vi – tâm lý đối phương, đưa ra kết quả…

Thương thuyết là gì?
Thương thuyết là gì?

2. Tầm quan trọng của thương thuyết

Từ lâu thương thuyết đã có một vai trò rất quan trọng. Nhất là trong môi trường kinh doanh, khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì một người thương thuyết giỏi lại càng được xem là nhân tài thực thụ. 

Đối với một nhà lãnh đạo, vai trò của thương thuyết là để giải quyết xung đột, tranh chấp từ đó xoa dịu đôi bên mà vẫn đảm bảo lợi ích cho bản thân. Nhờ khả thương thuyết tốt còn giúp nhà lãnh đạo khẳng định vị thế và năng lực trong tập thể.

Ngoài ra, biết vận dụng kỹ năng thương thuyết còn giúp cho bạn gây dựng được ấn tượng, thiện cảm, lòng tin của mình với mọi người xung quanh.

>>> Tham khảo: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm

Tầm quan trọng của thương thuyết
Thương thuyết là gì – Tầm quan trọng

3. Làm thế nào để thương thuyết thành công?

Vậy bí quyết để có sự thành công trong thương thuyết là gì? Bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

3.1 Tạo lập niềm tin với đối phương

Trong bất kỳ mối quan hệ nào niềm tin chính là yếu tố cốt lõi. Nhất là trong đàm phán, tạo dựng niềm tin với đối phương ngay từ đầu sẽ giúp bạn truyền các thông điệp về uy tín và niềm tin đến các đối tác.

Triết lý đàm phán luôn tồn tại niềm tin vững chắc. Nếu bạn giúp đối phương cảm thấy tin tưởng và hài lòng, họ sẽ có dự cảm chắc chắn hơn và dễ dàng làm hài lòng nhu cầu của bạn. 

Làm thế nào để thương thuyết thành công?
Bí quyết thành công trong thương thuyết là gì – Tạo lập niềm tin

3.2 Duy trì mục tiêu thương thuyết

Nên vạch ra mục tiêu của thương thuyết ngay từ đầu và duy trì mục tiêu đó xuyên suốt cuộc đàm phán. Nếu cuộc đàm phán của bạn không có mục tiêu chẳng khác gì chuyến đi mà không có điểm đến. Kết cuộc là đôi bên sẽ hoang mang, lúng túng, gặp rất nhiều rắc rối, thậm chí là xung đột.

Thế nên, muốn thương thuyết thành công bạn cần ghi nhớ và duy trì mục tiêu trong thời gian đàm phán. Tuy nhiên trước đó bạn nên đề ra những mục tiêu khả thi, thiết thực, phù hợp với khả năng đôi bên.

Làm thế nào để thương thuyết thành công?
Bí quyết thành công trong thương thuyết là gì – Duy trì mục tiêu

3.3 Win – win là mục đích của thương thuyết

Nhiều người nghĩ rằng sau cuộc thương thảo lợi ích sẽ hoàn toàn thuộc về một bên. Tuy nhiên, đôi bên cùng có lợi (Win – Win) mới là đích cuối cùng nhà kinh doanh hướng đến. Việc nghiên cứu nhu cầu, lợi ích mà đối tác mong muốn là gì để đưa ra phương án đáp ứng thích hợp rất cần thiết. Bạn hãy lắng nghe thật nhiều, đặt bản thân vào vị trí của họ để thấu hiểu và hành động.

Làm thế nào để thương thuyết thành công?
Bí quyết thành công trong thương thuyết là gì – Đôi bên cùng có lợi

3.4 Tóm tắt công việc trước khi chuyển sang chủ đề khác

Một trong những cách thương thuyết thành công đã được chia sẻ là phải làm chủ được buổi thương thảo. Để làm được điều đó, bạn cần hiểu rõ về nội dung công việc trước tiên. Kế đó mới đưa ra các hướng đi và dẫn đối phương theo nội dung.

Để làm tốt được phương pháp này, bạn cần rèn luyện thông qua việc ghi lại những ý chính của chủ đề mình nói. Sau khi đã trình bày, bạn cần tóm tắt ngắn gọn để đối phương hình dung lại. Không nên chuyển chủ đề quá nhanh sẽ dễ khiến đối phương bối rối, quên hết những gì trước đó. 

Làm thế nào để thương thuyết thành công?
Bí quyết thành công trong thương thuyết là gì – Tóm tắt nội dung trước khi chuyển qua chủ đề khác

3.5 Vận dụng đòn bẩy tâm lý

Biết cách đánh vào tâm lý đối phương bằng việc tăng tính quan trọng, khẩn cấp của vấn đề cũng là một chiến thuật để thương thuyết thành công. Tuy nhiên để không phản tác dụng, bạn phải biết dùng đòn bẩy tâm lý vào thời cơ thích hợp chứ không nên cũng sử dụng nó bừa bãi, vô tội vạ.

Làm thế nào để thương thuyết thành công?
Bí quyết thành công trong thương thuyết là gì – Dùng đòn bẫy tâm lý

4. Điều gì tạo nên một bậc thầy thương thuyết?

4.1 Sự kiên nhẫn

Một bậc thầy thương thuyết thành công luôn có đức tính kiên trì và nhẫn nại. Thật vậy, nếu bạn gặp một vấn đề khó khăn và bạn quyết định trong sự nôn nóng, vội vàng sẽ khó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Việc kiên nhẫn nghiên cứu, tìm hiểu, xác định vấn đề tuy không mang đến kết quả nhanh chóng tuy nhiên giúp bạn dễ dàng đưa ra hướng giải quyết tối ưu, hiệu quả.

Một bậc thầy thương thuyết tạo nên từ sự kiên nhẫn
Người thương thuyết giỏi khi có sự kiên nhẫn

4.2 Niềm tin vào chính mình

Muốn người khác tin tưởng mình điều đầu tiên bạn cần phải tin tưởng bản thân mình trước. Bạn cần hiểu rõ vị trí và năng lực của bản thân nhưng tránh tỏ ra kiêu ngạo, hiếu thắng. Trong buổi đàm phán, nắm rõ trọng tâm, điều tiết cảm xúc hợp lý, tự tin, áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào đàm phán thường tạo ra những kết quả tốt cho đôi bên.

Một bậc thầy thương thuyết tạo nên từ sự tự tin
Người thương thuyết giỏi khi có sự tự tin

4.3 Tinh thần sẵn sàng xông pha

Kinh nghiệm bản thân chính là chìa khóa giải quyết hầu hết vấn đề. Tuy nhiên kinh nghiệm đó không tự nhiên mà có. Nếu bạn chủ động dấn thân, quyết tâm không lùi bước trong mọi khó khăn, bạn sẽ có những bài học quý. Kết quả là tạo ra những giải pháp phù hợp với thực tế mới có thể vận dụng hiệu quả sự sáng tạo và tư duy vào công việc.

>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Nghệ thuật đàm phán – Bí quyết giúp bạn thành công

Một bậc thầy thương thuyết tạo nên từ sự sẵn sàng xông pha
Người thương thuyết giỏi khi có sự sẵn sàng xông pha

5. Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết

5.1 Xác định rõ mục tiêu thương thuyết

Bạn nên chuẩn bị kế hoạch và xác định rõ mục tiêu của cuộc thương thuyết. Ví dụ như: Mông muốn cuối cùng của cuộc thương thuyết là gì? Bạn đánh giá nó ra sao? Bạn sẵn sàng hy sinh bao nhiêu lợi ích để đạt được mục tiêu đó?

Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết
Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết là gì – Xác định rõ mục tiêu

5.2 Thống nhất nội bộ trước khi thương thuyết

Trước khi thương thuyết, nội bộ sẽ có một chiến thuật chung và cử một người đại diện. Việc này làm cho kế hoạch diễn ra suôn sẻ và ít bị trì hoãn. Ngoài ra nó còn giúp đối phương thấy được sự tôn trọng và đánh giá cao sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, chuẩn bị.

Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết
Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết là gì – Thống nhất với nội bộ

5.3 Tìm hiểu kỹ đối phương

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hiểu thấu đối tượng là một lợi thế cực lớn mà bạn nên nắm bắt từ sớm. Bạn cần phải hiểu rõ được một số điều cơ bản như: Họ thực sự mong muốn gì? Mức sẵn sàng chi trả của họ đến bao nhiêu? Khác biệt văn hóa của họ với chúng ta có lớn không? Tập quán thương thuyết của họ có khác với chúng ta? 

Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết
Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết là gì – Tìm hiểu kỹ đối phương

>>> Đừng Bỏ Lỡ: Trách nhiệm là gì? Biểu hiện và cách để trở thành người có trách nhiệm

5.4 Tôn trọng đối phương

Tôn trọng đối là điều kiện cơ bản để chuẩn bị bước vào một cuộc thương thuyết. Nếu bạn làm cho họ cảm thấy được tôn trọng, họ cũng sẽ trao cho bạn một sự thiện cảm và niềm tin không hề nhỏ.

Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết
Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết là gì – Tôn trọng đối phương

5.5 Thái độ tích cực

Đối phương là người sẽ cộng tác với bạn khi thực hiện hợp đồng và mang lại lợi ích to lớn sau này. Thế nên bạn cần giữ gìn tính cách vui vẻ, hòa đồng sẽ gây được sự thiện cảm với họ và không khí buổi thương thảo sẽ bớt căng thẳng. Điều này còn giúp đôi bên thống nhất đi đến mục đích chung. 

Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết
Những điều cần chuẩn bị khi bước vào cuộc thương thuyết là gì – Thái độ tích cực

Tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing, PR tại website Muaban.net dưới đây:

CẦN NHÂN VIÊN MARKETING MẶT HÀNG MỸ PHẨM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh bán hàng
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển nhân viên kinh doanh - marketing
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Cần tìm nhân viên trực diện thoại văn phòng
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên tiếp thị bán hàng khu vực quận Long Biên
1
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Oscar edu tuyển chuyên viên tư vấn tuyển sinh
1
  • Hôm nay
  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN MARKETING TỔNG HỢP
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển đội ngũ giới thiệu, tư vấn mỹ phẩm
1
  • 18/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển dụng nhân viên Marketing & Chăm sóc khách hàng
1
  • 17/11/2024
  • Quận 8, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH NGÀNH NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM VÀ CHĂN NUÔI
1
  • 16/11/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Hợp Tác Môi giới đã và đang làm Môi giới Bất Động Sản
1
  • 15/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cộng Tác Viên Dẫn Khách Xem Nhà : lương cứng 6tr + hoa hồng
1
  • 15/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên bán nhà phố Sài Gòn.
1
  • 15/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH -CSKH
1
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH -CSKH 12 triệu - 20 triệu/tháng
  • 14/11/2024
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển cộng tác viên kinh doanh
0
  • 13/11/2024
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
🌹HỢP TÁC ANH CHỊ EM ĐAM MÊ  BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ PHỐ .
0
  • 07/11/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cần tuyển Nhân viên Thương Mại
1
Cần tuyển Nhân viên Thương Mại 7 triệu - 10 triệu/tháng
  • 01/11/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TRỰC ĐIỆN THOẠI, MÁY TÍNH - PHÒNG MÁY LẠNH - P.7, GÒ VẤP
8
  • 29/10/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

Thương thuyết là gì? Chắc hẳn qua nội dung bài viết trên mà Mua Bán đã cung cấp bạn đã có câu trả lời cho mình. Chúc bạn vận dụng kỹ năng đàm phán thuyết phục vào thực tế để tìm việc làm phù hợp. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!

>>> Xem Thêm:  5 Kỹ năng mềm khiến bạn trở thành miếng mồi ngon trước nhà tuyển dụng

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ