Thương mại quốc tế được xem là cầu nối nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy cụ thể thương mại quốc tế là gì? Học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Mua bán để có được câu trả lời chính xác.
Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia ở trên thế giới. Sẽ bao gồm những hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế như đầu tư, thương mại, mua bán hàng hoá hữu hình và cả những dịch vụ như (tài chính, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tín dụng, du lịch, vận tải…).
Hoạt động này đã có từ rất lâu với xuất phát điểm chỉ là buôn bán những hàng hoá hữu hình nhằm mang đến những sản phẩm và lợi ích mà trong nước chưa làm được.
Đến vài thập kỷ gần đây kinh tế thị trường ngày càng phát triển hoạt động thương mại quốc tế mới được đẩy mạnh và phát triển lên một tầm cao mới. Các lĩnh vực hàng hoá vô hình, dịch vụ, đầu tư ngày càng được mở rộng. Những hiệp định và nguyên tắc trong kinh doanh thương mại quốc tế được đặt ra và nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia trên thế giới.
>>>Xem thêm: Quản lý giáo dục là gì? Ngành học khan hiếm nhân lực chất lượng hiện nay
Sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế
Ngành thương mại quốc tế thực chất đã được hình thành từ lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sự hình thành phát triển này được chia thành 4 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ XIX TCN – thế kỷ IV) hoạt động thương mại quốc tế ra đời khi hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá không còn bị bó hẹp ở phạm vi từng quốc gia mà đã vượt ra khỏi biên giới. Nổi bật phải kể đến là “con đường tơ lụa” kết nối châu Á với châu Âu.
- Thời kỳ thứ hai (thế kỷ V – XIII) mặc dù chưa có nhiều khởi sắc do chiến tranh thế giới diễn ra liên tục tuy nhiên vẫn có một số hoạt động diễn ra nhộn nhịp ở các thành phố của Trung Đông và châu Âu.
- Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XIV – năm 1945) đây là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của thương mại quốc tế đặc biệt trong các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…
- Thời kỳ thứ tư (từ năm 1945 – nay) được xem là giai đoạn bùng nổ chưa từng thấy của thương mại quốc tế nhờ áp dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật. Cùng với đó là sự ra đời của các tổ chức thương mại quốc tế lớn và uy tín như GATT, WTO.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các tin đăng về khách sạn, căn hộ cho thuê giá tốt trên website Muaban.net |
Thương mại quốc tế gồm những loại hình nào?
Thương mại quốc tế là gì và gồm những loại hình nào sẽ được giải đáp ngay dưới đây:
Thương mại quốc tế hàng hóa
Thương mại quốc tế hàng hoá được hiểu là việc trao đổi những hàng hoá do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu sử dụng. Trong hàng hoá cũng sẽ được chia thành 2 loại là hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình. Hữu hình có thể kể đến như thiết bị, nguyên vật liệu, máy móc, đồ dùng cá nhân… Hàng hoá vô hình sẽ là những thứ không thể nhìn thấy, cân đo đong đếm hay sờ thấy được như những sáng chế, phát minh, giải pháp…
Dù là dạng hữu hình hay vô hình thì đều sẽ được cung ứng ra thị trường qua phương thức sau:
- Xuất – nhập khẩu. Đưa hàng hoá này ra nước ngoài và nhập hàng hoá khác về.
- Gia công quốc tế phụ phụ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tái xuất khẩu: Hình thức nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài rồi xuất khẩu cho bên thứ 3.
- Chuyển khẩu: Thực hiện việc vận tải, lưu kho… chứ không mua bán hàng hoá.
Thương mại quốc tế dịch vụ
Thương mại quốc tế dịch vụ được hiểu đơn giản là các hoạt động tạo ra sản phẩm nhưng không tồn tại dưới hình thái vật thể. Đây được xem là ngành kinh tế thứ 3 ngoài nông nghiệp và công nghiệp. Thương mại quốc tế dịch vụ sẽ được chia thành 4 phương thức như sau:
- Cung cấp qua biên giới là hình thức cung cấp từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ như vận tải hành khách từ Việt Nam qua các nước trên thế giới.
- Tiêu dùng dịch vụ nước ngoài được hiểu là người tiêu dùng sẽ di chuyển sang các quốc gia khác để sử dụng dịch vụ: Ví dụ như đi tour du lịch quốc tế, đi du học, xuất khẩu lao động…
- Phương thức hiện diện nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Tức là các nhà cung cấp sẽ xây dựng phương thức thương mại trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia khác. Ví dụ như công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam, các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam và ngược lại…
- Phương thức hiện diện của thể nhân là sự cung cấp dịch vụ của quốc gia này đến tạo thời hay có thời hạn sang một quốc gia khác. Ví dụ như ca sĩ đi lưu diễn ở nước ngoài, hoạt động thể thao, nghệ thuật…
Như vậy bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế là gì và có những loại hình nào rồi phải không?
>>> Xem thêm: Các khối thi đại học mà các thí sinh cần hiểu rõ 2022
Đặc điểm của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là gì và mang những đặc điểm ra sao hãy cùng tìm hiểu ngay:
- Đối tượng hoạt động của thương mại quốc tế là hàng hoá, dịch vụ hay các hình thức đầu tư mang về lợi nhuận.
- Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế sẽ là chủ thể kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau. Đó có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn, chính phủ…
- Mục tiêu của những chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là để tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
- Những đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế sẽ được phép kinh doanh, buôn bán tất cả các loại hình hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề theo quy định.
- Phạm vi hoạt động của thương mại quốc tế không bị giới hạn ở Việt Nam mà sẽ tuỳ vào góc độ nghiên cứu để phát triển quy mô khu vực và toàn thế giới.
- Phương tiện thanh toán quốc tế là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là gì và có vai trò của thương mại quốc tế như thế nào được nhiều người quan tâm. Cụ thể lợi ích của thương mại quốc tế và vai trò như sau:
- Cho phép các quốc gia có thể sử dụng lượng hàng hoá, dịch vụ lớn hơn hẳn khả năng mà họ có thể tự sản xuất được.
- Hoạt động này mang đến tác động qua lại buộc các quốc gia phải có sự tính toán, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, ngành nghề, vùng miền để tăng cao sức cạnh tranh.
- Không chỉ đơn thuần là hoạt động xuất – nhập khẩu mà thương mại quốc tế còn thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia và nguồn lao động.
- Thông qua hoạt động thương mại quốc tế mỗi quốc gia có thể xây dựng, ban hành chính sách kinh tế sao cho phù hợp với đặc thù nền kinh tế và trình độ phát triển.
- Nhờ hoạt động thương mại quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và gánh nặng cho nền kinh tế xã hội.
>>>Xem thêm: Top 100 trường đại học top đầu Việt Nam
Ngành thương mại quốc tế học những gì?
Thương mại quốc tế là gì và ngành học gồm những gì đang được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Thực tế chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức căn bản về:
- Kinh doanh quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- Quản trị đa văn hóa
- Đầu tư quốc tế
- Quản trị chất lượng
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại
- Quản trị logistic kinh doanh
- Hệ thống thông tin quản lý
Sau khi có kiến thức căn bản sinh viên sẽ được định hướng để nắm các kiến thức chuyên sâu về:
- Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
- Quản trị tài chính quốc tế
- Marketing quốc tế
- Quản trị vận chuyển quốc tế
- Đàm phán thương mại quốc tế
- Quản trị chiến lược toàn cầu
- Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế
- Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
- Nghiệp vụ hải quan
Chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc tương lai.
>>>Xem thêm: Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì để có mức lương hấp dẫn?
Các trường đào tạo ngành thương mại quốc tế ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành thương mại quốc tế như: ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế Tài chính TP HCM, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng …
Việc làm ngành thương mại quốc tế sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế được xem là những ứng viên tiềm năng cho nhiều vị trí tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và đa quốc gia. Họ được trang bị kiến thức về chính sách đối ngoại, quản lý kinh tế quốc tế và đa văn hoá. Nhờ vậy mà có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn như:
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên Marketing và phát triển thị trường
- Chuyên viên kho vận
- Chuyên viên ngoại giao, xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế
- Chuyên viên khai báo hải quan
- Chuyên viên chứng từ
- Chuyên viên tài chính quốc tế
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Giảng viên nghiên cứu và đào tạo thương mại quốc tế
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về thương mại quốc tế là gì. Chọn ngành học này ở đâu và cơ hội nghề nghiệp ra sao sau khi ra trường? Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích và giải đáp được vấn đề về thương mại quốc tế mà bạn đang quan tâm. Và nếu bạn muốn biết thêm các thông tin về bất động sản, việc làm, ô tô, dịch vụ,… bạn có thể truy cập Muaban.net để tìm đọc nhé!
>>> Xem thêm:
- Mức Lương Ngành Quản Lý Nhà Nước Và 4 Vấn Đề Bạn Cần Lưu Ý
- Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Các Ngân Hàng 2023 Chính Thức Từ Nhà Nước
- Bucket list là gì? Danh sách các việc làm giúp cuộc sống bạn thú vị và ý nghĩa hơn