Đóng thuế là một nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức đối với Nhà nước theo quy định. Hiện nay thuế hải quan là một loại thuế mà chính phủ nước ta thu trên bất kỳ hàng hóa xuất nhập khẩu. Loại thuế này được xem là bắt buộc đối với hàng hóa ra vào cửa khẩu Việt Nam. Vậy thuế hải quan là gì? Có bao nhiêu phương pháp tính thuế và cách tính thuế quan như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết này!
I. Định nghĩa Thuế hải quan là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ đi làm rõ khái niệm về thuế hải quan là gì? Thuế hải quan nói một cách dễ hiểu là một loại thuế do Nhà nước quy định được sử dụng trong hoạt động thương mại. Cụ thể là hoạt động về xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới của một quốc gia bất kỳ và đối tượng phải đóng thuế đó là cá nhân, tổ chức tham gia trong quá trình này.
Thuế hải quan còn có một tên gọi mà những người làm trong ngành xuất nhập khẩu – logistics hay dùng đó là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đây là một loại thuế gián thu, có nghĩa là loại thuế này không đánh vào thu nhập của cá nhân, tổ chức mà đánh trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Và người nộp thuế (theo điều 3 luật Xuất nhập khẩu 2016) có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ các loại thuế hải quan để hàng hóa của mình có thể xuất nhập khẩu một cách trôi chảy.
Trong thực tế thì mỗi loại hàng hóa sẽ có mức thuế hải quan khác nhau dẫn đến việc giá của hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng sẽ có sự chênh lệch.
II. Mục đích việc đánh thuế hải quan hàng hóa là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về thuế hải quan là gì thì tiếp đến chúng ta sẽ giải thích về mục đích của việc đánh thuế hải quan là như thế nào. Có rất nhiều nguyên nhân, mục đích mà ta có thể kể đến:
- Là một nguồn thu nhập lớn cho ngân sách các nước
- Đảm bảo về an ninh lương thực và an ninh quốc gia
- Chống lại các hình thức liên quan đến gian lận thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế tự vệ
- Đảm bảo nguồn hàng hóa ổn định và tạo nên sự cạnh tranh mua bán lành mạnh giữa các quốc gia trên thế giới
- Kiểm soát về lượng hàng hóa ra – vào cửa khẩu, lượng ngoại tệ, kim ngạch xuất nhập khẩu hằng tháng, quý, năm
- Giữ gìn và phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hiệp định, hiệp ước, chính sách, nghị định, luật thương mại quốc tế.
- Hạn chế được việc khai thác, lạm dụng quá đà tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nông lâm ngư sản,… trong nước gây ra thiếu hụt, cạn kiệt
>>>Xem thêm: Investor là gì? Đặc điểm, yếu tố trở thành nhà đầu tư
III. Các loại thuế hải quan là gì?
Theo luật xuất nhập khẩu được Quốc hội ban hành vào năm 2016 thì tính đến hiện nay thì chỉ có 2 loại thuế hải quan đó là:
1. Thuế hải quan xuất khẩu
Thuế hải quan về xuất khẩu là loại thuế liên quan đến hàng hóa từ nội địa xuất ra khỏi biên giới của một quốc gia hoặc hàng hóa đó được đưa vào các khu vực đặc biệt (khu chế xuất, khu phi thuế quan, kho ngoại quan,…). Mục đích là để kiểm soát giá, bảo vệ nguồn cung các mặt hàng trong nước.
Biểu thuế suất hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể do Bộ Tài Chính ban hành. Biểu thuế này được sử dụng theo hình thức tính bằng tỷ lệ phần trăm và thông thường thì đối với hàng hóa xuất khẩu thì có thuế xuất là 0%.
2. Thuể hải quan nhập khẩu
Thuế hải quan về nhập khẩu là loại thuế liên quan đến hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài hoặc một vùng lãnh thổ bất kỳ được đưa vào trong nội địa nhằm tăng ngân sách cho nước nhà, bảo hộ nền kinh tế sản xuất trong nước. Biểu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cũng do Bộ Tài Chính ban hành và tương đối rắc rối hơn so với biểu thuế hàng hóa xuất khẩu.
>>>Xem thêm:Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?
IV. Thời hạn nộp thuế hải quan theo quy định
Ngoài việc tìm hiểu về thuế hải quan là gì, mục đích truy thu thuế và phân biệt 2 loại thuế quan thì ta sẽ đi đến phân tích về thời hạn nộp thuế hải quan. Các văn bản đã được ban hành liên quan đến thời hạn nộp thuế là:
- Theo điều 85 Luật hải quan 2014: “Thời hạn, địa điểm để nộp thuế được quy định cụ thể và thực hiện theo quy định quản lý về thuế”
- Theo điều 9 Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2016: “Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải chịu thuế thì phải nộp thuế trước khi hàng hóa được thông quan hoặc giải phóng theo luật hải quan quy định”
- Theo điều 44 luật quản lý thuế 2019: “Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 10 đối với các loại thuế đã khai”
- Theo điều 55 luật quản lý thuế 2019: “Thời hạn chậm nhất để nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế”
Vậy chung quy lại thì thời hạn chính xác nhất cho việc nộp thuế đó là không quá 10 ngày kể từ ngày có thông báo chính thức từ chi cục hải quan nơi mà cá nhân, doanh nghiệp mở tờ khai.
V. Hồ sơ khai thuế theo quy định năm 2023
Theo luật hải quan 2014 quy định thì hồ sơ khai thuế theo quy định cần có:
- Tờ khai hải quan hoặc chứng từ có giá trị tương đương để thay thế tờ khai hải quan
- Các chứng từ liên quan để nộp đối chiếu cho các cán bộ hải quan ở cảng – sân bay
Hợp đồng mua bán hàng hóa | Sale contract |
Hóa đơn thương mại | Commercial invoive |
Phiếu đóng gói | Packing list |
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa | Certificate of origin (C/O) |
Giấy chứng nhận chất lượng | Certificate of quatity (C/Q) |
Chứng nhận liên quan đến bảo hiểm | Insurance |
Chứng từ chứng nhận số lượng- trọng lượng | SI – VGM / (Shipping Instruction – Verified Gross Mass) |
- Việc nộp các hồ sơ khai thuế được quy định như sau
– Đối với hàng hóa xuất khẩu: Sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm chỉ định mà người khai hải quan đã thông báo thì chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh và chậm nhất là 2 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh đối với trường hợp xuất khẩu theo hình thức chuyển phát nhanh.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu: Nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đã được đưa đến cửa khẩu.
Tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm ngay tại website Muaban.net |
VI. Ba công thức tính thuế hải quan chuẩn xác
Bên cạnh việc đã nắm rõ về thuế hải quan là gì thì ta làm rõ công thức tính thuế hải quan hiện nay nhé. Theo Luật hải quan 2014, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016 thì có tổng cộng 3 công thức tính thuế đã được Quốc hội thông qua, đó chính là:
1. Phương pháp tính tỉ lệ %
Đây được xem là phương tính dễ nhất trong 3 công thức tính thuế hải quan. Chúng ta cần đảm bảo 3 tiêu chí này đúng và đủ:
- Số lượng hàng hóa thực tế đã khai trên tờ khai hải quan
- Trị giá tính thuế trên một mặt hàng đã khai ở tờ khai hải quan
- Mức thuế suất trên một mặt hàng đã khai ở tờ khai hải quan
Số tiền thuế cần phải nộp = Số lượng hàng hóa * Trị giá * Mức thuế suất
>>>Xem thêm: Lập trình nhúng là gì? Kỹ sư lập trình nhúng cần học gì?
2. Phương pháp tính theo thuế suất tuyệt đối
Đối với phương pháp tính thuế liên quan đến thuế suất tuyệt đối này thì bạn cần phải có đầy đủ những tiêu chí dưới đây:
- Số lượng thực tế của từng đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu
- Mức thuế suất tuyệt đối của hàng hóa đó
- Thuế suất của từng mặt hàng mà bạn đã khai trong tờ khai hải quan
Bước cuối cùng để cho ra được số tiền thuế mà bạn cần phải đóng đó là nhân 3 tiêu chí trên lại với nhau.
>>>Xem thêm: Kế Toán Thuế Là Gì? Những Công Việc Của Kế Toán Thuế
3. Phương pháp tính đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp
Đây là phương pháp tương đối hơi rắc rối hơn so với hai phương pháp trên và chỉ áp dụng đối với hàng hóa vừa tính tỷ lệ % và vừa tính theo thuế suất tuyệt đối. Cơ quan hải quan cũng đã niêm yết về công thức tính theo hình thức này như sau:
Tổng số tiền thuế phải nộp của hàng hóa = Số tiền thuế tính theo tỷ lệ % + Số tiền thuế tính theo thuế suất tuyệt đối
VII. Một lưu ý khác khi trong việc tính thuế hải quan
Bên cạnh việc áp dụng các công thức tính thuế hải quan cho từng trường hợp, từng loại hàng hóa một cách chuẩn xác thì cần phải lưu ý thêm một số điều cần thiết để đảm bảo việc hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông một cách trơn tru.
1. Hàng hóa có thể chịu thêm một số chi phí khác
Hàng hóa sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế hải quan đầy đủ thì khả năng cao sẽ có một số chi phí phát sinh khác bao gồm có:
- Về thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế Giá Trị Gia Tăng, Thuế môn bài.
- Về phí: Phí xếp dỡ, phí vệ sinh container, phí cầu đường, phí nâng hạ, phí cầu cảng,…
>>>Xem thêm: Deputy Manager là gì? Tiết lộ tất cả mọi thứ về vị trí này
2. Thông tin hàng hóa trong tờ khai phải kèm theo hình thức xuất nhập khẩu
Nếu hình thức xuất nhập khẩu và thông tin hàng hóa trong tờ khai không khớp với nhau thì sẽ được xem là không hợp lệ và được trả về để sửa chữa để 2 tiêu chí đó trùng khớp nhau. Chỉ khi nào thông tin về hàng hóa chính xác thì mới có căn cứ để thực hiện việc tính thuế cho hàng hóa.
3. Một số mặt hàng sẽ được miễn thuế
Cần phải nắm rõ các luật, nghị định, thông tư, công văn liên quan đến các loại hàng hóa mà doanh nghiệp mình đã, đang và sẽ xuất nhập khẩu. Có thể nói các mặt hàng miễn thuế, không chịu thuế cũng đã được Bộ Tài Chính niêm yết vào một số văn bản cố định như là:
- Luật hải quan 2014
- Nghị định 134/2016/ NĐ-CP
- Quyết định 911/2019/QĐ – BTC
Từ đó bạn chỉ cần trước khi mở tờ khai chính thức thì nên kiểm tra hàng hóa của mình có thuộc diện miễn, không chịu thuế hay không để làm căn cứ thực hiện việc tính thuế cho hàng hóa sao cho chính xác nhất.
4. Phải xác thực giá trị thực tế trước tính thuế
Trước khi tính thuế thì cần phải đảm bảo việc xác thực giá trị thực tế của hàng hóa để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, cơ sở để tính thuế một cách chính xác nhất. Hiện nay để xác định được trị giá tính thuế thì chúng ta có 6 phương pháp đối với hàng nhập và 4 phương pháp đối với hàng xuất (Thông tư 39/2015/TT-BTC).
Lời kết
Qua bài viết này, Muaban.net đã giới thiệu cho quý bạn đọc cụ thể về các thông tin liên quan đến thuế hải quan là gì và cách tính thuế hải quan chuẩn xác nhất. Hy vọng bạn đọc đã có thể hình dung, hiểu rõ và thậm chí có thể ứng dụng, tính toán thử cho một số lô hàng xuất nhập khẩu ở ngoài thực tế. Các bạn đừng quên ghé vào trang Muaban.net để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc làm, bất động sản, phong thủy, mẹo vặt hằng ngày nhé.
>>>Xem thêm: Công nhân viên chức là gì? Quyền lợi, nghĩa vụ và những điều công nhân viên chức không được thực hiện