Đối với sinh viên mới ra trường thì có lẽ điều trăn trở nhất là làm sao để kiếm được việc làm. Kỹ năng là một phần quan trọng, tuy nhiên cách viết thư xin việc thu hút nhà tuyển dụng cũng là điều cần để tâm. Thấu hiểu được điều đó, hôm nay Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn bí quyết viết thư xin việc cho sinh viên mới ra trường thu hút nhất để chinh phục nhà tuyển dụng.
1. Thư xin việc cho sinh viên mới ra trường là gì?
Thư xin việc cho sinh viên mới ra trường hay còn gọi là thư ứng tuyển (Cover letter) là một tài liệu đính kèm với CV, trong đó trình bày rõ ràng một số thông tin mà trong CV không đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được giải thích rõ ràng.
Thư xin việc giúp bạn thể hiện mong muốn được làm việc cho một công ty hoặc tổ chức, đồng thời chứng minh rằng bạn có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết và cam kết thực hiện công việc.
2. Vì sao cần gửi thư xin việc kèm CV?
Một số sinh viên vẫn thắc mắc rằng liệu việc gửi kèm thư xin việc có cần thiết không? Mua Bán khuyên rằng bạn không nên bỏ qua điều này vì thư xin việc đóng một số vai trò quan trọng như sau:
2.1. Bổ sung thông tin cho CV xin việc
Thông thường các bạn sinh viên còn thiếu khá nhiều kinh nghiệm bao gồm cả kinh nghiệm viết CV xin việc nên CV của bạn đôi khi còn ngắn gọn, thiếu sót nhiều thông tin. Việc gửi kèm thư xin việc sẽ giúp bạn thuyết phục và đưa ra lý do vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn, giúp bạn tiến gần hơn với cơ hội đến vòng phỏng vấn.
2.2. Thể hiện sự chuyên nghiệp
Kể cả khi nhà tuyển dụng không yêu cầu kèm theo thư xin việc thì bạn cũng không nên bỏ qua việc viết thư xin việc. Lý do là tạo sự khác biệt cho chính bạn. Nếu như năng lực giữa bạn và những ứng viên khác là như nhau, nhưng điểm khác biệt là thư xin việc thì lúc này có khả năng bạn sẽ có cơ hội được nhà tuyển dụng cân nhắc hơn.
Việc viết thư xin việc kèm theo CV sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ nghiêm túc của bạn dành cho vị trí tuyển dụng. Chắc hẳn các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao điều này.
Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của sở thích trong CV – Viết sao cho thật ấn tượng?
2.3. Các nội dung cần có của thư xin việc
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường vẫn đang băn khoăn trong thư xin việc thông thường sẽ bao gồm những nội dung nào. Một thư xin việc cơ bản hiện nay chủ yếu gồm 03 nội dung chính sau:
- Phần 1: Thông tin cá nhân của ứng viên
- Phần 2: Những kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân đã tích lũy
- Phần 3: Lý do bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công việc và nguyện vọng của bản thân
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên bán hàng lương cao mới nhất:
3. Mẹo viết thư xin việc cho sinh viên mới ra trường nổi bật
Dưới đây Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo viết thư xin việc cho sinh viên mới ra trường sao cho ấn tượng, đầy đủ mà không quá dài dòng, lê thê.
3.1. Phần tiêu đề
Tiêu đề cũng là một phần quan trọng giúp cho Cover Letter của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Tiêu đề nên ngắn gọn, đầy đủ thông tin và dễ hiểu.
Phần tiêu đề thường sẽ được viết theo cấu trúc sau: Họ và tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển.
Ví dụ: Trần Văn A_Chuyên viên Tuyển dụng
3.2. Phần chào hỏi
Có lẽ không chỉ sinh viên mới ra trường mà những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm đôi khi cũng bối rối không biết nên xưng hô thế nào với nhà tuyển dụng.
Bạn cần đảm bảo hiểu rõ hoàn cảnh để xưng hô phù hợp. Vì là sinh viên mới ra trường, bạn có thể lựa chọn xưng em.
- Trường hợp bạn biết rõ tên của người tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể gọi tên thật của họ.
Ví dụ: Kính gửi anh B,
- Trường hợp bạn không biết rõ tên người quản lý, bạn có thể chào hỏi chung chung như sau:
Ví dụ: Kính gửi Bộ phận Nhân sự Công ty TNHH ABC,
3.3. Phần giới thiệu bản thân
Cũng giống như các thể loại thư khác, khi viết thư xin việc bạn cũng đừng quên giới thiệu bản thân, điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn là ai và mục đích của thư này là gì.
Phần này cần ngắn gọn, trọng tâm, nội dung cần chứa các thông tin như sau:
- Họ và tên
- Trường – chuyên ngành đã tốt nghiệp
- Kinh nghiệm làm việc và kỹ năng
- Bạn nhìn thấy tin tuyển dụng qua kênh nào?
- Mong muốn và nguyện vọng
Ví dụ:
Em tên là Nguyễn Văn A, hiện em đã tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Qua kênh tuyển dụng Ybox, em nhận thấy doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí Chuyên viên Tuyển dụng. Chính vì vậy em viết thư này với mong muốn được ứng tuyển vào vị trí này của doanh nghiệp.
3.4. Phần nội dung chính
Đây là đoạn văn chính mà bạn có thể nhấn mạnh lại các kỹ năng và trình độ chuyên môn của mình. Một lá thư xin việc sẽ cho bạn cơ hội để nói lên và bày tỏ nguyện vọng nghề nghiệp của mình rõ ràng hơn so với CV.
Tuy nhiên, bạn nên tránh viết quá dài hoặc quá chi tiết bởi nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc kỹ từng thư xin việc của từng ứng viên.
Ví dụ:
Suốt 4 năm Đại học, em đã đạt được những thành tích tốt trong học tập với điểm tích lũy 3.3/4.0. Bên cạnh đó em còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để trau dồi thêm kỹ năng sống.
Về mảng Quản lý nhân sự, em đã từng thực tập tại một doanh nghiệp với vai trò Thực tập sinh tuyển dụng trong khoảng thời gian 06 tháng. Qua đó em đã tích lũy được một số kỹ năng như:
- Kỹ năng soạn tin tuyển dụng
- Lọc CV
- Liên hệ với ứng viên
- Sắp xếp lịch phỏng vấn
- Thông báo kết quả đến ứng viên
3.5. Phần kết thúc thư và kêu gọi
Phần này tóm tắt thư xin việc của bạn và nhấn mạnh lại mong muốn được làm việc cho vị trí mà công ty tuyển dụng.
Lời kêu gọi là phần quan trọng nhất trong đơn xin việc của sinh viên mới ra trường. Bởi nói một cách rõ ràng thì mục đích của thư xin việc là để bạn có được một cuộc hẹn phỏng vấn từ công ty.
Ví dụ:
Mong Quý Công ty xem qua và cân nhắc hồ sơ của em. Em tin rằng mình là một ứng viên phù hợp với vị trí công việc này và sẽ tạo ra giá trị cho công ty.
Em hy vọng sẽ sớm nhận được phản hồi và lời mời phỏng vấn từ Quý Công ty.
3.6. Chữ ký
Với thư xin việc cho sinh viên mới ra trường bạn có thể sử dụng chữ ký theo mẫu dưới đây:
Trân trọng/Thân ái,
Nguyễn Văn A.
Tham khảo thêm: Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây Ấn Tượng Và Hấp Dẫn
4. Những lỗi cần tránh khi viết thư xin việc cho sinh viên mới ra trường
Với những hướng dẫn chi tiết và toàn diện về cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trường trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ từng bước và cách hoàn thành từng nội dung rồi đúng không. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tránh những sai lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng sau đây để thư xin việc của bạn thêm chỉn chu nhé:
4.1. Thư xin việc quá dài
Trong thời điểm tuyển dụng, nhà tuyển dụng phải đọc khoảng 30 đến 50 đơn xin việc mỗi ngày. Nếu mỗi ứng viên viết dài và lê thê sẽ ảnh hưởng đến quá trình chọn lọc của nhà tuyển dụng. Do đó, bạn chỉ cần trình bày một cách ngắn gọn và khoa học để làm nổi bật bức thư xin việc của mình.
4.2. Bố cục các phần bị lẫn lộn, không rõ ràng
Đây là lỗi lớn khiến đơn xin việc và CV của bạn bị loại ngay từ vòng chọn hồ sơ. Bạn cần viết thư theo một cấu trúc, bố cục rõ ràng, khoa học như Mua Bán đã hướng dẫn ở trên.
4.3. Đơn xin việc có lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
Lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt đều sẽ là những yếu tố khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là người không chuyên nghiệp. Vì thế cần kiểm tra kỹ càng khi viết và trước khi gửi thư xin việc để đảm bảo không mắc các lỗi cơ bản trên nhé.
4.4. Phần nội dung chính viết thành những đoạn văn quá dài
Nếu các đoạn văn trong phần nội dung chính của bạn trình bày thành các đoạn văn dài sẽ khiến tổng thể thư xin việc của bạn trở nên khó đọc, khó nắm bắt được mục đích, thông điệp bạn muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng.
5. Bí quyết giúp thư xin việc nổi bật và chuyên nghiệp
5.1. Viết thư gói gọn trong một trang giấy A4
Nhiều sinh viên mới ra trường nghĩ rằng mình nên viết dài và nói một chút về kỹ năng của mình vì bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.
Tuy nhiên, thực tế là khi viết thư xin việc, bạn không nên viết quá dài dòng mô tả về bản thân hoặc thành tích của mình trong thư xin việc. Độ dài gói gọn trong 1 trang A4 cho một thư xin việc cho sinh viên mới ra trường là độ dài lý tưởng nhất.
5.2. Không gửi một bản thư xin việc cho tất cả công ty
Đây là sai lầm mà nhiều người tìm việc mắc phải. Để tăng cơ hội được mời phỏng vấn, bạn nên dành thời gian viết đơn ứng tuyển riêng cho từng công ty.
Điều này sẽ giúp bạn thể hiện mình phù hợp hơn với từng vị trí trong công ty. Điều chỉnh cách viết của từng thư xin việc để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
Một trong những điều chỉnh ít tốn thời gian nhất là điều chỉnh tên công ty hoặc nhà tuyển dụng, vị trí bạn đang ứng tuyển và giải thích khả năng thực hiện công việc phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn. Trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, hãy đọc lại thư để xem mọi thứ đã được điều chỉnh phù hợp với từng công ty hay chưa.
5.3. Thêm số liệu để gây ấn tượng
Một trong những cách tốt nhất để chứng minh thành tích của bạn là sử dụng các con số. Điều này cũng có thể được áp dụng cho sơ yếu lý lịch của bạn.
Thay vì chỉ nói “Em đạt kết quả học tập tốt”, bạn nên nói “Em đã xuất sắc đạt kết quả học tập tốt với điểm trung bình 3.0/4.0”.
Nếu không có những con số để đánh giá thành tích của bạn, thư xin việc và CV của bạn sẽ ít gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn vì họ sẽ không biết được trình độ của bạn ở mức nào.
5.4. Đọc và kiểm tra kỹ trước khi gửi
Thông thường khi viết chúng ta thường để sót những lỗi không đáng có như lỗi chính tả, thiếu câu, thiếu chữ hoặc lỗi đánh máy.
Do đó, khi viết một đoạn văn, đặc biệt là một bức thư, bạn nên dành thời gian đọc lại thật kỹ để đảm bảo không còn sai sót nào trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, một trong những sai lầm phổ biến nhất của người tìm việc là viết sai tên công ty, tên nhà tuyển dụng hoặc tên vị trí. Điều này chắc chắn sẽ là một điểm tối kỵ nhất với nhà tuyển dụng.
Vì vậy, ngay cả khi bạn là một ứng viên xuất sắc, nhưng nếu mắc phải những sai lầm trên thì rất có thể bạn vẫn sẽ bị loại.
5.5. Hỏi ý kiến người khác về thư xin việc của bạn
Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc làm, nếu bạn không chắc chắn những nội dung mình trình bày có đúng, đủ chưa thì bạn có thể tìm thêm lời khuyên từ những người bạn biết có kinh nghiệm làm việc.
Người này có thể là giáo viên, cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè đã xin việc thành công. Chắc chắn họ sẽ cho bạn những lời khuyên quý giá.
6. Mẫu thư xin việc tiếng Việt thu hút mọi nhà tuyển dụng
>>>Thiết kế và tải xuống mẫu thư xin việc bằng tiếng Việt tại ĐÂY
7. Mẫu thư xin việc bằng tiếng Anh chuẩn nhất
>>>Thiết kế và tải xuống mẫu thư xin việc bằng tiếng Anh tại ĐÂY
Lưu ý: Bạn bấm vào link, chọn Tệp => Tạo bản sao để sửa thiết kế theo ý thích nhé.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bạn sinh viên nói riêng và các ứng viên tìm việc làm nói chung. Thư sinh việc cho sinh viên mới ra trường là một vũ khí lợi hại để có thể giúp bạn tiến gần hơn với cơ hội phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng và thể hiện những kỹ năng, chuyên môn của mình để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Nếu bạn yêu thích những chuyên mục chia sẻ như bài viết này thì hãy thường xuyên truy cập website Muaban.net nhé!
>>>Xem thêm:
- CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
- Bí thuật viết CV developer thôi miên nhà tuyển dụng
- Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương