Rất đông ứng viên đang quan tâm đến những quy định mới nhất về thời gian làm việc của Luật Lao động hiện hành để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình dù làm ở bất cứ môi trường nào. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ bật mí với bạn những quy định cụ thể về số giờ làm việc tối đa trong 1 tuần, thời gian làm việc cũng như thời gian và lương làm thêm giờ,…
1. Quy định về thời gian làm việc bình thường
Thời gian làm việc bình thường được quy định rõ tại Điều 105 Bộ Luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
- Thời làm làm việc bình thường trong 1 ngày không quá 8 giờ. Số giờ làm việc tối đa trong 1 tuần không quá 48 giờ.
- Quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần sẽ thuộc về người sử dụng lao động tuy nhiên phải thông báo cho người lao động (NLĐ) nắm rõ (trong trường hợp thời gian tính theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không được phép vượt quá 10 giờ trong 1 ngày, không vượt quá 48 giờ trong 1 tuần).
- Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm về giới hạn thời gian làm việc nếu điều kiện làm việc có tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại với sức khỏe theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và những quy định của pháp luật có liên quan.
>>> Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Đi Làm Lại – Hướng Dẫn Viết Theo Cấu Trúc Chi Tiết
2. Quy định về thời gian làm thêm
Thời gian làm thêm của người lao động được quy định cụ thể như sau:
- Thời gian làm thêm không được vượt quá 12 giờ trong 1 ngày nếu người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, hoặc tết hoặc các ngày nghỉ cuối tuần.
- Thời gian làm thêm giờ từ 200 – 300 giờ/năm chỉ được áp dụng với những NLĐ đang làm trong lĩnh vực sản xuất, gia công, xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, giày da, chế biến nông/lâm/thủy sản hoặc sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp/thoát nước hoặc các trường hợp khác thuộc những công việc cấp bách và không thể trì hoãn được,… Nếu đã tổ chức làm thêm giờ thì người sử dụng lao động phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng gửi đến UBND cấp tỉnh và đơn vị nhà nước hiện đang quản lý lao động tại địa phương.
- Sau mỗi đợt thời gian làm thêm giờ là thời gian nghỉ bù nhiều ngày liên tục trong tháng. Thời gian nghỉ bù được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động được phép nghỉ tối đa 07 ngày liên tục trong tháng. Trong thời gian này người sử dụng lao động phải có phương án bố trí hợp lý, tạo điều kiện để NLĐ nghỉ bù số thời gian này. Nếu không thể bố trí nghỉ bù đủ số thời gian nghỉ bù thì phải trả lương làm thêm giờ, mức lương này được quy định rõ ràng tại Điều 97 của Bộ luật lao động hiện hành.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cách làm đơn xin nghỉ phép mới nhất 2023
3. Quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động
3.1 Nghỉ có hưởng lương
Thời gian nghỉ ngơi của người lao động tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương được quy định gồm những thời gian sau đây:
- Thời gian nghỉ giữa ca: Ít nhất nửa giờ. Đối với ca đêm: Ít nhất là 45 phút.
- Thời gian nghỉ chuyển ca: Ít nhất 12 giờ.
- Thời gian nghỉ hàng tuần: Ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).
- Thời gian nghỉ những ngày lễ, tết: Tết dương lịch: Nghỉ 1 ngày; Tết âm lịch: Nghỉ 5 ngày; Ngày giải phóng Miền Nam 30/4: Nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc tế lao động 01/5: Nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc khánh 2/9: Nghỉ 1 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (Âm lịch): Nghỉ 1 ngày.
- Thời gian nghỉ hàng năm: Nghỉ 12 ngày đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; Nghỉ 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
- Thời gian nghỉ để giải quyết công việc riêng: Người lao động được nghỉ không quá 3 ngày làm việc để giải quyết các công việc như: Bản thân kết hôn, con của họ kết hôn hoặc tứ thân phụ mẫu/con cái/vợ/chồng chết.
>>>Có thể bạn quan tâm: Lịch nghỉ lễ 30/04 – 01/05 năm 2023: Toàn dân được nghỉ 5 ngày liên tiếp
Lưu ý:
- Trong trường hợp người lao động bị mất việc, hoặc thôi việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hàng năm thì bên sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Khi NLĐ được hưởng các kỳ nghỉ hàng năm và có đi lại bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy nếu số ngày đi đường (bao gồm cả đi và về) trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường. Thời gian này sẽ nằm ngoài số ngày nghỉ hàng năm theo quy định. Cách tính này chỉ được áp dụng duy nhất cho 01 lần nghỉ trong năm.
3.1 Nghỉ không hưởng lương
Người lao động đang có công việc liên quan đến công việc của người thân trong gia đình cần phải nghỉ để giải quyết đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp này người lao động sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động để được giải quyết nghỉ không hưởng lương.
>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất theo bộ Luật Lao Động
4. Quy định tiền lương làm thêm giờ
Tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về tiền lương làm thêm giờ như sau:
Khoản 1: Nếu NLĐ làm thêm giờ thì mức lương làm thêm giờ này sẽ được tính theo đơn giá tiền lương hay là tiền lương thực trả dựa trên công việc đang làm. Cụ thể như sau:
- Lương làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường: Ít nhất bằng 150%.
- Lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: Ít nhất bằng 200%.
- Lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất bằng 300% (chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương nếu có).
Khoản 2: Nếu NLĐ làm việc vào ban đêm thì mức lương làm thêm giờ sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương/ tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
Khoản 3: Trường hợp người lao động phải làm thêm giờ vào ban đêm thì bên cạnh việc nhận lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 đã nêu trên thì NLĐ còn có thể được nhận thêm khoảng 20% lương tính theo đơn giá tiền lương/tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của một ngày làm việc bình thường hoặc là ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho lao động nữ mới nhất
5. Quy định giờ làm việc ban đêm
Tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ ràng về giờ làm việc ban đêm, cụ thể như sau: “Giờ làm việc ban đêm sẽ được tính từ 22 giờ hôm trước tới 06 giờ sáng của ngày hôm sau.”
6. Thời gian làm việc của người làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại
Tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 đã có những quy định rất rõ ràng về thời gian làm việc của những người làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, cụ thể đó là: “Thời gian làm việc của người làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại không quá 6 giờ trong 1 ngày, dựa trên danh mục công việc/nghề nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
Bên trên là những chia sẻ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ lễ cũng như những quy định liên quan trong luật lao động thời gian làm việc. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm kiếm việc làm TPHCM nói riêng, việc làm trên khắp 63 tỉnh thành phố toàn quốc nói chung nhanh chóng và uy tín nhất.
>>> Xem thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tìm hiểu sự khác biệt và lợi thế của hai hình thức