Có phải thuở mới bắt đầu, ai cũng từng là một tay mơ? Tân sinh viên, theo ngôn ngữ gen Z hiện nay, hay được gọi với cái tên “tấm chiếu mới” bởi “chưa trải”, còn lơ tơ mơ, nhiều bỡ ngỡ trước cánh cửa đại học rộng lớn. Nếu bạn cũng chưa biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì để có một hành trang tươm tất, sẵn sàng chinh chiến trước thềm năm học mới thì hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
I. Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Dưới đây là những điều cực kỳ quan trọng các bạn cần phải chuẩn bị sau khi biết số phận “an bài” cho mình bén duyên với ngôi trường nào và xác nhận nhập học thành công trên hệ thống trực tuyến.
1. Thông tin trường học
Hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về ngôi trường bạn sẽ gắn bó trong những năm tháng Đại học tiếp theo. Những thông tin chính cần nắm như số lượng cơ sở, địa chỉ cụ thể để tránh loay hoay chạy lạc đường. Kế đó, bạn nên đọc thêm về lịch sử, văn hóa và thành tích của trường, tìm hiểu giảng viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa, ngành… để có cái nhìn toàn diện hơn. Việc hiểu rõ những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc học tập, tạo cơ hội kết nối với giảng viên và dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
2. Chỗ ở và phương tiện di chuyển
Tân sinh viên năm nhất phần lớn vẫn chưa tham gia kỳ thi sát hạch lấy bằng lái, cần lưu ý khi chọn phương tiện di chuyển từ nhà đến trường. Đối với các bạn nhà gần trường, có thể sử dụng xe đạp, xe điện hoặc các dòng xe máy có phân khối dưới 50cc. Dù lựa chọn phương tiện nào, điều quan trọng nhất vẫn là an toàn và tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông bạn nhé.
Hiện nay, có đa dạng lựa chọn về nhà ở cho các bạn tân sinh viên như: ký túc xá, phòng trọ, thuê nhà nguyên căn ở ghép, sleepbox… Bạn nên cân nhắc kỹ loại hình nào đáp ứng được nhu cầu và mong muốn để tiện sinh hoạt và học tập đạt hiệu quả cao. Đối với ký túc xá, nhiều trường đại học yêu cầu đăng ký sớm và xác minh một số giấy tờ. Do số lượng có hạn và cạnh tranh vì chi phí thấp, bạn hãy thường xuyên truy cập website chính thức của trường để cập nhật thông tin chính xác, nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Nên ở ký túc xá hay phòng trọ: Những băn khoăn của sinh viên hiện nay
3. Các giấy tờ nhập học và chứng chỉ cần thiết
Một số loại giấy tờ nhập học quan trọng bạn cần chuẩn bị trước:
- Giấy báo trúng tuyển đại học và bằng tốt nghiệp THPT (bản chính).
- Sơ yếu lý lịch sinh viên (hồ sơ trúng tuyển): điền đầy đủ thông tin, có dán hình ảnh, đóng dấu giáp lai và công chứng từ địa phương.
- Học bạ THPT (bản sao): cần đem lên phường/xã tại địa phương xác nhận đóng dấu.
- Giấy chứng nhận kết quả thi THPT QG.
- Giấy khai sinh (Bản sao).
- Căn cước công dân (Bản sao).
- 10 – 15 ảnh thẻ kích thước 3×4 hoặc 4×6
- Phiếu khám sức khỏe
- Giấy chứng nhận thành tích/Giấy chứng nhận diện chính sách ưu tiên (nếu có): dùng cho sinh viên trúng tuyển các phương thức khác như xét điểm khu vực, điểm thành tích phụ, dân tộc ít người, con thương binh/liệt sĩ, hộ nghèo/cận nghèo… cần xin dấu xác nhận từ địa phương để được miễn giảm học phí.
- Phiếu xác nhận thanh toán học phí (tùy yêu cầu của trường)
Bạn cần lưu ý nhập học đúng khung thời gian được thông báo. Theo quy định của đa số các trường, chậm trễ nhập học từ 15 ngày trở lên (tính từ khi nhận giấy báo tập trung) sẽ bị hủy kết quả, coi như từ chối nhập học nếu không có lý do chính đáng. Vậy nên, việc quan trọng bạn cần làm là tranh thủ hoàn thành sớm nhất có thể.
Một số trường yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ dùng quy đổi các học phần tiếng Anh hoặc thực hiện kiểm tra kỹ năng Tiếng Anh, Tin học đầu vào khá gay gắt. Nếu bạn đã có chứng chỉ, nhớ đem theo nộp, nếu không, hãy dành thời gian ôn luyện kĩ càng để luôn trong trạng thái tốt nhất cả về tâm lý lẫn kiến thức.
4. Lộ trình học tập, phương pháp học
Xây dựng lộ trình cụ thể và tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn định hướng rõ mục tiêu, phát triển kỹ năng tự học và duy trì động lực học tập. Điều này đảm bảo bạn có thể quản lý tốt quỹ thời gian và duy trì kết quả cao trong suốt hành trình đại học.
Vì vậy, thay vì chờ đợi, hãy chủ động nghiên cứu trước về lộ trình học tập qua các học kỳ, tìm hiểu giảng viên, loại sách cần sử dụng và những phương pháp học tập phù hợp. Bạn có thể liên hệ với giảng viên qua mail/page; tìm kiếm bài chia sẻ trên các group học tập, confession của trường; xin review từ anh chị khóa trước (nếu chưa quen ai, bạn có thể tìm kiếm ngẫu nhiên từ các bình luận bài viết ở hội/nhóm trường và chủ động trò chuyện lịch sự, lễ phép, chân thành. Yên tâm các anh/chị khoá trước sẽ nhiệt tình chia sẻ)
Lên đại học, khả năng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu chính là yếu tố then chốt quyết định điểm số, thành tích, vốn kiến thức và rất nhiều điều nữa. Tuy nhiên, học cùng nhóm bạn bè cũng là một cách hay. Nó không chỉ giúp bạn tăng động lực mà còn tiếp cận đa dạng góc nhìn, trải nghiệm thú vị, kinh nghiệm bổ ích và tranh biện sôi nổi để giải quyết vấn đề tốt hơn.
Xem thêm: Cách xây dựng thời gian biểu hợp lý và hiệu quả cho sinh viên
II. Những vật dụng cần thiết khi trở thành tân sinh viên
Rời khỏi nhà là bước vào hành trình tập làm người lớn. Ngoài ôm ấp những ước mơ, khát vọng và hoài bão, bạn cũng phải ôm theo những vật dụng bất ly thân sau nhé:
1. Máy tính/laptop cá nhân
Ở môi trường đại học, phần lớn thông tin, tài liệu học tập và bài tập lớn nhỏ đều được giảng viên cung cấp qua các nền tảng trực tuyến. Ngoài việc truy cập tài liệu, bạn còn cần laptop để viết báo cáo, làm bài thuyết trình, thực hiện nghiên cứu và tham gia nhiều hoạt động khác. Đặc biệt, việc học tập trên môi trường đại học đòi hỏi ở bạn sự chủ động và liên tục cập nhật thông tin, xu hướng mới. Vì thế, một chiếc máy tính/laptop cá nhân là bắt buộc có, như đứa con tinh thần sẽ đồng hành và san sẻ cùng bạn quãng thời gian này.
Tham khảo: 9+ mẫu Laptop tốt cho sinh viên từng ngành
2. Bàn học, giá sách
Không gian học tập cũng góp phần quan trọng để khơi nguồn cảm hứng và gia tăng hiệu suất học tập, làm việc đáng kể. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, có thể lựa chọn những chiếc bàn đơn giản, tháo lắp được và decor nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm một giá sách nhỏ, có thể sắp xếp không gian học tập trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn. Hãy cân nhắc việc dành một phần ngân sách nhỏ hàng tháng để mua thêm sách mới. Qua thời gian, tủ sách của bạn vừa đầy ắp tài liệu quý giá mà còn trở thành nguồn cảm hứng, giúp bạn mở rộng kiến thức và tư duy.
3. Phương tiện đi lại
Trước khi nhập học, một trong những việc bạn cần quan tâm và chuẩn bị sẵn sàng là phương tiện di chuyển. Bạn có nhiều lựa chọn như đi bộ, xe đạp, xe máy, xe điện hoặc xe bus. Đừng quên tìm hiểu kỹ các tuyến đường và phương tiện nào thuận tiện nhất cho lịch trình sinh hoạt. Nếu đi xe máy, bạn nhớ sắm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm xịn sò và kiểm tra tình trạng xe thường xuyên. Còn nếu bạn chọn đi xe bus, hãy tải các ứng dụng theo dõi lộ trình xe (ví dụ BusMap) để không bị lạc đường nhé!
4. Các đồ dùng nấu nướng
Tự nấu ăn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe hơn ăn ngoài hàng quán. Bạn nên sắm những đồ bếp cơ bản như nồi, chảo, máy xay, bát đĩa… và học nấu nướng dù chỉ vài món đơn giản. Đôi khi, nấu ăn cũng là cách giải tỏa căng thẳng sau giờ học, tạo không gian ấm áp và vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Xem thêm: Tổng hợp những vật dụng cần thiết khi ở nhà trọ mà sinh viên nên có
5. Giường, nệm, chăn gối
Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể tái tạo năng lượng và tinh thần minh mẫn, tỉnh táo. Vì vậy, hãy chăm chút lựa chọn nệm êm, chăn ấm, gối mềm; làm sao tạo một không gian ngủ thoải mái là cách tốt nhất để khởi đầu ngày mới đầy năng lượng.
6. Các vật dụng cá nhân
Cuối cùng, đừng quên các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, móc treo quần áo… những thứ tưởng nhỏ nhưng thiếu thì bất tiện lắm. Hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để khi bước chân vào cuộc sống sinh viên, bạn không phải lo lắng về những điều lặt vặt này mà tập trung cho việc học và tận hưởng cuộc sống mới!
III. Những lưu ý quan trọng dành cho tân sinh viên trong năm học mới
Tân sinh viên cần lưu ý một số điểm sau để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới:
1. Lưu ý khi đi thuê trọ
- Khoanh vùng vị trí thuê trọ: Đầu tiên, bạn nên xác định rõ khu vực muốn thuê trọ, ưu tiên những nơi thuận tiện cho việc di chuyển đến trường và tập trung các tiện ích xung quanh như chợ, siêu thị, trạm xe bus, bệnh viện hay các loại hình giải trí khác.
- Xác định rõ các khoản chi phí: Trước khi ký hợp đồng, cần đọc kỹ mọi khoản chi phí như điện, nước, phí dịch vụ, phí wifi… để tránh mâu thuẫn về sau, đồng thời đảm bảo quyền lợi của bạn.
- Đi cùng người lớn: Khi đi xem nhà, tốt nhất nên có bố mẹ hoặc người thân đi cùng. Họ có nhiều kinh nghiệm và sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về nơi thuê, tránh được rủi ro lừa đảo.
- Tìm trọ qua nhiều nguồn uy tín: Bạn có thể tìm phòng trọ qua các nền tảng mạng xã hội, qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, chương trình hỗ trợ từ trường học… Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đặt cọc để tránh bị lừa tiền. Tham khảo một số website rao vặt uy tín hàng đầu như Muaban.net, Mogi.vn…
Xem thêm: Những kinh nghiệm thuê nhà trọ sinh viên nên biết
2. Bẫy lừa đảo khi tìm việc làm thêm
- Cẩn thận với lời hứa “việc nhẹ lương cao”: Các tổ chức đa cấp thường đánh vào tâm lý của tân sinh viên muốn kiếm tiền nhanh, dễ dàng. Hãy luôn cảnh giác với những lời hứa hẹn hấp dẫn để không phải hối tiếc về sau.
- Tránh xa các công việc yêu cầu bạn đóng cọc trước: Nếu nơi tuyển dụng yêu cầu bạn phải đóng tiền cọc để nhận việc, đó có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nơi làm việc, mô tả công việc và chỉ ứng tuyển vào nơi có quy trình tuyển dụng rõ ràng.
- Tìm việc làm thêm uy tín tại Muaban.net, Vieclam.net: Đây là những nền tảng cung cấp nhiều tính năng thông minh giúp bạn dễ dàng lựa chọn việc làm thêm phù hợp nhu cầu với thông tin công khai, minh bạch.
Xem thêm: Sinh viên nên làm thêm việc gì? Gợi ý 10+ việc làm thêm tốt nhất
3. Cẩn thận khi sử dụng phương tiện giao thông
Khi sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, bạn cần hết sức cảnh giác với nạn móc túi, hạn chế mang theo đồ vật có giá trị để tránh trở thành mục tiêu. Đồng thời, nên mang theo các vật dụng cá nhân như nước rửa tay khô, khăn giấy ướt sẽ giúp bạn giữ gìn vệ sinh trong suốt hành trình. Ngoài ra, thủ một vài thế võ tự vệ cũng rất hữu ích trong những tình huống cần bảo vệ bản thân. Nếu không may bị quấy rối, đừng ngần ngại trình báo công an để đảm bảo sự việc sẽ không lặp lại.
Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân, luôn tuân thủ đúng luật giao thông là điều cần thiết để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác. Trước khi ra đường, hãy chắc chắn bạn đã mang đầy đủ các giấy tờ quan trọng như bằng lái xe, cà vẹt xe và bảo hiểm xe. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được các phiền toái khi bị kiểm tra mà còn đảm bảo rằng bạn đang tham gia giao thông một cách hợp pháp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ bài viết của Muaban.net về tân sinh viên cần chuẩn bị gì để nhập học suôn sẻ, thuận lợi. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích, đừng quên chia sẻ đến bạn bè, những ai sắp bước chân vào ngưỡng cửa Đại học. Và đừng quên truy cập thường xuyên vào website Muaban.net để cập nhật tin tức liên quan đến nhiều lĩnh vực như tìm việc làm, thuê trọ… Chúc các bạn sẽ có khởi đầu thật tốt đẹp và học tập hiệu quả, gặt hái nhiều thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Những việc làm thêm tại nhà cho học sinh dễ tìm, thu nhập cao 2024
- Tín chỉ là gì? Những điều cần biết sinh viên học theo tín chỉ
- Top 20 cuốn sách hay cho học sinh, sinh viên nhất định phải đọc