Monday, January 20, 2025
spot_img
HomeViệc làmSupervisor là gì? 5 kỹ năng giám sát viên phải biết để...

Supervisor là gì? 5 kỹ năng giám sát viên phải biết để thành công

Supervisor là thuật ngữ không còn xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng. Tuy vậy, đối với các bạn trẻ đang định hướng theo ngành nhà hàng khách sạn, không phải ai cũng biết Supervisor là gì và công việc cụ thể của Supervisor là làm gì? Supervisor cần những kỹ năng nào hay sự khác nhau giữa Supervisor và Manager. Vậy nên, hãy cùng mua bán tìm hiểu từ A-Z những vấn đề liên quan đến Supervisor qua bài viết dưới đây nhé.

Supervisor là gì?

Supervisor đóng vai trò là những mắt xích để hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn luôn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Cũng chính vì thế mà hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều có nhu cầu tuyển dụng những người làm việc cho vị trí này. Đặc biệt, ngày nay du lịch phát triển, số lượng nhà hàng – khách sạn mọc lên ngày càng nhiều, từ đó tạo cơ hội việc làm cho những ứng viên ngành Nhà hàng, khách sạn. Vậy bạn có biết Supervisor là gì không?

Định nghĩa Supervisor

Supervisor là gì? Định nghĩa supervisor
Supervisor là gì? Định nghĩa supervisor

Supervisor chính là thuật ngữ được dùng để chỉ những người giám sát các hoạt động và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp. Đây cũng được xem là một trong những trợ thủ đắc lực nhất của các nhà quản lý.

Supervisor là gì
Supervisor đảm nhận công việc ở nhiều vị trí khác nhau

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà các Supervisor sẽ đảm nhận các công việc phù hợp với lĩnh vực đó. Chẳng hạn như trong ngành khách sạn nhà hàng thì các Supervisor đảm nhận công việc ở nhiều vị trí khác nhau như giám sát lễ tân, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng.

Bản chất của công việc supervisor nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các nhà quản lý trong việc giám sát, theo dõi và điều phối các hoạt động của nhân viên cấp dưới như phân chia công việc cho nhân viên, sắp xếp ca làm việc, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như hỗ trợ phục vụ khách hàng.

>>> Xem thêm: Ngành quản trị nhân lực lương bao nhiêu? Học ở đâu tốt nhất?

Một số khái niệm liên quan đến supervisor

Supervisor là gì? Một số khái niệm liên quan đến supervisor
Supervisor là gì? Một số khái niệm liên quan đến supervisor

Khi nhắc đến Supervisor thì chắc hẳn bạn không thể không nhắc tới 2 thuật ngữ sau: Housekeeping Supervisor và Shift Supervisor.

Housekeeping Supervisor là gì?
Supervisor là gì? Housekeeping Supervisor là gì?
  • Housekeeping Supervisor nghĩa là trưởng bộ phận buồng phòng trong các khách sạn, là người sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều phối thực hiện các công việc có liên quan thuộc bộ phận buồng phòng của các khách sạn.
Shift supervisor là gì?
Supervisor là gì? Shift supervisor là gì?
  • Shift supervisor là tổ trưởng, là những người quản lý ca trực của chính mình và đồng thời những người này cũng nắm quyền hạn giám sát các nhân viên khác. Về cơ bản, những người này cũng giống như những nhân viên bình thường khác nhưng chính vì năng lực vượt trội, nổi bật hơn mà các Shift supervisor có thể được những người quản lý cấp trên, lãnh đạo cấp cao đề bạt và cân nhắc đưa lên một vị trí mới cao hơn. Shift supervisor sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh những thuật ngữ nói trên thì còn khá nhiều thuật ngữ khác liên quan đến Supervisor như supervisor linux, supervisor manager, qa supervisor,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý nhân viên hành chính nhân sự và 3 yếu tố giúp bạn thành công!

Vai trò của Supervisor đối với hoạt động của doanh nghiệp

Vai trò của supervisor là gì đối với doanh nghiệp?
Vai trò của supervisor là gì đối với doanh nghiệp?

Ngày nay, vai trò của các Supervisor là rất thiết yếu và quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, nếu thiếu vai trò của các Supervisor công việc sẽ có nguy cơ diễn ra theo một chiều hướng khác nhiều rủi ro và quan trọng hơn là việc kinh doanh khó có thể đạt được kết quả đã đề ra như các nhà quản lý mong muốn.

Supervisor sẽ thực hiện các công việc giám sát chuỗi các dịch vụ cũng như việc cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách. Là người chỉ định, phân chia công việc và ca làm việc của nhân viên khác một cách hợp lý để đảm bảo cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đồng thời, supervisor cũng giải quyết khiếu nại của khách hàng, các vấn đề liên quan đến ca làm việc.

 Giám sát an toàn lao động, đảm bảo các hoạt động diễn ra trơn tru
Vai trò của Supervisor là gì? Giám sát an toàn lao động, đảm bảo các hoạt động diễn ra trơn tru

Bên cạnh đó, các sales supervisor giám sát và chấp hành những quy định, nội quy của nhà hàng, khách sạn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe, an toàn lao động, giải quyết khéo léo những yêu cầu từ phía khách hàng trong quá trình phục vụ hoặc có thể giải quyết qua điện thoại. Các Supervisor sẽ giải quyết các vấn đề gặp phải, các bất thường và lỗi trong phạm vi quyền hạn được giao.

>>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề & cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Với những trường hợp không có người quản lý thì Supervisor sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp làm việc và đảm bảo công việc của nhân viên diễn ra suôn sẻ, các hoạt động kinh doanh của khách sạn nhà hàng vẫn diễn ra như bình thường theo hướng tốt nhất.

Như vậy, có thể thấy vai trò của Supervisor chính là đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, trơn tru và hiệu quả nhất. Đồng thời, Supervisor có vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng và gìn giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Supervisor đảm nhận những công việc nào?

Nhiệm vụ của supervisor là gì? Supervisor đảm nhận những công việc nào?
Nhiệm vụ của supervisor là gì? Supervisor đảm nhận những công việc nào?

Công việc cụ thể của Supervisor là gì? Các Supervisor đảm nhận những công việc như sau:

  • Supervisor sẽ thực hiện giám sát chuỗi hoạt động của nhân viên chẳng hạn như giao nhiệm vụ cho nhân viên, phân chia, sắp xếp các ca làm việc để phù hợp với tình hình kinh doanh của khách sạn, nhà hàng với mục đích duy trì chất lượng các dịch vụ.
Theo dõi, giám sát tiêu chuẩn phục vụ của các nhân viên
Công việc cụ thể của supervisor là gì? Theo dõi, giám sát tiêu chuẩn phục vụ của các nhân viên
  • Theo dõi, giám sát tiêu chuẩn phục vụ của các nhân viên, hướng dẫn nhân viên phải tuân thủ các nội quy, quy định từ các cấp quản lý và các tiêu chuẩn từ thương hiệu, nơi làm việc.
  • Trực tiếp quản lý tài sản, trang thiết bị, máy móc, chịu trách nhiệm trước quản lý bộ phận về tài sản và tình trạng sử dụng trang thiết bị trong khu vực mà mình quản lý.
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca làm việc
Công việc cụ thể của supervisor là gì? Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca làm việc
  • Supervisor sẽ thực hiện công tác giải quyết và hỗ trợ các dịch vụ khách hàng yêu cầu cũng như giải quyết sự cố gặp phải trong quá trình làm việc. Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong ca làm việc như khách hàng phàn nàn về dịch vụ hay nhân viên làm việc không đạt hiệu quả. Supervisor sẽ là người trực tiếp đứng ra xử lý các tình huống rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc và báo lên các cấp trên với những trường hợp nằm ngoài khả năng giải quyết.
Tiếp nhận sự chỉ đạo và báo cáo với cấp trên
Công việc cụ thể của supervisor là gì? Tiếp nhận sự chỉ đạo và báo cáo với cấp trên
  • Giám sát tất cả những hoạt động có liên quan đến đối thủ cạnh tranh, tiếp nhận sự chỉ đạo và báo cáo với cấp trên, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và kế hoạch hành động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
  • Phối hợp cùng với các giám sát khác để đưa ra lộ trình, định hướng và kế hoạch phát triển nhân lực của bộ phận tuyển dụng và bộ phận đào tạo kỹ năng, phối hợp với các cấp quản lý để đưa ra những chiến lược, kế hoạch nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, chất lượng làm việc.
Thay cấp trên điều hành cuộc họp giao ca
Công việc cụ thể của supervisor là gì? Thay cấp trên điều hành cuộc họp giao ca
  • Tổng hợp những thông tin, dữ liệu để bàn giao lại cho Supervisor ca làm việc kế tiếp một cách rõ ràng, đầy đủ, thay cấp trên điều hành cuộc họp giao ca để đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra bình thường, đúng quy trình.

Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất

Supervisor và Manager có gì khác nhau?

Sau khi tìm hiểu khái niệm, vai trò và công việc của supervisor là gì ở các phần trên, có lẽ quý độc giả cũng nhận ra một số điểm tương đồng cũng như mối quan hệ khá mật thiết giữa hai vị trí supervisor và manager (quản lý). Vậy sự khác nhau giữa manager và supervisor là gì?

supervisor là gì
Supervisor và Manager có gì khác nhau?

Mặc dù công việc của Supervisor và Manager khá giống nhau ở một vài điểm như cùng nhau lập kế hoạch, cùng nhau phân chia công việc và quản lý các nhân viên của mình thực hiện các công việc đó cho đúng với tiến độ đã đưa ra trước đó. Supervisor còn được xem là cánh tay đắc lực của Manager. Tuy nhiên hai vị trí này khác nhau ở một số điểm như sau:

Supervisor là gì
Manager là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm quản lý hay trưởng phòng

Đối với công việc manager:

  • Manager là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm quản lý hay trưởng phòng với nhiệm vụ chính là quản lý nhân viên, quản lý công việc của một bộ phận nào đó trong công ty/doanh nghiệp như Giám đốc nhân sự, Giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc.
  • Manager sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh và định hướng lại cấu trúc tổ chức, mô tả các công việc, chỉ đạo công việc và mục tiêu đến các bộ phận quản lý. Bên cạnh đó các nhà quản lý còn có quyền tuyển dụng, thăng chức hay thôi việc một nhân viên và cấp quản lý Manager là một phần của quản lý cấp trung.
  • Manager thường phải đối phó với bộ phận và các bên liên quan trong trọng khác, thường phải gặp mặt, trao đổi công việc với đối tác nên có hướng tiếp cận bên ngoài.
  • Mức lương của Manager cũng cao hơn Supervisor nhờ vào cơ cấu tổ chức, lượng công việc và quyền hạn cùng với những yêu cầu cao hơn về kỹ năng, kinh nghiệm và chất lượng công việc đạt được.
Khác nhau giữa manager và supervisor là gì? Supervisor có trách nhiệm trực tiếp giám sát
Khác nhau giữa manager và supervisor là gì? Supervisor có trách nhiệm trực tiếp giám sát

Đối với công việc supervisor:

  • Trong khi đó, các giám sát viên sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm trực tiếp giám sát và phân công công việc cho nhân viên nhưng chỉ nằm trong phạm vi quản lý, kiểm soát và điều phối công việc chung qua sự phối hợp của tất cả bộ phận để đảm bảo tính hiệu quả trong công việc. Tất cả mọi công việc giám sát được báo cáo cho người quản lý và người quản lý sẽ báo cáo lên ban giám đốc về hiệu suất, những vấn đề khó khăn gặp phải trong công việc.
  • Một người làm giám sát viên thì chỉ có thể ủy thác nhiệm vụ, đào tạo và giới thiệu nhân viên và không có quyền tuyển, thăng chức hay sa thải một nhân viên.
  • Supervisor được xếp vào quản lý cấp thấp và chịu sự quản lý của Manager. Hướng tiếp cận của các Supervisor là hướng tiếp cận nội bộ, chủ yếu giám sát và làm việc với các nhân viên làm việc trực tiếp với mình.

Một số vị trí supervisor phổ biến hiện nay và mức lương

Sales Supervisor – Giám sát kinh doanh

Sales Supervisor là gì
Sales Supervisor – Giám sát kinh doanh

Sale Supervisor là giám sát kinh doanh. Những người này thực hiện các công việc như theo dõi và hướng dẫn nhân viên bán hàng, xây dựng, tổ chức và cập nhật các kế hoạch kinh doanh để đảm bảo thực hiện theo tiến độ kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, giám sát viên cũng tham gia đào tạo nhân viên và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Mức lương đối với những người đảm nhận vị trí Sale Supervisor đã kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 8 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng/tháng cùng với nhiều chế độ đãi ngộ khác.

Floor Supervisor – Giám sát tầng

Supervisor là gì
Floor Supervisor – Giám sát tầng

Floor Supervisor là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Các Floor Supervisor sẽ chịu trách nhiệm giám sát nhân viên tại khu vực đã được phân công nhiệm vụ trước đó.

Với những người nhận công việc Floor Supervisor này thì sẽ có mức lương tùy vào quy mô khách sạn đó, thường sẽ dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng cho đến 10 triệu đồng/tháng cùng với nhiều chế độ đãi ngộ khác.

>>> Xem thêm: Account Manager là gì? Ai sẽ phù hợp với vị trí này?

Production Supervisor – Giám sát sản xuất

Supervisor là gì
Production Supervisor – Giám sát sản xuất

Production Supervisor là thuật ngữ dùng cho các giám sát sản xuất, thường thực hiện các công việc giám sát tại các nhà máy để đảm bảo năng suất, chất lượng của sản phẩm được tạo ra. Bên cạnh đó còn phải kiểm soát nguồn nhân lực, kiểm soát trang thiết bị máy móc để đảm bảo công việc được vận hành trơn tru và an toàn nhất.

Mức lương của các Production Supervisor sẽ cao hơn các vị trí Sales Supervisor và Floor Supervisor vì công việc này sẽ chịu trách nhiệm khá lớn. Cũng chính vì thế mà mức lương của vị trí công việc này sẽ dao động trong khoảng từ 7 triệu đồng cho đến 48 triệu đồng/tháng cùng với nhiều chế độ đãi ngộ khác.

5 kỹ năng để thành công ở vị trí supervisor

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng cần cho supervisor là gì? Kỹ năng lập kế hoạch

Một giám sát viên luôn phải làm rất nhiều công việc từ việc quản lý nhân sự, điều phối hoạt động của nhân viên cho đến việc giám sát hàng hóa. Chính vì thế mà một kế hoạch cụ thể sẽ giúp đường đi nước bước của giám sát viên dễ dàng hơn rất nhiều và ít gặp sai sót.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Người giám sát sẽ thường xuyên tiếp xúc, truyền đạt thông tin cho cấp dưới và cả khách hàng. Một Supervisor có thái độ nhã nhặn, lịch sự sẽ nhận được sự tôn trọng từ mọi người và được người khác lắng nghe. Khi sở hữu khả năng giao tiếp tốt thì việc truyền đạt thông tin cũng sẽ rõ ràng và thu hút hơn. Do vậy, giám sát viên cần phải có kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề xảy ra một cách khéo léo và sẽ chiếm cảm tình của khách hàng.

Khả năng đào tạo nhân viên

Khả năng đào tạo nhân viên
Khả năng đào tạo nhân viên

Một giám sát giỏi là người biết đào tạo nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn, góp phần vào các kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đồng thời giám sát viên phải biết khen thưởng nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi đó, mối quan hệ giữa nhân viên và người giám sát sẽ gắn bó lâu dài hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian

Luôn phải giám sát và đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đốc thúc nhân viên hoàn thành công việc, không bao giờ chậm trễ hơn kế hoạch là nhiệm vụ và trách nhiệm của một giám sát. Chính vì thế mà việc sắp xếp và quản lý thời gian là điều rất cần thiết.

Liêm chính, công tư phân minh

Liêm chính, công tư phân minh là tố chất không thể thiếu ở một giám sát viên. Là một giám sát viên bạn không thể để lỗ hổng trong quy trình làm việc để bị nhân viên bắt lỗi. Khi đó bạn sẽ bị mất uy tín và không còn được nhân viên tôn trọng. Công việc cũng từ đó mà không thuận lợi, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế, bạn luôn phải rạch ròi giữa tình cảm và công việc, luôn công tư phân minh.

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh về việc Supervisor là gì mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thế nào là Supervisor, kỹ năng để thành công ở vị trí Supervisor là gì hay Supervisor thì đảm nhận những công việc nào. 

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến những thông tin tìm việc làm thì có thể thường xuyên truy cập website Muaban.net – nơi cung cấp nhữg thông tin việc làm mới nhất và hấp dẫn nhất hoặc có thể truy cập ngay dưới đây:

Cần tuyển Nam nữ phụ kho đóng gói dán tem
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
 Tuyển Dụng NV ( Tạp Vụ, Trực Quầy Bán Hàng,  Kho) TẠI CO.OP
5
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
🌈Tết Đến Rồi CO.OPMART Cần Tuyển Gấp Nhân Viên Đi làm ngay.
10
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
NĂM MỚI ! CẦN BỔ SUNG NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN BÓ LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Siêu Thị Quận 7 Cần Tuyển Nhân Viên Có Việc Làm Lâu dài
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Cần tuyển nam Rửa Xe Tết và nữ phụ bán hoa Tết
11
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cận Tết Nhu Cầu Mua Sắm Cao Bổ Sung Thêm Nhân Viên Tại Lotte Mart
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
HÓC MÔN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRONG DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa Minh Ngọc tuyển gấp thời vụ bán hàng, tạp vụ, bảo vệ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
BỔ SUNG 5 NHÂN VIÊN LÀM TẾT TẠI QUẬN 4
1
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM
√ TUYỂN 5 LAO ĐỘNG NỮ KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM THỜI VỤ VÀ LÂU DÀI .
3
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Do một số bạn thiếu trách nhiệm nghỉ ngang cần bổ sung nhân viên gấp.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
[Co.opMart] Bổ Sung NV Trung Tuổi Làm Thời Vụ Tạp Vụ-Bảo Vệ-Bán Hàng
8
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
📣Cần Tuyển 5 Nhân Viên Bán Hàng Thời Vụ / Lâu Dài năm 2025
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ