Đa phần chúng ta thường có xu hướng bỏ qua mục sở thích trong CV. Tuy nhiên, bạn không hề biết rằng mục này sẽ khiến các nhà tuyển dụng có thể biết được khả năng làm việc cũng như nguồn năng lượng của ứng viên.
Viết sở thích trong CV làm cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có đủ trách nhiệm và năng lực cho vị trí công việc hay không? Nó giúp làm tăng giá trị cho bản CV trong mắt nhà tuyển dụng hơn. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về cách viết sở thích trong CV qua bài viết dưới đây để bạn có thể có 1 CV ấn tượng nhất nhé!
Mục sở thích trong CV có tác dụng gì?
Vì mục sở thích trong CV là mục không bắt buộc phải có. Nhưng nếu bạn chỉ viết theo mẫu chuẩn thì các CV sẽ không có nhiều điểm khác biệt và chúng sẽ y khuôn nhau. Điều này sẽ gây sự nhàm chán cho nhà tuyển dụng và có thể CV của bạn cũng bị bỏ qua khi không có được sự nổi bật thu hút nào.
Xem thêm >>> Ảnh CV đẹp và ấn tượng – Những lưu ý và cách chụp ảnh trong CV tại nhà
Vậy nên, hãy tận dụng những sở thích của bản thân để tạo ra điểm nổi bật và sự mới mẻ trong CV xin việc của chính mình, cho nhà tuyển dụng thấy được những lợi thế mà bạn có. Việc làm này có thể đem lại những lợi ích cụ thể như:
- Giúp bạn thể hiện được bản thân và thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng.
- Tạo nên sự khác biệt giữa bạn so với những ứng cử viên khác.
- Thể hiện được sắc riêng của bản thân.
- Thể hiện kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Sở thích trong CV có gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng không?
Nhà tuyển dụng cho rằng một CV ấn tượng là giúp họ thấy được những phẩm chất và tiềm năng của người tham gia ứng tuyển. Nó phải vừa phù hợp với yêu cầu công việc vừa đảm bảo thể hiện được cá tính riêng.
Họ luôn muốn chọn được những người vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có ý chí phát triển bản thân cũng như cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua sở thích trong CV của các ứng viên, những nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được đặc điểm phù hợp với vị trí tuyển dụng và trong môi trường làm việc.
Do đó, mục sở thích của bản thân nên được bạn thêm vào CV và đừng bỏ qua những điểm nổi bật có thể thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé!
Bạn hãy mô tả ngắn để làm rõ được sở thích cũng như ý nghĩa của nó thay vì chỉ gạch ra những đầu dòng mang tính liệt kê đơn giản và nhàm chán. Như thế sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn thứ mà bạn muốn truyền đạt đồng thời thấy được tính cách của người viết thông qua đó.
Bạn nên viết về những sở thích trong CV như là:
- Sở thích phù hợp với văn hóa công ty, môi trường làm việc (liên quan đến công việc đang tuyển).
- Sở thích thể hiện được năng lực và sự đam mê với công việc.
- Sở thích giúp hoàn thành tốt công việc được giao phó.
- Sở thích đặc biệt gây ấn tượng lớn đến nhà tuyển dụng.
Sau khi đã nắm rõ những mẹo nhỏ để viết CV ấn tượng, bạn có thể tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng trên website Muaban.net để tìm kiếm cơ hội việc làm dành cho mình |
Có phải lúc nào cũng nên có mục sở thích trong CV
Thế nhưng phần sở thích trong CV không hoàn toàn có thể thay thế cho phần mô tả bản thân, chính vì vậy mà những bạn có ý định rút ngắn phần mô tả bản thân bằng cách này thì đây là điều không nên. Việc dựa hoàn toàn vào mục sở thích có thể sẽ không tạo được ấn tượng, mà còn khiến nhà tuyển dụng thấy bạn không đủ điều kiện để ứng tuyển cho vị trí công việc.
Sau đây là những đối tượng nên có mục sở thích trong CV:
- Người xin việc khi còn đang đi học.
- Sinh viên tốt nghiệp.
- Những người chưa có kinh nghiệm.
- Những người ứng tuyển cho vị trí liên quan trực tiếp đến những sở thích cá nhân.
Đa phần những đối tượng còn thiếu kinh nghiệm đi làm nên cần có mục sở thích để nhà tuyển dụng thấy được tích cách làm việc của họ. Ngoài ra, với những vị trí ứng tuyển đòi hỏi phải có những sở thích cá nhân thì người xin việc cũng nên bổ sung vào CV.
Xem thêm >>> Các kỹ năng trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
Đặt mục sở thích trong CV ở vị trí nào?
Phần lớn nhiều bạn thắc mắc nên đặt mục sở thích ở đâu trong CV xin việc để phù hợp nhất. Tuy nhiên không hề có bất kỳ quy định nào về vấn đề này. Tùy vào bố cục và cấu trúc CV bạn trình bày mà mục sở thích nên đưa vào vị trí nào cho hợp lí.
Trên thực tế khi xét về mức độ ưu tiên quan trọng của thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm thì nên lưu ý về khu vực đặt mục sở thích như sau:
- Đầu tiên là không đặt sở thích lên trước kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ học vấn và mục tiêu. Mục sở dùng để thể hiện tính cách, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp chứ không phải là mô tả trình độ chuyên môn. Do đó, nên đặt nó ở cuối CV và trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất, không đi lệch trọng tâm.
- Khi nhà tuyển dụng xem CV, họ sẽ luôn quét từ trên xuống dưới và thường tập trung vào phần đầu, giữa và cuối CV. Chính như thế nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy mục sở thích cá nhân của người tham gia ứng tuyển khi chúng nằm ở cuối.
Đối với một số nhà tuyển dụng, phần sở thích cũng có thể phần nào đó cho họ biết được rằng văn hóa của bạn có hợp với họ hay không, vì vậy mà họ sẽ không bao giờ bỏ qua phần đó.
Điều quan trọng nhất là bạn phải viết nó thú vị và đặc sắc ra làm sao để thu hút sự chú ý của họ dừng mắt lại đó mà đọc. Trên thực tế, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến sở thích của bạn nếu chúng có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Những sở thích trong cv nào thu hút ánh nhìn nhà tuyển dụng
Thích viết
Khi ứng tuyển vào các việc làm truyền thông, quan hệ công chúng, marketing,… thì đây là điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Thông qua sở thích này, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kỹ năng viết và truyền đạt tốt, ngôn ngữ phong phú rất có ích trong việc thể hiện các ý tưởng, nắm bắt xu hướng và tạo content.
Thích sáng tạo
Yếu tố sáng tạo rất quan trọng cho việc ứng tuyển vào các vị trí xây dựng thương hiệu, thiết kế thời trang cùng các sở thích đặc biệt về lĩnh vực này như nghệ thuật hoặc sáng tạo như vẽ tranh, chỉnh sửa ảnh,…
Hãy tự do trình bày sở thích này của bạn với nhà tuyển dụng để thể hiện sự nổi bật so với những ứng viên khác. Đây có thể được xem là một điểm cộng khi đi ứng tuyển đấy!
Đọc sách
Thích tìm tòi, học hỏi qua những cuốn sách nhằm nâng cao nhân sinh quan, các giá trị cao đẹp có lợi cho quan điểm sống của bạn cũng là một điểm mạnh khiến nhà tuyển dụng chú ý.
Thích đi các buổi hoạt động ngoại khóa, tình nguyện
Việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện không chỉ giúp ích cho đời mà còn là cho bản thân bạn bởi chính sở thích này làm cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách hòa đồng, sự đồng cảm của bạn với mọi người, làm tăng thiện cảm hơn.
Bên cạnh đó nó còn cho thấy, bạn sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp, nhiệt tình trong công việc và luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp với mọi người.
Sở thích không nên viết vào CV
Sở thích không lành mạnh
Có thể bạn đam mê tốc độ, thích thú đua xe, cờ bạc,… nhưng chắc chắn trong CV xin việc khi liệt kê những điều này vào nhà tuyển dụng sẽ loại ngay vì chúng vi phạm pháp luật.
Sở thích kì lạ
Nếu bạn đang nghiêm túc và mong muốn có một vị trí công việc tốt và phù hợp thì chắc chắn những sở thích tuy là bạn thích thật nhưng mang phần kì lạ thì cũng đừng đưa vào phần sở thích trong CV bởi điều này sẽ khiến nhiều hệ lụy xảy ra. Ngoài ra bạn nên lưu ý:
- Không nên viết các sở thích mình không có để lấp đầy CV.
- Không kể đến những sở thích không liên quan đến vị trí ứng tuyển (như đọc truyện, chơi game,…).
- Đừng cho vào CV những sở thích không phù hợp với môi trường làm việc.
- Không liệt kê nhiều sở thích một cách không có chọn lọc gây loãng CV.
- Không nêu những sở thích cá nhân mà không có sở thích hỗ trợ cho công việc.
Nên làm sao nếu bạn không có sở thích?
Khi người ứng tuyển không thể nghĩ ra bất kỳ sở thích, đam mê nào cụ thể thì cũng không nên viết những sở thích mang tính chung chung và không nổi bật vào. Điều này chỉ làm cho CV của bạn trở nên không rõ ràng và thiếu chuyên nghiệp.
Mục sở thích có thể được lược bỏ nhưng tuyệt đối đừng ghi vào những sở thích mình không có hay những sở thích mang tính cá nhân (như xem phim với gia đình, đi ăn chơi cùng bè bạn,…). Những điều này không hề tăng giá trị cho CV, mà còn biến bản CV ấy trở nên vô nghĩa khi trình bày những yếu tố không liên quan phục vụ được cho công việc trong mắt nhà tuyển dụng.
Bài viết trên vừa thông tin đến bạn một số mẹo để viết sở thích trong CV. Trên thực tế, nếu biết cách tận dụng thì bạn có thể dựa vào phần này để tăng sự hữu ích của CV lẫn bản thân nhằm thu hút nhà tuyển dụng. Hi vọng bài viết sẽ có ích đến bạn và đừng quên ghé trang Muaban.net tìm đọc thêm những thông tin thú vị bổ ích về các lĩnh vực khác nữa nhé!
___Tú Sương___
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Điểm mạnh điểm yếu là gì? Làm thế nào để trình bày trong cv hợp lý?
- CV tiếng Anh khó hay dễ viết? Lưu ý gì khi viết CV tiếng Anh?