Mục tiêu Smart (Smart Goals) là những nguyên tắc được đề ra giúp định hướng rõ ràng lộ trình một công việc nào đó và thực hiện trong thời gian dài, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Có thể nói đây là phương pháp được ứng dụng rất thành công trong cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng là một cụm từ viết tắt có chứa nhiều giá trị, ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, Muaban.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Smart Goals là gì và nguyên tắc đặt mục tiêu Smart cụ thể ra sao để bạn hiểu rõ thêm về khái niệm này nhé!
Định nghĩa Smart Goals?
Mục tiêu Smart (Smart Goals) là mục tiêu bao gồm những nguyên tắc thông minh. Thông qua mục tiêu này, bạn có thể định hướng những công việc, nhiệm vụ mà mình sẽ làm trong tương lai và đi theo đúng hướng. Mang lại cái nhìn tổng quan về mục tiêu mà bạn đã đặt ra và giúp mục tiêu ấy đạt hiệu quả cao nhất.
Smart Goals gồm những gì?
S – Specific (simple, sensible, significant): Tính cụ thể, dễ hiểu
- Một mục tiêu thông minh thì đầu tiên cần phải được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo từng mục và có thời gian hoàn thành nhất định. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực thực hiện.
- Một trong những cách mà người ta thường dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về đích đến rõ ràng.
Ví dụ: Mục tiêu của bạn trong 3 năm tới là có một cửa hàng kinh doanh nhỏ, nhưng đó không phải là một mục tiêu cụ thể. Bạn hãy lên kế hoạch và vạch rõ ra nên kinh doanh mặt hàng gì, kinh doanh ở đâu, cửa hàng của bạn sẽ ở đặt vị trí nào, vốn để mở một cửa hàng ấy là bao nhiêu? Từ đó, vạch ra chi tiết số tiền cụ thể bạn cần kiếm được trong 3 năm để dễ dàng hiện thực hóa được mục tiêu của mình.
M – Measurable (meaningful, motivating): Có thể đo lường được
- Nguyên tắc này hàm ý rằng mục tiêu phải được gắn liền với những con số, số liệu cụ thể, đảm bảo mục tiêu của bạn có trọng lượng có thể đo lường được. Nên đưa ra một con số cụ thể, bạn sẽ dễ dàng biết được bạn đã phải nỗ lực như thế nào để hoàn thành nó?
Như ví dụ trên: Bạn ước tính cửa hàng kinh doanh nhỏ đó sẽ sẽ cần 6 tỷ. Tức là mỗi năm bạn cần tiết kiệm 2 tỷ đồng. Tất nhiên, để có 2 tỷ/năm thì thu nhập hàng tháng của bạn phải trên dưới 200 triệu đồng (tương đương 2,4 tỷ/năm), trong mỗi năm nếu bạn chỉ sử dụng tối đa 400 triệu thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỷ năm.
Con số cụ thể mà bạn đặt ra để đạt được mục tiêu giống như đòn bẩy để cổ vũ tinh thần bạn. Ngược lại, nếu không có những con số chính xác, bạn sẽ khó tập trung vào mục tiêu, dễ sinh ra chán nản, bỏ cuộc.
Sau khi tìm hiểu thông tin của mô hình SMART, bạn còn có thể tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng trên website Muaban.net để tìm kiếm công việc phù hợp |
A – Attainable (agreed, achievable): Tính khả thi
- Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
- Một mục tiêu viễn vong, phi thực tế cũng giống như bạn đi trên con đường chinh phục mục tiêu không phải bằng đôi chân mà nó nằm trong những ảo mộng. Nghĩa là bạn phải suy nghĩ về năng lực, khả năng của bản thân có đang và sẽ phù hợp với mục tiêu đó hay không?
- Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập ra cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản, qua loa mà bỏ qua cơ hội được thử thách với những điều to lớn hơn.
Ví dụ: Nói về sở hữu cửa hàng kinh doanh nhỏ 6 tỷ trong 3 năm nhưng bạn chỉ làm nhân viên văn phòng thông thường hoặc lao động chân tay với thu nhập từ 10 đến 20 triệu / tháng thì để dư được 2 tỷ/năm là điều rất viển vông và phi thực tế.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải hạ thấp mục tiêu của mình mà chính là bạn phải suy nghĩ lại mình cần làm gì để đạt được mục tiêu đó, thay đổi cách làm, cách nghĩ tư duy để kiếm nhiều tiền hơn. Nên nhớ rằng chúng ta không thể đạt được kết quả mới nếu bạn vẫn làm theo cách cũ.
R – Realistic (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế
- Mục tiêu bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời so với thực tế và cần có khả năng thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tận dụng các nguồn lực của mình để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến.
Ví dụ: Với cửa hàng kinh doanh nhỏ 6 tỷ ở trên, nếu bạn vẫn giữ ở mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu/ tháng thì không thể thực hiện được. Bạn có thể tìm kiếm nguồn thu nhập thứ hai, thứ ba từ nhiều nguồn, chẳng hạn như: cổ phiếu, đất đai, thậm chí cả tiền của người thân hoặc vay ngân hàng để kinh doanh.
T – Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): thiết lập thời gian
- Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể để thực hiện. Nguyên tắc này tạo cho bạn một cột mốc xác định thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình thực hiện, bạn biết được mình đang đi đến đâu trong cuộc hành trình, đã nỗ lực hết chưa và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết,
Ví dụ: Bạn cần tiết kiệm ít nhất 2 tỷ đồng mỗi năm thì 3 năm sau bạn mới có đủ tiền mở cửa hàng kinh doanh nhỏ mơ ước.
Top 10 ví dụ để Smart Goals trở nên hiệu quả
Đến đây, chúng ta đã hiểu rõ bản chất của Smart Goals, vậy hãy xem một số ví dụ về mục tiêu SMART để truyền cảm hứng cho bản thân nhé. Mục tiêu SMART này giới thiệu cách bạn có thể tạo ra các mục tiêu cá nhân, kinh doanh, công việc và lãnh đạo.
Ví dụ về mô hình SMART trong kinh doanh
Ví dụ 1 – Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- M – Measurable (Tính đo lường): Tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng của team Chăm sóc khách hàng và tính năng vượt trội của sản phẩm, tôi muốn tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đạt doanh thu vượt trội
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2022.
Ví dụ 2 – Mở rộng các cửa hàng phân phối sản phẩm
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở rộng các cửa hàng phân phối sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Lên ít nhất 3,000 cửa hàng trên toàn quốc
- A – Attainable (Tính khả thi): Với hệ thống cửa hàng hiện nay và khả năng nhượng quyền thương hiệu, tôi muốn mở rộng cửa hàng phân phối sản phẩm lên ít nhất 3,000 cửa hàng trên toàn quốc
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm mở rộng thâm nhập thị trường
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2022.
Ví dụ về nguyên tắc SMART trong tiếp thị (Marketing)
Ví dụ 3 – Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tăng vị trí lên top 5 trang tìm kiếm
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của team SEO hiện nay, tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng lên top 5 trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu mua giày chạy bộ hơn
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2022.
Ví dụ 4 – Tổ chức sự kiện thu hút khách hàng đăng ký thông tin
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Sự kiện thu hút được ít nhất 1,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team Marketing hiện nay, tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm thu hút được ít nhất 1,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm hỗ trợ team Kinh doanh có thêm thông tin khách hàng tiềm năng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
Ví dụ nguyên tắc SMART trong chăm sóc khách hàng (Customer Support)
Ví dụ 5 – Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn team Chăm sóc khách hàng nhận được sự hài lòng cao của khách hàng
- M – Measurable (Tính đo lường): Với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team Chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn team nhận được sự hài lòng cao của khách hàng, với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần được thực hiện ngay trong tháng 11 năm 2022.
Ví dụ về mục tiêu SMART trong tài chính & kế toán
Ví dụ 6 – Đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn Phòng Tài chính – Kế toán đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn
- M – Measurable (Tính đo lường): Thu hồi công nợ đúng hạn cho ít nhất 90% dự án triển khai phần mềm nhân sự tại khách hàng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm Phòng Tài chính – Kế toán, tôi muốn Phòng đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn cho ít nhất 90% dự án triển khai phần mềm nhân sự tại khách hàng
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo dòng tiền cho sản xuất kinh doanh của công ty
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần thực hiện ngay từ tháng 11 năm 2022.
Ví dụ nguyên tắc SMART của nhân sự (HR)
Ví dụ 7 – Tuyển dụng nhân sự
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tuyển dụng đủ nhu cầu nhân sự mới của công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nhu cầu tuyển dụng và khả năng tài chính hiện nay, tôi muốn tuyển dụng 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đủ nhân sự đáp ứng triển khai dự án mới ký kết.
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2022.
Ví dụ mục tiêu SMART trong thiết kế (Design)
Ví dụ 8 – Phát triển team thiết kế
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế
- M – Measurable (Tính đo lường): Thêm ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng chi trả quỹ lương và năng lực đào tạo của team thiết kế hiện nay, tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế với ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo khối lượng, tiến độ công việc trong quý IV-2020 và thời gian tiếp theo
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 30/11/2022.
Ví dụ nguyên tắc SMART cho kỹ sư phần mềm (IT)
Ví dụ 9 – Ra mắt sản phẩm mới
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự mới
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự với 5 phân hệ tính năng mới
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team Sản phẩm hiện nay, tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự với 5 phân hệ tính năng mới
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/2020.
Ví dụ 10 – Giảm thời gian gián đoạn hệ thống
-
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm thời gian gián đoạn hệ thống mạng công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): Xuống mức tối đa 30 phút trong 1 tháng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với hệ thống hạ tầng mạng và kinh nghiệm, năng lực team IT hiện nay, tôi muốn giảm thời gian gián đoạn hệ thống mạng công ty xuống mức tối đa 30 phút trong 1 tháng.
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo nhân viên làm việc thuận lợi, hạn chế gián đoạn công việc
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần duy trì và bắt đầu tính từ tháng 11/2020.
Những lưu ý khi thiết lập Smart Goals
Khi thiết lập mục tiêu SMART, bạn nên lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau đây để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất:
Nên | Không nên |
Sử dụng từ ngữ cụ thể Bạn hãy xác định mình hoặc team có thế mạnh ở đâu, muốn đạt được những mục tiêu nào? Ví dụ: Tôi muốn đạt doanh thu 1 tỷ từ các sản phẩm thể thao tại 5 chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty ở các Quận trung tâm thành phố từ việc tận dụng hiệu ứng của kỳ SEAGAME sẽ diễn ra tại Hà Nội trong quý này. |
Sử dụng từ ngữ mơ hồ, gây nhầm lẫn Ngôn ngữ mơ hồ, gây nhầm lẫn khi thiết lập mục tiêu sẽ khiến team của bạn gặp khó khăn khi thực hiện mục tiêu. Ví dụ: Tôi muốn đạt doanh thu vượt mức từ việc tận dụng hiệu ứng của kỳ SEAGAME sẽ diễn ra tại Hà Nội trong quý này. |
Mục tiêu có thể đo lường được Các mục tiêu có thể đo lường giúp bạn kiểm soát tiến độ thực hiện mục tiêu đồng thời, cũng đánh giá được mình có tiến bộ tích cực nào so với trước đây hay không. Ví dụ: Cải thiện 50% chất lượng sản phẩm thể thao tại 5 chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty ở các Quận trung tâm thành phố để cán mốc doanh thu. |
Mục tiêu không có KPI Một mục tiêu được đặt ra mà không có KPI sẽ khiến bạn rất khó khăn để xác định nhân viên của mình có đang làm việc hiệu quả hay không. Ví dụ: Cải thiện chất lượng sản phẩm thể thao tại các chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty để cán mốc doanh thu. |
Mục tiêu thực tế Một mục tiêu thực tế cần được thiết lập thông qua căn cứ số liệu phân tích cụ thể, đặc điểm, lịch sử kết quả bạn từng đạt được. |
Mục tiêu vượt ngưỡng, bất khả thi Mục tiêu bất khả thi khiến nhân viên của bạn vô cùng áp lực, căng thẳng, thậm chí bất mãn với công việc. |
Mục tiêu liên quan đến công ty Bạn nên đặt câu hỏi là mục tiêu này có thực sự quan trọng, kết quả đạt được có đóng góp gì cho sự phát triển tiếp theo, lâu dài của bạn hay không. |
Đánh mất tầm nhìn của công ty Mọi sự “xoay trục” phát triển cần rất thận trọng để các mục tiêu không khiến bạn đánh mất tầm nhìn, bản sắc của công ty. |
Mục tiêu với khung thời hạn Mục tiêu gắn liền với khung thời hạn giúp bạn kiểm soát được tiến độ, hiệu suất làm việc của team. Chia nhỏ khung thời gian thực hiện giúp nhân viên của bạn dễ dàng cán đích hơn. Ví dụ: Cán mốc 35% doanh thu vào tháng thứ 1 của quý, 40% tháng thứ 2 và 35% tháng thứ 3. |
Mục tiêu không có khung thời hạn Các nỗ lực thực hiện mục tiêu không được đánh giá kịp thời. Bạn cũng không thể biết team có đang thực hiện mục tiêu đúng hướng hay không. Ví dụ: Cán mốc doanh thu. |
Hi vọng những thông tin ở trên, phần ít nào đó giúp bạn hiểu rõ hơn về Smart Goals. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết hay và tiếp cận nhiều thông tin hơn ở Muaban.net bạn nhé.
>>> Xem thêm:
- Cách viết mục tiêu công việc trong CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: Vai trò, cách viết
- Mục tiêu nghề nghiệp: Viết thế nào cho chuẩn để CV thêm chất?
- Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân quan trọng như thế nào?