Ngoài những mô hình bất động sản truyền thống như nhà phố, chung cư,…thì Shophouse là mô hình kinh doanh mới thu hút nhiều nhà đầu tư trong những năm gần đây. Vậy Shophouse là gì mà có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Shophouse và những đặc điểm của mô hình này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm Shophouse
Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào mô hình Shophouse tăng mạnh đã tạo ra một cơn sốt Shophouse trên thị trường. Vậy trước khi đầu tư vào mô hình này, nhà đầu tư cần hiểu rõ Shophouse là gì? Tổng quan về mô hình này để đưa ra quyết định đúng đắn.
Vậy Shophouse là gì? Shophouse là loại hình căn hộ để ở kết hợp với các hoạt động kinh doanh thương mại. Mô hình này khá thịnh hạnh ở những nước phát triển và tại Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm rất lớn.
2. Vai trò của Shophouse trong thị trường bất động sản
Một số vai trò của Shophouse trong thị trường bất động sản như sau:
- Căn hộ Shophouse mở ra cơ hội kinh doanh mới trên thị trường bất động sản
- Shophouse được thiết kế để nâng cao tiện ích, từ đó góp phần giúp cho các sản phẩm bất động sản khác trong dự án phát triển.
- Shophouse phát triển thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch phát triển
- Các dự án được đầu tư bài bản giúp thu hút dòng tiền trên thị trường
- Các dự án Shophouse xuất hiện tạo nên cơn sốt trên thị trường, hứa hẹn mang lại khoản lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư
3. Đặc điểm và thiết kế của shophouse
Với mục đích kép vừa để ở, vừa để kinh doanh thương mại thì thiết kế của những căn Shophouse cũng có phần đặc biệt.
- Kiến trúc thiết kế thông tầng: Thông thường, cầu thang sẽ được thiết kế ngay bên trong căn hộ do đó Shophouse cũng được thông tầng như căn hộ penthouse hay duplex. Cách thiết kế cầu thang rất thẩm mỹ, rất đẹp.
- Đa chức năng: Đây là mô hình kinh doanh căn hộ nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Các hoạt động kinh doanh được thiết kế bố trí ở riêng 1 tầng, tầng còn lại có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi cho chủ nhà.
- Shophouse được thiết kế thành chuối hoặc thành một khu trung tâm với nhiều tiện ích, không gian và dịch vụ đi kèm khác.
- Shophouse được thiết kế xây dựng thành một hệ thống đồng bộ trong dự án, không thể điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc.
4. Lợi ích và ưu điểm của việc sở hữu và đầu tư vào Shophouse
Sở hữu nhiều lợi ích nổi bật, Shophouse dần trở thành kênh đầu tư bất động sản sôi động trên thị trường.
4.1. Vị trí đắc địa và tiềm năng phát triển
Shophouse thường được quy hoạch trong những đại đô thị sầm uất. Các dự án Shophouse hiện đại, sôi động có thể thấy tại các đô thị như Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park,…Nhờ có tiện ích này mà cư dân có cuộc sống tiện nghi, thuận tiện,…
Các đại đô thị thường có vị trí đắc địa khi nằm ở khu đông dân cư, gần các tuyến giao thông huyết mạch. Shophouse cũng vì thế mà có thể tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn.
Đọc thêm: Ngẩn ngơ 3 thiết kế chung cư khiến “ai nhìn cũng mê” diện tích 50 m2
4.2. Tính đa năng và linh hoạt sử dụng
Như mực trên đã đề cập, chúng ta đã biết Shophouse là gì. Chính vì sự đa năng vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh mà loại hình nhà ở này được đánh giá là mô hình có tính ứng dụng cao. Các căn Shophouse được thiết kế xây dựng từ 2-3 tầng trở nên, do đó chúng ta có thể linh hoạt sử dụng nó để kinh doanh, làm văn phòng hoặc cho thuê đều được.
4.3. Thu nhập ổn định từ cho thuê và kinh doanh
Theo thống kê, tỷ lệ khai thác sử dụng các căn Shophouse rơi vào khoảng 8-12%/năm. Sử dụng Shophouse để cho thuê hoặc kinh doanh thương mại, chủ đầu tư đều có nguồn thu ổn định mỗi tháng. Kênh đầu tư vào bất động sản kiểu này cũng được giới đầu tư nhận định là ổn định và an toàn hơn nhiều so với đầu tư vào kênh chứng khoán.
4.4. Tăng giá trị tài sản theo thời gian
Kiểu nhà ở kết hợp kinh doanh thường có diện tích lớn, có thể sử dụng để kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Sử dụng mô hình này, bạn cũng sẽ tiết kiệm được chi phí về mặt bằng. Ngoài ra, số lượng căn hộ Shophouse có hạn cũng tạo nên sự khan hiếm và chính vì thế giá trị căn hộ càng ngày càng tăng.
Thông thường, các căn Shophouse chỉ chiếm từ 2-3% tổng số căn hộ trong dự án. Số lượng ít mà nhu cầu nhiều nên những nhà đầu tư cần bỏ ra số tiền lớn mới có thể sở hữu. Điều này càng làm cho giá trị của mô hình nhà ở này tăng lên theo thời gian.
4.5. Thanh khoản cao và tiềm năng sinh lời
Do đặc điểm của Shophouse vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh nên loại hình sản phẩm này được giới chuyên gia đánh giá cao về tính thanh khoản.
Những căn hộ thương mại kiểu này nằm tại các vị trí đất vàng, giao thông thuận tiện, đông dân cư cùng với số lượng không nhiều, nên các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về tính thanh khoản bởi Shophouse dễ cho thuê, mua bán,..
5. Nhược điểm và hạn chế của Shophouse
Ngoài những ưu điểm kể trên, nhà phố thương mại Shophouse còn tồn tại một vài nhược điểm khiến nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn.
5.1. Cần vốn đầu tư ban đầu lớn
Những căn hộ Shophouse thường được đặt ở những vị trí đắc địa với mục đích kinh doanh là chính nên loại hình bất động sản này có giá cao hơn so với mô hình căn hộ khác. Ngoài ra, số lượng Shophouse trong một dự án không nhiều nhưng nhu cầu sở hữu lại lớn làm giá cả sẽ tăng mạnh. Do đó, khi đầu tư vào kiểu nhà ở kết hợp kinh doanh chắc chẵn số tiền không phải nhỏ. Các nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ về dự án để cân đối nguồn vốn của mình.
5.2. Yêu cầu cộng đồng dân cư đông và kinh doanh sầm uất
Một nhược điểm của loại hình nhà ở này là bị phụ thuộc vào khu dân cư của dự án. Trong mục Shophouse là gì chúng ta đã biết mục đích sử dụng là để ở và kinh doanh. Để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh thương mại nên cần có một lượng cư dân đông để đảm bảo khả năng sinh lời và lợi nhuận từ việc kinh doanh.
Kinh doanh mô hình nhà ở kết hợp này không phải lúc nào cũng như mong muốn. Do đó nếu Shophouse nằm ở khu cư dân đông đồng nghĩa với việc có thể tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn, nhờ đó mà việc kinh doanh có khả quan hơn. Ngược lại, nếu cộng đồng cư dân ít thì việc kinh doanh bị hạn chế nhiều mặt.
Đọc thêm: Báo giá thiết kế nội thất chung cư mới nhất hiện nay
5.3. Hạn chế về quyền sở hữu và thời hạn sử dụng
Shophouse có một hạn chế lớn khiến nhà đầu tư băn khoăn đó là quyền sở hữu và thời hạn sử dụng. Tại một dự án, khi bạn sở hữu 1 căn Shophouse thì giá trị sổ đỏ, sổ hồng của loại hình này có hiệu lực trong 50 năm. Điều này tạo nên tâm lý e ngại về tài chính cũng như ảnh hưởng đến kinh tế của các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh lâu dài.
6. Sự khác biệt giữa Shophouse và các loại bất động sản khác
Shophouse, nhà phố, biệt thự,…là những sản phẩm được đầu tư sôi nổi trên thị trường. Vậy điểm khác biệt giữa Shophouse và các mô hình bất động sản khác là gì.
6.1. So sánh với nhà mặt phố và biệt thự phố
Nhìn chung Shophouse, nhà mặt phố và biệt thự phố khá giống nhau. Tuy nhiên giữa các sản phẩm này cũng có một số điểm khác dùng để phân biệt.
Shophouse là mô hình kinh doanh nhà ở kết hợp với kinh doanh. Ưu điểm vượt trội về vị trí, thiết kế và đặc biệt dễ cho thuê để sinh lời. Trong khi đó nhà mặt phố là kiểu nhà có tường chung, được xây nhiều tầng; biệt thự là nhà của một gia đình. Biệt thự thường được thiết kế to hơn, sang trọng hơn nhà mặt phố.
Như đúng tên gọi nhà mặt phố, những ngôi nhà này có mặt tiếp xúc trực tiếp với đường. Nhà mặt đường có thể để kinh doanh, để ở. Nhà mặt đường có cấu trúc không gian và nhà bị phụ thuộc nhau, không có tính riêng biệt.
Trong khi đó, biệt thự thường được xây dựng độc lập nên tính riêng tư sẽ cao hơn. Thường biệt thự phố sẽ đắt đỏ hơn nhà mặt phố. Biệt thự sang trọng hơn vì thường trong thiết kế biệt thự có cả hồ bơi, sân vườn, …
6.2. So sánh với căn hộ và chung cư
Giữa Shophouse và căn hộ, chung cư cũng có điểm khác nhau nhưng nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn. Căn hộ là là một tổ hợp bất động sản được chia riêng lẻ để bán. Căn hộ là một đơn vị cư dân hay một phần của tòa nhà. Căn hộ thông thường dùng để ở bao gồm phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh.
Trong khi đó, chung cư có nhiều căn hộ. Một chung cư thường có 2 tầng trở nên, có lối đi riêng, hệ thống hạ tầng được sử dụng chung cho các gia đình, tổ chức,.. có căn hộ tại đây. Chung cư thường để cho thuê.
Như vậy về chức năng, kiến trúc, thiết kế, mục địch sử dụng,… giữa Shophouse và chung cư, căn hộ có sự khác nhau khá rõ rệt.
Nếu bạn có nhu cầu mua nhà để ở hoặc để kinh doanh thì có thể tham khảo tin tức tại đây:
7. Các bước thủ tục và quy trình chuyển nhượng Shophouse
Shophouse đang trở thành xu thế kinh doanh và thường nằm ở các khu đông dân cư. Do đó, giá thành mỗi căn bị đẩy lên cao mà nhà nước chưa có chế tài cụ thể nào quản lý được. Để đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư, Mua Bán sẽ giới thiệu thủ tục và quy trình chuyển nhượng Shophouse.
Bước 1: Công chứng giấy tờ liên quan như căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn (nếu có); hợp đồng mua bán, các giấy tờ khác khi nhận từ chủ đầu tư,….
Bước 2: Thực hiện kê khai tài chính và sang tên sổ đỏ: Việc kê khai tài chính và sang tên sổ đỏ được thực hiện tại UBND cấp quận, huyện nơi có căn hộ Shophouse muốn chuyển nhượng.
Các giấy tờ 2 bên cần chuẩn bị như sau:
- 01 bản chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của hai bên.
- 01 bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Shophouse.
- 02 bản tờ khai lệ phí trước bạ do bên mua ký.
- 02 bản tờ khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán ký.
- 04 bản chính hợp đồng công chứng đã lập.
Bước 3: Tiến hành kê khai hồ sơ, đóng lệ phí và nhận sổ đỏ. Bước 3 được thực hiện tại UBND cấp quận/ huyện nơi có Shophouse cần chuyển nhượng.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký)
- Bản sao CMND và hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng
- Hợp đồng chuyển nhượng, sổ đỏ và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Lưu ý về các khoản thuế cần nộp khi thực hiện chuyển nhượng Shophouse:
- Thuế thu nhập cá nhân tính bằng 2% giá bán. Hai bên có thể tự thương lượng xem bên nào sẽ đóng khoản thuế này.
- Lệ phí trước bạ là 0,5% nếu Shophouse đã có sổ đỏ. Trong trường hợp này bên nhận chuyển nhượng đóng. Trường hợp có hợp đồng mua bán nhưng không có sổ đỏ thì sẽ không cần đóng phí trước bạ.
8. Tổng quan về một số dự án Shophouse nổi bật trên thị trường
Căn hộ để ở kết hợp kinh doanh là điểm sáng nổi bật trên thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2020-2050. Với tiềm năng sinh lời lớn và sự khan hiếm, đây là miếng bánh thu hút nhiều ông lớn đầu tư. Cùng tìm hiểu một số dự án Shophouse nổi bật trên thị trường hiện nay.
8.1 Dự án Masteri Thảo Điền
Dự án Masteri Thảo Điền là một trong những dự án nổi trội nhất của tập đoàn Masteri Group trên thị trường bất động sản. Tổng diện tích dự án là 79,893 m2 nằm ngay Xa Lộ Hà Nội, Thảo Điền thuộc thành phố Thủ Đức. Định hướng phát triển thành khu phức hợp nhà phố, căn hộ cao cấp, văn phòng, Shophouse, officetel, thương mại & dịch vụ,.. tạo nên môi trường sống lý tưởng ở hiện tại và tương lai.
8.2 Dự án Sala Đại Quang Minh
Dự án Sala Đại Quang Minh tọa lạc trên đường Mai Chí Thọ có chủ đầu tư là công ty CP Đại Quang Minh. Đây là dự án tầm cỡ nhất khu vực Thủ Thiêm cho đến thời điểm hiện tại. Dự án có diện tích 128 ha được quy hoạch xây dựng các khu căn hộ cao cấp, nhà phố thương mại, Shophouse ,…Tại mỗi phân khu lại có những tiện ích riêng biệt nhằm mang đến trải nghiệm sống tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư cao cấp và những điều cần biết
8.3 Dự án CityLand (Tập đoàn CityLand)
CityLand Park Hills được xây dựng tại quận Gò Vấp giáp 2 mặt tiền đường Phan Văn Trị và Nguyễn Văn Lượng. Dự án có lợi thế lớn khi giao thông thuận tiện với các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,…Dự án được đầu tư vào các loại hình như biệt thự, nhà phố, Shophouse, căn hộ,….
8.4 Dự án Happy Valley (Phú Mỹ Hưng)
Dự án Happy Valley nằm trong Khu văn hóa giải trí của đô thị Phú Mỹ Hưng. Happy Valley sở hữu vị trí đẹp và có giao thông thuận tiện, thông thoáng, kết nối trực tiếp đến các khu trường học, công viên, trung tâm thương mại, tài chính quốc tế,… Dự án được đầu tư với 14 khối nhà từ 8 – 28 tầng. Diện tích các căn hộ có giao động từ 81 – 325m2 và Penthouse.
8.5 Dự án Vinhomes Central Park (VinGroup)
Dự án Vinhomes Central Park thuộc tập đoàn Vin Group làm chủ đầu tư. Những căn hộ Shophouse tại Vinhomes Central Park là những sản phẩm bất động sản nổi bật và được tập trung đầu tư nhất của tập đoàn Vin group.
Shophouse Vinhomes Central Park được thiết kế bao gồm 1 trệt hoặc 1 trệt 1 lầu. Các căn hộ được xây dựng tại khối đế của các tòa chung cư và được bố trí trong lòng dự án Vinhomes. Các căn Shophouse này đang là điểm sáng của dự án thu hút lượng nhà đầu tư, kinh doanh.
Đọc thêm: Có nên ở tầng trên cùng của chung cư?
8.6 Dự án Vinhomes Golden River (VinGroup)
Dự án Vinhomes Golden River sở hữu vị trí đắc địa khi kết nối tới các tuyến đường huyết mạch của trung tâm quận 1 như Đồng Khởi, Hai Bà Trưng và đường nối liền với tuyến qua Đinh Tiên Hoàng quận 3.
Shophouse tại đây hứa hẹn tiềm năng kinh doanh cho các nhà đầu tư tương lai khi dân cư tại đây đa số tập trung người có tri thức và có trải nghiệm tốt. Bên cạnh đó, khu dân cư đông, chất lượng sẽ là một lợi thế cho những người đầu tư kinh doanh …
8.7 Dự án Nam Phúc (Phú Mỹ Hưng)
Dự án Nam Phúc thuộc chủ đầu tư uy tín Phú Mỹ Hưng. Dự án tọa lạc tại trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng với diện tích lên đến 45,000m2. Các công trình như công viên cây xanh, đem lại cuộc sống bình an, tràn đầy sức sống .Đặc biệt ở dự cán này có 8 căn Shophouse (155~200m2) tại khối đế thương mại 2 tầng. Chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng cam kết đảm bảo thông tin minh bạch mọi giấy tờ pháp lý liên quan tới Nam Phúc giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đầu tư tại đây.
9. Tổng kết
Hy vọng bài viết trên đây của Muaban.net sẽ giúp bạn hiểu rõ Shophouse là gì và giải thích được lý do tại sao thị trường Shophouse luôn được giới đầu tư quan tâm. Ngoài ra, trên website của Mua Bán còn liên tục cập nhật các tin tức về các lĩnh vực khác nhau bạn có thể tham khảo như tìm việc làm, mua bán nhà đất, cho thuê chung cư, sửa chữa điện lạnh,…
Xem thêm:
- Nhà Phố Là Gì? Tại Sao Người Việt Ưa Chuộng Nhà Phố
- Điểm qua 20+ mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ đẹp, tiết kiệm nhất hiện nay