Ngày nay, không quá khó để trở thành Shareholder của một doanh nghiệp hay công ty. Việc trở thành một Shareholder cũng là một trong những hình thức đầu tư sinh lời phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư thông minh và hiệu quả, bạn cần hiểu rõ Shareholder là gì để tìm cho mình phương án đầu tư phù hợp.
1. Bản chất của Shareholder là gì?
Shareholder được hiểu là cổ đông, hoặc cá nhân, tổ chức, hay một tập đoàn nào đó sở hữu một hoặc nhiều cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó. Hiện nay, rất dễ để trở thành cổ đông, bạn chỉ cần mua một số lượng nhất định cổ phiếu của một công ty, về cơ bản bạn đã là một cổ đông của công ty đó.
Khi trở thành cổ đông, bạn có thể nhận được khoản tiền lời mà công ty trả cho bạn (được gọi là cổ tức) khi công ty kinh doanh phát triển. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại cổ phiếu và số lượng mà bạn sở hữu sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng quyền lực của bạn trong công ty. Điều đó có nghĩa là đối với những nhà đầu tư lớn (nắm phần lớn cổ phiếu của công ty) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược kinh doanh của công ty, có thể tham gia vào Hội đồng quản trị.
2. Phân biệt Shareholder và Stakeholder
Nếu Shareholder là người nắm giữ cổ phần của công ty, thì Stakeholder là một cá nhân hay một tổ chức liên quan đến công ty như nhà cung ứng, khách hàng, nhân viên công ty, hoặc có thể là cổ đông của công ty. Về cơ bản, Stakeholder và Shareholder có những điểm khác biệt như sau:
- Về quyền sở hữu công ty:
Shareholder (cổ đông) là người đã sở hữu một phần của công ty tương ứng với số cổ phiếu nắm giữ.
Đối với Stakeholder, họ chỉ là những người liên quan và chỉ bị ảnh hưởng bởi công ty, không có quyền sở hữu công ty, trừ trường hợp nhân viên mua cổ phiếu của công ty.
- Về sự ưu tiên:
Các cổ đông khi nắm giữ một phần cổ phiếu của công ty, họ chỉ quan tâm về tài chính, doanh thu tăng trưởng để được hưởng cổ tức hoặc mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn để có lợi nhuận.
Đối với Stakeholder, mối quan tâm của họ là sự tồn tại của công ty lâu dài, vì họ là những người hưởng lợi từ những dự án của công ty.
3. Shareholder’s Equity là gì?
Sau khi tìm hiểu sơ lược về Shareholder là gì, có một khái niệm cũng hay được nhắc đến, đó là Shareholder’s Equity (viết tắt: SE). Thuật ngữ này mang ý nghĩa là vốn cổ đông hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu. Vốn cổ đông là đại diện cho số vốn mà cổ đông đầu tư cho mọi hoạt động của công ty thông qua cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
Vốn cổ đông được hình thành từ hai nguồn chính:
- Một là số tiền mà các cổ đông góp vốn
- Hai là số tiền lợi nhuận sau kinh doanh của các cổ đông được giữ lại để tiếp tục đầu tư cho công ty.
>>> Xem thêm: Advisory Shares là gì? Doanh nghiệp Startup có nên dùng loại cổ phiếu này?
4. Phân loại Shareholder
4.1. Cổ đông sáng lập
Để trở thành cổ đông sáng lập của một doanh nghiệp, bạn cần:
- Nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông
- Có tên trong danh sách thành viên sáng lập doanh nghiệp.
- Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp
Bên cạnh những ràng buộc, khi trở thành cổ đông sáng lập, bạn sẽ có thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
4.2 Cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông là những cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp, họ có quyền tham gia bầu chọn ra Hội đồng quản trị của công ty và hưởng lợi từ cổ tức.
4.3. Cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi là những cổ đông sở hữu các cổ phần ưu đãi như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định, tùy thuộc vào loại cổ phần mà các cổ đông sở hữu sẽ có quyền lợi khác nhau.
>>>Có thể bạn quan tâm: Investor là gì? Đặc điểm, yếu tố trở thành nhà đầu tư
5. Đặc điểm của Shareholder
5.1. Cổ đông là một nhà đầu tư và hình thức đầu tư
Cổ đông là một nhà đầu tư và hình thức đầu tư, tức là khi trở thành cổ đông, bạn phải góp vốn kinh doanh với người khác, bạn có thể là người sáng lập, người điều hành với mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Do đó, để đầu tư tiết kiệm về tiền bạc và thời gian, bạn phải thật cẩn thận, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, tiềm lực công ty, cũng như lĩnh vực mà bạn sắp kinh doanh.
Khi doanh nghiệp bạn đầu tư kinh doanh thành công, bạn sẽ có được khoản lợi nhuận (cổ tức); tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh thất bại, thậm chí là phá sản thì cổ đông của công ty cũng sẽ bị lỗ khoản vốn đã đầu tư.
5.2. Đôi khi có mâu thuẫn giữa cổ đông và doanh nghiệp
Sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cổ đông thường xuyên diễn ra ở doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các cổ đông lớn, nắm giữ số cổ phần áp đảo.
Người nắm cổ phần nhiều nhất là người sáng lập công ty, với số cổ phần trên 50%, quyền quyết định sẽ thuộc về người sáng lập mà không cần phải thông qua các cổ đông khác. Tuy nhiên, sẽ có những doanh nghiệp người sáng lập không chiếm trên 50% cổ phần và quyết định sẽ được thông qua Hội đồng đại cổ đông để đi đến quyết định cuối cùng. Do đó, thường một công ty sẽ tránh tình trạng để một cá nhân sở hữu số lượng lớn cổ phần.
6. Quyền và nghĩa vụ của Shareholder
6.1. Quyền lợi
Khi đã nắm được bản chất Shareholder là gì, chúng ta cũng cần nắm rõ quyền lợi của một cổ đông. Một điều đáng chú ý là quyền lợi của cổ đông sẽ phụ thuộc vào số lượng cổ phần sở hữu. Cụ thể như sau:
- Khi sở hữu từ 5% cổ phần: có quyền triệu tập Đại hội cổ đông
- Sở hữu từ 10% cổ phần: có quyền tham gia đề cử người vào Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát
- Trên 50%: có quyền quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp
Đó là những quyền lợi mà một cổ đông được hưởng theo số lượng cổ phần; tuy nhiên, khi trở thành Shareholder, bạn đã có những quyền lợi cơ bản:
- Được kiểm tra sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Được hưởng lợi tức hằng năm
- Được tham dự các cuộc họp thường niên báo cáo về Doanh số của công ty
- Được yêu cầu phân bổ tiền thu nếu công ty bị thanh lý tài sản
Ứng tuyển ngay các vị trí nhân viên kinh doanh tại các tin tuyển dụng dưới đây:
6.2. Nghĩa vụ
Bên cạnh những quyền lợi, một cổ đông không phải chịu nghĩa vụ quá lớn, kể cả khi công ty bị phá sản, trừ khi bạn là người sáng lập. Điều đáng chú ý là bạn nên theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty để cố vấn cho Ban quản trị, để công ty phát triển và bạn có được khoản lợi nhuận mong muốn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Shareholder. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được Shareholder là gì, cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ của một cổ đông. Đừng ngần ngại truy cập Website Muaban.net để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc làm tài chính, kinh doanh, nhận sự,… nhé!
>>>Xem thêm: Kinh Tế Đầu Tư Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Ngành Học