Senior Manager là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của một người quản lý cấp cao trong một tổ chức. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ giới thiệu về những đặc điểm, kỹ năng và yêu cầu của một Senior Manager, cũng như những lợi ích và thách thức khi làm việc ở vị trí này.
I. Senior Manager là gì?
Những người có vị trí ở cấp cao trong tổ chức được gọi là Senior Manager, đây là những người có kiến thức chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm lâu năm, cũng như có năng khiếu xử lý các tình huống phát sinh trong công việc. Senior Manager phải đối mặt với nhiều thách thức và yêu cầu cao hơn so với những cấp thấp.
Vị trí này làm việc theo sự chỉ đạo của các Manager cấp cao hơn như giám đốc hay ban lãnh đạo. Tuy nhiên trong doanh nghiệp, Senior Manager gần như là vị trí then chốt và có quyền lực điều hành rất nhiều phòng ban khác nhau. Senior Manager được coi như một trong các “chìa khóa” quan trọng để hoạt động và phát triển công ty.
Tham khảo thêm: Fresher là gì? Phân biệt Fresher với Intern, Junior, Senior
II. Mức lương và cơ hội phát triển của vị trí Senior Manager
Bạn đã nắm được Senior Manager là gì, chắc bạn cũng muốn biết triển vọng nghề nghiệp của vị trí này ra sao. Thực tế, dù phải chịu nhiều áp lực trong công việc, nhưng Senior Manager có rất nhiều cơ hội phát triển. Khi làm Senior Manager, bạn sẽ có thể:
- Tiến lên các vị trí quản lý cao hơn hoặc các vị trí giám đốc như giám đốc bộ phận, giám đốc điều hành (CEO).
- Sau khi có kinh nghiệm làm Senior Manager, bạn cũng có thể tự mình khởi nghiệp, thành lập công ty riêng.
- Dễ dàng chuyển ngành, chuyển việc hơn vì bạn đã có kinh nghiệm và kỹ năng tốt.
Ngoài ra, mức lương của Senior Manager cũng rất cao. Họ thường đảm nhận những vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nên mức lương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức lương trung bình được khảo sát như sau:
- Lương thấp nhất: 22.000.000 đồng/tháng.
- Lương trung bình: 64.900.000 đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 44.100.000 – 66.100.000 đồng/tháng.
- Lương cao nhất: 220.400.000 đồng/tháng.
III. Nhiệm vụ chính của Senior Manager
Senior Manager có nhiều công việc khác nhau và tùy thuộc vào từng doanh nghiệp hoặc công ty sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt. Mua Bán đã tổng hợp một số nhiệm vụ chung của Senior Manager, bạn có thể tham khảo:
- Theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên mình quản lý và báo cáo cho ban giám đốc.
- Đề ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh, tổ chức cho bộ phận mình quản lý. Phân bổ nhiệm vụ và khối lượng công việc cho các nhân viên trong nhóm một cách hợp lý, cân đối.
- Xác định mục tiêu và KPI mà doanh nghiệp cần đạt để chọn hướng phát triển tốt nhất cho công ty.
- Tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn thường xuyên nhằm nâng cao năng lực của nhân viên.
- Giám sát nguồn ngân sách sẽ được tiêu dùng một cách hiệu quả và mang lại các lợi ích cho công ty.
- Lập kế hoạch và quyết định về nhân sự, quy trình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo quản lý cấp dưới và cấp trung của bộ phận.
- Cải tiến và phát triển các chính sách, chương trình hoạt động trong công ty.
- Tính toán và dự toán ngân sách cho từng hoạt động kinh doanh được đề xuất cũng như đề xuất nguồn lực để phát triển dự án.
IV. Những kỹ năng không thể thiếu của Senior Manager
Bạn có thắc mắc những kỹ năng, điều kiện cần để trở thành Senior Manager là gì? Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
1. Kiến thức chuyên môn
Để đạt được vị trí Senior Manager, bạn phải có nền tảng chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Đây là tiêu chí chung mà hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi khi tìm kiếm Senior Manager. Một Senior Manager có nền tảng chuyên môn vững vàng sẽ có khả năng quản lý bộ phận của mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, điều này cũng giúp họ giám sát được nhân viên về năng lực làm việc và các vấn đề khác.
2. Kinh nghiệm
Một Senior Manager là một nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm và có khả năng lãnh đạo, quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả. Một Senior Manager cần phải có kinh nghiệm vì bởi kinh nghiệm sẽ giúp họ đưa ra những chiến lược và mục tiêu phù hợp cho doanh nghiệp, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đồng thời, với kinh nghiệm vững vàng sẽ giúp họ có sự linh hoạt, thích nghi với những thay đổi, thách thức trong môi trường kinh doanh, tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và hiệu quả.
3. Kỹ năng và tố chất
- Tinh thần trách nhiệm
Đối với Senior Manager, phẩm chất tinh thần trách nhiệm là rất cần thiết. Bạn sẽ làm việc hiệu quả, có khả năng quyết đoán và nhìn nhận mọi vấn đề một cách toàn diện. Bạn cũng sẽ chọn lựa các chiến lược kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp và nhân viên của mình.
- Khả năng quản lý
Để đảm nhận vai trò Senior Manager, bạn phải đối mặt với nhiều thách thức và hoàn thành xuất sắc các dự án do ban lãnh đạo giao phó. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng quản lý công việc một cách hiệu quả để thể hiện năng lực ở vị trí này. Senior Manager cần nắm rõ khả năng của từng nhân viên để phân bổ công việc phù hợp.
- Khả năng lãnh đạo
Một yếu tố then chốt để làm việc có hiệu quả và có trật tự là phải có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời. Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn biết cách phân chia và giao phó công việc cho mọi người để hoàn thành mục tiêu chung. Dù bạn là người lãnh đạo, trưởng nhóm hay thành viên nhóm, kỹ năng này cũng giúp bạn khích lệ người khác.
- Khả năng giao tiếp
Để liên kết các bộ phận khác nhau, Senior Manager phải giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và nhanh gọn. Điều này giúp Senior Manager và các nhân viên trong doanh nghiệp tăng cường sự đồng cảm, hợp tác với nhau.
Tham khảo thêm: Giao Tiếp Là Gì? Vai Trò Của Giao Tiếp Trong Đời Sống Hiện Nay
- Khả năng giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, Senior Manager phải có khả năng quyết đoán và lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, họ cũng không nên vội vàng mà phải xem xét kỹ lưỡng các phương án để chọn ra cái tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
- EQ cao
Để công ty phát triển tốt nhất, các nhà quản lý cấp cao cần có EQ cao để không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân khi đưa ra các quyết định quan trọng.
- Khả năng ngoại ngữ
Để làm việc hiệu quả với các doanh nghiệp, tổ chức lớn và nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau, Senior Manager cần phải có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Đây là yêu cầu bắt buộc cho các vị trí quản lý cấp cao để có thể giao tiếp công việc với các đối tác quốc tế.
V. Điểm khác biệt giữa Manager và Senior Manager là gì?
Bạn có thắc mắc sự khác nhau giữa hai chức vụ Manager và Senior Manager là gì không? Tham khảo qua bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn nhé:
Tiêu chí | Manager | Senior Manager |
Định nghĩa | Là người quản lý một phòng ban hoặc một nhóm nhân viên, có trách nhiệm về các mảng chuyên môn, tự giải quyết các công việc khó và đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao. | Là người quản lý cấp cao hơn, có kinh nghiệm và trình độ vượt trội, có tư duy chiến lược và hệ thống, có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Thường là trưởng ngành hoặc trưởng phòng ban lớn. |
Độ tuổi | 24 – 30 tuổi | 30 – 40 tuổi |
Kỹ năng chuyên môn | Có kiến thức sâu về lĩnh vực hoạt động của phòng ban, có kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, giao tiếp và thuyết phục. | Có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực liên quan, có kỹ năng phân tích dữ liệu, ra quyết định, đổi mới và sáng tạo. |
Kỹ năng hỗ trợ | Có kỹ năng tin học và tiếng Anh ở mức tốt. | Có kỹ năng tin học và tiếng Anh ở mức xuất sắc. |
Cơ hội phát triển | Có thể thăng tiến lên Senior Manager hoặc các quản lý cấp cao khác. | Có thể thăng tiến lên các giám đốc bộ phận, giám đốc điều hành (CEO) hoặc tự thành lập công ty riêng. |
Mức lương | Lương trung bình: 20-30 triệu đồng/tháng. | Lương trung bình: 45-65 triệu đồng/tháng. |
Senior Manager là một vị trí quan trọng trong các tổ chức, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để đảm nhận. Nếu bạn muốn trở thành một Senior Manager thành công, bạn cần phải nâng cao liên tục các kỹ năng này, cũng như tìm kiếm các cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Bài blog này Muaban.net đã giới thiệu cho bạn một số thông tin cơ bản về Senior Manager là gì, mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về vị trí này và thăng tiến hơn trong cơ hội việc làm.
Xem thêm: Developer là gì? Lộ trình phát triển và kỹ năng cần có là gì?