Hoạt động quản trị tài chính cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nếu hoạt động quản trị tài chính không hiệu quả, doanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào. Vậy hoạt động quản trị tài chính là gì, nếu bạn muốn bắt đầu một công việc liên quan đến quản trị tài chính cần có những kiến thức kĩ năng gì? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ mới nhất về nghề nghiệp này từ Mua Bán nhé!
I. Quản trị tài chính là gì?
Để hiểu hơn về các hoạt động quản trị tài chính chúng ta cần hiểu khái niệm quản trị tài chính là gì. Đây là hoạt động nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh khi doanh nghiệp hoặc công ty thực hiện việc giao thương, mua bán, sản xuất. Ngoài ra quản trị tài chính chính còn là quản trị nguồn vốn sao cho hợp lý nhất để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những người thực hiện công việc quản trị tài chính cần đưa ra các quyết định đối với tài sản của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động đầu tư, quản lý và sử dụng nguồn tài sản đó. Khi hoạt động quản trị tài chính được thực hiện tối ưu, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận, làm tăng giá trị của doanh nghiệp, thúc đẩy tài sản của cổ đông cũng tăng theo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Managing Director là gì? Trách nhiệm và công việc của một Managing Director
II. Công việc của chuyên viên quản trị tài chính là gì?
Những người thực hiện công việc quản trị tài chính còn được gọi là chuyên viên quản trị tài chính hoặc chuyên viên quản lý tài chính, nhà quản trị tài chính… Vậy công việc chính của những chuyên viên quản trị tài chính là gì?
Nhiệm vụ của chuyên viên quản trị tài chính rất đa dạng và xoay quanh vấn đề quản lý nguồn vốn, tài sản. Đây là những người trực tiếp xây dựng phương án, phân tích các kế hoạch từ đó khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời thông qua việc phân tích tài chính sẽ đưa ra các cảnh báo hoặc dự báo về tình hình tài chính doanh nghiệp trong tương lai.
III. Trong kinh doanh vai trò của quản trị tài chính là gì?
Từ các thông tin trên, chúng ta thấy rằng hoạt động quản trị tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện hoạt động này. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính đóng các vai trò chủ yếu như sau:
- Kiểm soát dòng tài chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, các chuyên viên quản trị tài chính có thể kiểm soát dòng tài chính trong kinh doanh chính xác. Các chỉ tiêu được quan tâm là chỉ tiêu về kết cấu tài chính, khả năng thanh toán, sử dụng các nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, đặc trưng về khả năng sinh lời.
- Trở thành đòn bẩy để kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình phân phối của tài chính theo quy luật sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế, tác động đến năng suất, nâng cao lợi nhuận đầu tư. Lợi nhuận tăng cao thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Có thể quyết định các khoản đầu tư và tài trợ
Dựa vào quản trị tài chính các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định và phương pháp sử dụng các khoản đầu tư và máy móc, con người, công nghệ… sao cho hợp lý nhất. Từ đó lợi nhuận tăng trưởng giúp nâng cấp công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Giúp cho việc giám sát và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các hoạt động kiểm soát chi tiền tệ hằng ngày và quá trình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó sẽ nắm bắt được các vướng mắc còn tồn đọng trong kinh doanh để kịp thời điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
IV. Mục tiêu của quản trị tài chính là gì?
Khi hiểu được quản trị tài chính là gì sẽ giúp các bạn hoạch định chiến lược và phân bổ nguồn tài chính hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Ở mỗi giai đoạn phát triển mục tiêu của quản trị tài chính sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có các mục tiêu chính như sau:
- Tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế
Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế là một chỉ tiêu quan trọng giúp các nhà đầu tư tài chính biết được rằng doanh nghiệp đó đang làm ăn có lãi hay bị thua lỗ. Mặc dù chỉ tiêu này không phải là yếu tố đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chỉ tiêu này có thể thu hút được vốn đầu tư cho doanh nghiệp hiệu quả nhất. Từ đó có thể mở rộng kinh doanh, tăng tài sản cho doanh nghiệp, mang lợi nhuận về cho cổ đông.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị điều hành là gì? Thông tin cần biết khi trở thành một nhà quản trị
- Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp tính trên vốn cổ phần
Khi tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được thị trường cổ phiếu. Từ đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông và nhà đầu tư giúp nguồn vốn luôn đầy đủ và bền vững. Quản trị tài chính hiệu quả nhằm hạn chế những những tác động rủi ro của thị trường cổ phiếu như thời gian, chính sách cổ tức và nhiều yếu tố khác.
V. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp như thế nào?
1. Ước tính các yêu cầu liên quan về vốn
Việc ước tính các yêu cầu liên quan đến nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị tính toán được chi phí và lợi nhuận dự kiến. Từ đó sẽ xây dựng các chính sách phát triển nguồn vốn trong tương lai sao cho hiệu quả nhất. Các ước tính này phải được thực hiện một cách đầy đủ nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Xác định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Sau khi ước tính xong nhà quản trị tài chính cần quyết định cơ cấu nguồn vốn. Hoạt động này liên quan đến việc phân tích vốn chủ sở hữu nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty và nguồn vốn huy động bên ngoài.
3. Lựa chọn nguồn vốn
Hiện nay có nhiều hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn huy động nguồn vốn. Chẳng hạn như:
- Phát hành trái phiếu và cổ phiếu
- Vay các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
- Trái phiếu từ tiền gửi của công chúng
Tùy thuộc vào ưu điểm và nhược điểm của mỗi hình thức doanh nghiệp sẽ đưa ra phương thức lựa chọn huy động nguồn vốn phù hợp. Đồng thời cần căn cứ tình hình phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại để lựa chọn thời gian tài trợ hợp lý nhất.
4. Đầu tư vốn
Hoạt động quản trị tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo đưa ra các quyết định phân bổ nguồn vốn và các hoạt động mạo hiểm có lợi nhuận. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư, giúp thu lợi nhuận thường xuyên.
5. Xử lý vấn đề thặng dư
Nhà quản trị tài chính cũng cần phải đưa ra các quyết định về lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Hoạt động này thường được thực hiện theo 2 cách:
- Tuyên bố cổ tức là hoạt động xác định tỷ lệ của cổ tức và các hoạt động lợi nhuận khác như tiền thưởng.
- Lợi nhuận giữ lại chính là khối lượng đầu tư về sau để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mở rộng và đa dạng hóa công ty.
6. Quản lý tiền mặt hiệu quả
Nhà quản trị tài chính cần thực hiện các hoạt động quản lý tiền mặt. Thông thường tiền mặt thường được sử dụng trong các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp như tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương nhân công và các chi phí khác.
7. Kiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Không chỉ lập kế hoạch, mua sắm, sử dụng nguồn quỹ hợp lý, nhà quản trị tài chính cần phải thực hiện các hoạt động kiểm soát tài chính. Hoạt động này được thực hiện dựa trên việc phân tích tỷ lệ, dự báo tài chính, kiểm soát chi phí, lợi nhuận…
>>> Có thể bạn quan tâm: Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?
Xem ngay tin đăng việc làm an toàn, nhanh chóng tại Muaban.net
VI. 3 loại quản trị tài chính thường gặp ở các doanh nghiệp
Thông thường có 3 loại quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần xử lý chính là tài chính, đầu tư và cổ tức. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau các nhà quản trị đưa ra quyết định về dòng tiền, lợi nhuận, đầu tư hay nắm giữ nợ. Cụ thể về từng loại quản trị tài chính như sau:
1. Tài chính
Chuyên gia quản trị tài chính sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến việc huy động vốn, đánh giá các rủi ro liên quan đến hoạt động vay vốn hay quản lý nợ. Khi xây dựng được các chiến lược tài chính tốt hoặc nắm bắt chính xác thông tin dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp huy động nguồn vốn tốt hơn.
2. Đầu tư
Chuyên gia đầu tư sẽ xác định được doanh nghiệp đầu tư vào đâu là tốt nhất và cách đầu tư như thế nào, đầu tư vào cái gì. Công việc của chuyên gia quản trị tài chính về đầu tư sẽ giúp xác định được số lượng tài sản cố định và dài hạn công ty nắm giữ, dòng tiền sẽ đi đâu dựa trên vốn lưu động hiện tại. Dựa vào các thông tin này lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả nhất.
3. Cổ tức
Chuyên gia quản trị tài chính về cổ tức sẽ thực hiện kế hoạch chi trả cổ tức, xem xét các khoản thanh toán hoặc giữ lại để thực hiện các hoạt động tài chính khác của công ty. Kế hoạch này cần thực hiện dài hạn, linh hoạt hoặc theo lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Thông thường những công ty lớn thường trả cổ tức vào một thời điểm nhất định hoặc mỗi năm một lần. Trong giai đoạn tăng trưởng, chuyên gia quản trị tài chính có thể đưa ra quyết định giữ lại cổ tức hoặc tái đầu tư vào các hoạt động khác của doanh nghiệp.
VII. Các nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản
1. Tiềm ẩn rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn
Khi một quyết định đưa ra sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Khả năng sinh lời cao tương ứng với mức độ rủi ro khi đầu tư có khả năng thất bại cao. Vì vậy nhà quản trị tài chính cần phải học cách chấp nhận mức độ rủi ro.
2. Tác động của lạm phát
Lạm phát theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Vì vậy ngoài việc phân bổ các loại chi phí cho dự án, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị với những rủi ro lạm phát gây ra.
3. Tác động của thuế
Thuế là nghĩa vụ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hoàn thành. Nó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh đồng thời cũng sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu doanh số nếu không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
4. Vấn đề vốn vay và vốn chủ sở hữu
Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có giới hạn của chủ sở hữu cũng sẽ gặp những khó khăn, rào cản. Vì vậy để tối ưu hóa lợi nhuận thì nguồn vốn vay là công cụ quan trọng để doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên bất kỳ phương án nào cũng có thể xảy ra rủi ro, nhà quản trị tài chính cần tính toán kỹ lưỡng để đạt được thành công.
VIII. Các mức độ trong quản trị tài chính là gì?
Trong quản trị tài chính có 3 mức độ cơ bản như sau: thô sơ, căn bản, nâng cao. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên quản trị tài chính cũng có sự khác biệt như sau:
- Mức thô sơ: nhiệm vụ thực hiện các hóa đơn tài chính và báo cáo thuế.
- Mức căn bản: Thực hiện các báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền hàng hóa.
- Mức nâng cao: thực hiện các báo cáo quản lý, phân tích tình hình tài chính, mô hình tài chính của doanh nghiệp. Ở mức độ này cần xử lý lượng dữ liệu lớn và bảo vệ dữ liệu hiệu quả.
IX. Những khó khăn gặp phải khi quản trị tài chính là gì?
Trên thực tế quản trị tài chính sẽ gặp những rào cản từ nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường có 4 khó khăn khi quản trị tài chính là:
- Thiếu cơ sở phân tích, chỉ quản lý nguồn thu, chi dựa vào ước đoán mà không cắt giảm chi phí.
- Việc cắt giảm công nợ chưa thường xuyên và khắt khe, chưa có chính sách xử lý nợ tốt nên dễ thâm hụt ngân sách.
- Chưa kiểm soát được vật tư hàng hóa xuất nhập kho, hàng gửi làm lãng phí vốn.
- Không xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, làm lãng phí vốn.
X. Lộ trình phát triển của chuyên viên quản trị tài chính như thế nào?
1. Yêu cầu trình độ học vấn
Để trở thành một chuyên viên quản trị tài chính cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành về kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán. Các nhà tuyển dụng còn yêu cầu ứng viên có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) hoặc các bằng cấp liên quan đến kinh tế tài chính. Hoặc một số ngành học khác cũng được cân nhắc cho vị trí chuyên viên tài chính như tiếp thị, thống kê, luật kinh doanh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành kinh tế học ứng dụng ra làm gì? Cần trang bị những gì?
2. Thời gian đào tạo & Kinh nghiệm
Nhiều chuyên gia quản trị tài chính sẽ được đào tạo tại chỗ khi bắt đầu một vị trí mơi. Những khóa đào tạo này sẽ giúp các chuyên gia quản lý tài chính nắm được các phần mềm mà công ty sử dụng. Đồng thời nó cũng giúp họ tìm hiểu các quy trình thủ tục của công ty một cách cụ thể hơn.
3. Các chứng chỉ & Giấy phép
Các chứng chỉ giấy phép sẽ giúp các chuyên gia quản trị tài chính chứng minh trình độ của họ với nhà tuyển dụng. Các chứng chỉ cần có ở lĩnh vực là ACCA, CPA, CFA sẽ giúp nhà quản trị tài chính có thêm điểm cộng trong sự nghiệp của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc quản trị tài chính là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Quản trị tài chính hiện nay là nghề có thu nhập khá hấp dẫn và nhu cầu về nhân lực rất lớn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Đừng quên theo dõi Mua Bán để cập nhật những thông tin việc làm mới nhất.
Phạm Hiền
>>> Xem thêm:
- Quản lý nhân sự là gì? 6 Cách Để Trở Thành Quản Lý Nhân Sự Giỏi
- Quản đốc là gì? Các cơ hội việc làm ‘Hot’ và yêu cầu để trở thành Quản đốc giỏi
- Cơ hội kinh doanh là gì? Những ngành nghề kinh doanh tiềm năng nhất 2023