Với “thị trường nghề nghiệp” rộng lớn và đa dạng như hiện nay, chúng ta sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Ở bài viết này Mua Bán sẽ cập nhật cho bạn thêm thông tin về chuyên ngành quản lý văn hóa là gì? Và ngành quản lý văn hóa là làm gì? Cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Ngành Quản lý văn hóa là gì?
Ngay từ tên gọi thì chúng ta có thể nhận biết được đây là một ngành học chuyên đào tạo về văn hóa và cụ thể hơn đó chính là về lịch sử, ở ngành học này chúng ta sẽ được nghiên cứu một cách chuyên sâu về các di sản văn hóa mà tổ tiên ta đã để lại và có giá trị cao về mặt văn hóa.
Theo học ngành quản lý văn hóa các bạn sẽ có thể hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thể thao, du lịch,… nhờ vào việc được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực văn hóa thông qua việc tư duy và phân tích. Không những thế bạn còn được đào tạo thêm những kỹ năng về thực tiễn như thuyết trình, giao tiếp, tranh luận hay nghiên cứu,…
>>>Có thể bạn quan tâm: Quản lý giáo dục là gì? Ngành học khan hiếm nhân lực chất lượng hiện nay
2. Ngành Quản lý văn hóa thi khối gì?
Vậy thì khối thi để có thể vào ngành quản lý văn hóa là gì? Cùng tham khảo những khối thi sau đây để có những lựa chọn môn học thật phù hợp với khả năng của chính mình nhé!
-
- A00 (Toán – Hóa – Lý)
- A01 (Toán – Anh – Lý)
- C00 (Văn – Sử – Địa)
- C20 (Văn – GDCD – Địa)
- D01 (Toán – Văn – Anh)
- D15 (Đia – Anh – Văn)
- N00 (Văn – Năng khiếu<Âm nhạc 1> – Năng khiếu<Âm nhạc 2>)
- N05 (Năng khiếu – Xây dựng kịch bản sự kiện – Văn)
- H00 (Năng khiếu<vẽ Nghệ thuật> – Năng khiếu<vẽ Nghệ thuật 1> – Ngữ văn)
- R00 (Văn – Năng khiếu<Báo chí> – Sử)
>>> Tham khảo thêm: Các khối thi đại học mà các thí sinh cần hiểu rõ 2022
3. Các trường Đại học đào tạo ngành Quản lý văn hóa
Các trường có đủ chuyên môn để đào tạo quản lý văn hóa là gì? Hãy tham khảo các trường Đại học có đào tạo ngành quản lý văn hóa dưới đây:
3.1. Khu vực miền Bắc
-
-
- Trường ĐHSP (Đại học Sư Phạm) Nghệ thuật Trung Ương
-
Với lịch sử hình thành và phát triển trường đầy tự hào, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương luôn là lựa chọn hàng đầu của các sĩ tử yêu thích nghệ thuật. Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng vô số những giảng viên chất lượng và là một trong các cơ sở đào tạo cực kỳ uy tín, hằng năm đều đưa ra xã hội vô số những nhân tài giỏi giang.
-
-
- Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
-
Trường ĐH Nội vụ Hà Nội hiện sở hữu bề dày kinh nghiệm đào tạo lên đến 50 năm, các giảng viên đều có chuyên môn, công bằng và tận tâm. Mỗi năm, trường cung cấp và đào tạo thành công rất nhiều những cán bộ với sức trẻ, chuyên môn cao, dễ dàng khẳng định được tài năng và sự chuyên nghiệp của chính bản thân mình.
-
-
- Trường ĐH Văn hóa Hà Nội
-
Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội là ngôi trường có thế mạnh về đào tạo các chuyên ngành về văn hóa. Các sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa tại trường đều trang bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn chắc chắn, bền vững.
-
-
- Trường ĐH Hạ Long
-
Trường ĐH Hạ Long tự tin cam kết về việc chịu trách nghiệm đào tạo các sinh viên để có thể cung cấp cho thị trường một nguồn năng lực chất lượng, có chuyên môn cao và nhạy bén.
-
-
- Trường ĐH Tân Trào
-
Trường ĐH Tân Trào hướng đến mục tiêu chung đó chính là đào tạo tất cả các sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và hoàn thiện kỹ năng cá nhân để nhạy bén hơn trong công việc.
3.2. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
-
-
- Trường ĐH Vinh
-
Tự hào của trường ĐH Vinh chính là sự công nhận từ số đông, đây là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo cho ra nguồn nhân lực có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao. Toàn bộ giảng viên và ban lãnh đạo trường luôn chủ động cập nhật những kiến thức mới lạ nhưng có ích để có thể giúp trường phát triển vượt bậc.
-
-
- Trường ĐH Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa
-
Trường ĐH Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa với sứ mệnh cao cả là đào tạo và cung cấp cho thị trường những nhân công có chuyên môn – kỹ thuật cao, đồng thời hướng đến những giá trị cao cả, thúc đẩy sự phát triển cho ngành quản lý văn hóa.
-
-
- Trường ĐH Nội Vụ Phân hiệu Quảng Nam
-
Trường ĐH Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam luôn hướng đến những sự phát triển có tính ổn định, lâu dài. Trường cam kết đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đào tạo bắt buộc phải có của một trường đại học và mang đến cho xã hội những thế hệ sinh viên không chỉ tài giỏi, nhanh nhẹn mà còn rất trách nhiệm.
Mời bạn tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm bán thời gian cho sinh viên tại khu vực TP.HCM:
3.3. Khu vực miền Nam
-
-
- Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
-
Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đào tạo về văn hóa có tiếng nhất tại miền Nam. Trường cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, hướng đến nhu cầu phát triển đất nước nhanh chóng nhưng vẫn phải giữ được nét văn hóa tự nhiên vốn có của Việt Nam.
-
-
- Trường ĐH Đồng Tháp
-
Trường ĐH Đồng Tháp hướng đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực đa lĩnh vực, chuyên môn cao, cống hiến vì cộng đồng để góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời trường cũng phấn đấu để chinh phục được mục tiêu trở thành một trong những trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học có tiếng, được nhiều người tin tưởng nhất tại Việt Nam và cả Đông Nam Á.
>>>Tham khảo thêm: Top 100 trường đại học top đầu Việt Nam
4. Ngành Quản lý văn hóa học những gì?
Các bạn đang có quan tâm tìm hiểu về ngành quản lý văn hóa cũng như những môn học bắt buộc của ngành quản lý văn hóa là gì? Thì hãy tham khảo qua các môn dưới đây:
4.1. Khối kiến thức đại cương
-
- Các môn về tư tưởng & chính trị: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hóa – văn nghệ/cách mạng của ĐCSVN,…)
- Kiến thức cơ bản: Cơ sở văn hóa, Tâm lý học/ Mỹ học đại cương, Lịch sử văn minh thế giới, Tiếng anh, Tin học,…
- Các môn giáo dục thể chất: Thể dục, Quốc phòng,…
4.2. Khối kiến thức ngành
Bao gồm các môn học về kiến thức ngành: Dân tộc học, văn hóa các dân tộc, tín ngưỡng & tôn giáo, làng xã, văn hóa dân gian, văn hóa học, khoa học quản lý, xã hội học, kỹ thuật soạn thảo các văn bản,…
4.3. Khối kiến thức chuyên ngành
Các môn về kiến thức thuộc chuyên ngành: Kinh tế, chính sách, marketing văn hóa văn nghệ, tổ chức sự kiện, xây dựng văn hóa cộng đồng, văn hóa công sở, quản lý hoạt động thông tin truyền thông/ nguồn nhân lực/ hoạt động nghệ thuật, thực tập,…
5. Quản lý văn hóa là làm gì? Cơ hội nghề nghiệp & Mức lương
Vậy thì thực chất ngành quản lý văn hóa là gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm được những công việc gì?
5.1. Cán bộ Nhà nước
Ngay sau khi tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa, các bạn có thể nộp đơn ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, ở các phòng ban có liên quan đến văn hóa – du lịch – thể thao, hay thậm chí là các trung tâm văn hóa, quản lý di tích lịch sử, các cơ quan thuộc Bộ/ Ngành thường xuyên có tổ chức những hoạt động liên quan đến văn hóa nghệ thuật,… Và có thể trở thành một trong những cán bộ nhà nước chăm chỉ.
5.2. Quản lý
Cầm một tấm bằng tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa, bạn có thể thử sức ở vị trí quản lý, làm việc tại các công ty chuyên về tổ chức sự kiện, các công ty nghiêng về truyền thông – du lịch, những bộ phận về marketing/ quảng cáo/ quan hệ công chúng cho các doanh nghiệp từ lớn cho đến nhỏ.
5.3. Giảng dạy/Truyền cảm hứng
Nếu bạn là người có kiến thức về chuyên môn hay lý thuyết tốt thì bạn có thể mạnh dạn nộp đơn trở thành giảng viên tại các trường từ Đại học – Cao đẳng, Trung cấp, hay tại các trường THPT,…
Không những thế, đối với các bạn có năng khiếu trở thành một người truyền cảm hứng thì có thể đăng ký trở thành những người phát ngôn/ người nói tại các buổi chia sẻ/ tư vấn chuyên môn tại các buổi talkshow.
Đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu một cách đơn giản về quản lý văn hóa là gì? Hy vọng rằng với những thông tin đã được chia sẻ, bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành học quản lý văn hóa và sẽ có những lựa chọn tốt đẹp, chính xác hơn trên con đường đi đến hoàn thiện ước mơ của bản thân mình. Đồng thời bạn có thể ghé xem Muaban.net để có cơ hội tìm việc làm chất lượng, uy tín nhé!
>>>Tham khảo thêm: