Owner là một thuật ngữ đã quá quen thuộc với những người yêu thích kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người vẫn lầm tưởng vai trò giữa Owner với CEO và Founder. Vậy thực chất Owner là gì? Owner với CEO và Founder có gì khác biệt? Cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết này nhé!
I. Tìm hiểu về Owner trong doanh nghiệp
1. Owner là gì?
Owner hay Business Owner dịch sang tiếng Việt là người chủ sở hữu hay người chủ doanh nghiệp. Owner là người sở hữu 100% hoặc đồng sở hữu (Co-owner/ Co-founder). Họ là người kiểm soát toàn bộ hoạt động về vận hành cũng như tài chính của doanh nghiệp. Bất kì một cá nhân hay tổ chức nào buôn bán những sản phẩm hay dịch vụ để thu lợi nhuận đều được xem là một doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh.
2. Vai trò của Owner trong doanh nghiệp
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, Owner được ví như người đầu tàu, sẽ người kiểm soát toàn bộ công ty và chịu trách nhiệm hoạch định, đào tạo nhân viên và quản lí những hoạt động vận hành hằng ngày của doanh nghiệp. Owner không phải là nhân viên nhưng vẫn sẽ nhận lương hàng tháng. Thêm vào đó, Owner có quyền nhận lợi nhuận ròng hằng năm hoặc tái đầu tư vào doanh nghiệp.
II. Phân biệt Owner với CEO và Founder
1. Tổng quan
Theo truyền thống, đối với hình thức kinh doanh hộ gia đình, Owner sẽ là CEO và cũng là Founder.
Đối với những tập đoàn lớn, Owner sẽ tách biệt với CEO. Vị trí của Owner sẽ giống như Tổng thống hoặc Chủ tịch nước, còn CEO thì giống như Thủ tướng.
Ranh giới giữa Owner và Founder sẽ lập ra khi người nào đó mua lại doanh nghiệp hoặc giành quyền làm chủ công ty từ Founder. Một vài trường hợp, Founder sẽ ủy nhiệm một người khác để điều hành doanh nghiệp (người này là CEO).
2. Về trách nhiệm
CEO thường ủy thác cho Giám đốc tài chính (CFO) quản lí tài chính doanh nghiệp, cụ thể là với số tiền lớn hàng trăm tỷ USD. Đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, CEO sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng đảm bảo giá trị cổ phiếu tăng lên và các cổ đông sẽ nhận được lợi tức. Về trách nhiệm pháp lí, CEO phải đảm bảo tinh minh bạch, đáng tin cậy và bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
CEO sẽ xác định tầm nhìn, những mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp. Họ thường ủy thác việc quản lí các công việc hằng ngày cho nhân sự cấp C-level khác và tập trung vào thực hiện những chiến lược để giúp công ty phát triển.
Trong khi CEO giữ vai trò như là người quản lí, lãnh đạo doanh nghiệp thì Founder lại là người sáng lập ra doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp sẽ gắn liền với Founder. Nếu doanh nghiệp hoạt động không tốt, kinh doanh thua lỗ thì Founder sẽ chịu tổn thất nặng nề và có nguy cơ phá sản.
Với Owner, nếu Owner sở hữu 100% công ty thì Owner sẽ là chủ sở hữu doanh nghiệp, trường hợp Owner cộng tác với người khác thì sẽ là Co-owner. Tóm lại, vì là người chủ nên Owner sẽ có toàn quyền giám sát mọi thứ từ khâu vận hành, cho đến Sales và Marketing. Để doanh nghiệp phát triển, Owner sẽ ủy quyền trách nhiệm cho CEO, COO, phó chủ tịch…
3. Về chức năng
Nhiệm vụ chủ yếu của CEO là quản lí chiến lược trong doanh nghiệp. Chính vì thế họ thường ủy thác cho những giám đốc điều hành khác quản lí các khía cạnh khác nhau như: CFO về tài chính, COO về hoạt động, CTO về công nghệ, CMO về Marketing,…
Founder là người thành lập doanh nghiệp, nên họ sẽ tập trung vào việc phát triển sản phẩm và tầm nhìn cho công ty. Họ có rất nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ, nhưng lại không giỏi những việc khác nên thường thuê CEO để điều hành bộ máy doanh nghiệp thay họ.
Không thể xác định một vị trí cụ thể nào cho Owner. Khi doanh nghiệp phát triển, họ có thể ủy quyền nhưng họ luôn có quyền kiểm soát một số chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ như họ có thể kiểm soát vấn đề tài chính của công ty, còn CEO thì chỉ phối hợp với CFO để quản lí vấn đề này.
4. Về quyền lực
CEO thường sẽ được thuê để điều hành doanh nghiệp. Họ sẽ báo cáo với Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc với Tổng giám đốc (khi không có hội đồng quản trị).
Founder sẽ là người quyết định phạm vi quyền hạn của CEO. Đôi khi, Founder không giao toàn bộ quyền điều hành cho CEO. Điều này khiến Founder cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, vì Founder chỉ tập trung giải quyết những vấn đề bề nổi mà quên đi cốt lõi trong quản lí doanh nghiệp là kĩ năng lãnh đạo và quản lí của người quản lí.
Ngược lại, Owner sẽ không cần phải báo cáo cho ai. Nếu họ sở hữu 100% doanh nghiệp thì CEO phải báo cáo với họ, hoặc Hội đồng quản trị và họ là một trong số đó (dù họ có là Co-owner).
Tham khảo các tin đăng về việc làm kinh doanh tại webiste Muaban.net dưới đây: |
III. Ví dụ về Owner nổi tiếng
Walt Disney
Walt Disney thuở nhỏ là một cậu bé nông dân vẽ những bức tranh hoạt hình về những con ngựa của người hàng xóm để mua vui. Khi lớn hơn, Walt đã cố gắng kiếm một công việc vẽ tranh biếm họa trên báo, nhưng không tìm được và cuối cùng ông làm việc trong một xưởng nghệ thuật, nơi ông tạo quảng cáo cho các tờ báo và tạp chí. Cuối cùng, ông chuyển sang làm quảng cáo, bắt đầu quan tâm đến hoạt hình và cuối cùng mở công ty hoạt hình của riêng mình.
Tạo hình nhân vật ban đầu tiên của Disney là Chú thỏ may mắn Oswald, nhưng nó chính thức thuộc sở hữu của Universal Pictures vì lúc đó ông đang làm việc theo hợp đồng. Khi Walt rời khỏi Universal Pictures sau khi bị cắt giảm lương, ông đã tạo ra chuột Mickey để thay thế.
Dù rất thành công rực rỡ với công ty hoạt hình của mình, nhưng ông ấy không hài lòng. Ông ấy quyết tâm xây dựng công viên giải trí lớn nhất và vĩ đại nhất chưa từng thấy, ông ấy nói với một đồng nghiệp: “I want it to look like nothing else in the world.” (Tạm dịch: “Tôi muốn nó trông không giống với bất cứ thứ gì khác trên thế giới.”)
Walt Disney là một cựu doanh nhân, nhà làm phim hoạt hình, diễn viên lồng tiếng và là nhà sản xuất phim người Mĩ. Ông là Founder cũng là cựu Owner của công ty Walt Disney.
Steve Jobs
Khi nhắc đến những doanh nhân nổi tiếng nhất mọi thời đại thì không thể không nhắc đến Steve Jobs. Ông đã từ bỏ việc học đại học vì gia đình ông không thể trả nổi tiền học phí. Ông tham gia chui các lớp học và sống nhờ những bữa ăn miễn phí từ đền Hare Krishna. Jobs cho rằng lớp thư pháp mà ông tham gia là nguồn cảm hứng cho các kiểu chữ và thiết kế phông chữ mang tính cách mạng của Mac.
Jobs tiếp tục có một sự nghiệp đáng kinh ngạc, cuối cùng thành lập the Apple Computer Company (Tạm dịch: Công ty máy tính Apple) cùng với người bạn thời thơ ấu và chuyên gia điện tử Steve Wozniak. Ông được biết đến là “The Grandfather of the Digital Revolution” (Tạm dịch: “Ông tổ của cuộc cách mạng kỹ thuật số”). Jobs đã mãi thay đổi ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. Vào thời điểm ông qua đời, giá trị tài sản ròng của ông là hơn 8,3 tỷ đô la và ảnh hưởng của ông sẽ được lưu truyền cho nhiều thế hệ kỹ thuật số sau này.
Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là Co-founder, Owner, và cựu CEO của hãng Apple.
IV. Tổng kết
Trên đây, Muaban.net đã cung cấp cho bạn những kiến thức về owner và sự khác nhau giữa Owner với CEO và Founder. Hy vọng bạn có thể định nghĩa chính xác Owner là gì và hiểu rõ về trách nhiệm, chức năng và quyền lực của Owner, CEO và Founder. Đừng quên theo dõi Muaban.net thường xuyên để có được những kiến thức bổ ích về việc làm bạn nhé!
>>> Xem thêm:
- CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức
- Work Life Balance là gì? Nó cần thiết như thế nào