Nếu như nhẫn đính hôn là một lời ngỏ ý của chàng trai đối với cô gái mà mình yêu thì nhẫn cưới như là một sự khẳng định về một cuộc sống hôn nhân và xây dựng tổ ấm dưới một mái nhà. Thế nhưng bạn đã biết nhẫn cưới đeo tay nào mới chuẩn cũng như ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới là như thế nào chưa? Cùng Mua Bán giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!
I. Ý nghĩa của cặp nhẫn cưới
Cặp nhẫn cưới là biểu tượng cho sự gắn bó, tình yêu và cam kết lâu dài giữa hai người trong hôn nhân. Nó cũng thể hiện sự chia sẻ, “đồng cam cộng khổ” giữa hai người. Ngoài ra, cặp nhẫn cưới còn có ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng hôn nhân, cam kết trách nhiệm và việc đeo nhẫn cưới cũng là truyền thống lâu đời từ xưa đến nay.
Cặp nhẫn cưới có thể được xem là tín vật, thể hiện cá nhân này đã có người bạn đời của mình, đồng thời đeo nhẫn cưới là sự khẳng định bản thân mình là người đã có gia đình đối với những người xung quanh.
Thông thường việc trao nhẫn cưới nên được tiến hành trong khi tiến hành hôn lễ. Bởi vì việc trao nhau chiếc nhẫn cưới trong khoảnh khắc này trước sự chứng kiến của tất cả mọi người là một sự khẳng định, là giây phút thiêng liêng, trọng đại của một đời người.
II. Nhẫn cưới đeo tay nào, ngón nào là chuẩn?
Vị trí đeo nhẫn cưới cũng là một yếu tố quan trọng hình thành nên phong tục và văn hóa của mỗi quốc gia. Theo quan niệm ngày xưa ở Việt Nam cho rằng “nam tả nữ hữu”; tức có nghĩa là nam đeo nhẫn bên tay trái, còn nữ đeo nhẫn bên tay phải. Tuy nhiên ngày nay việc bạn đeo nhẫn cưới bên tay nào thuận tiện và thoải mái nhất cho bản thân là được.
Còn theo quan niệm phương Tây thì việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái xuất phát từ một niềm tin mãnh liệt rằng ở vị trí này có một “tĩnh mạch tình yêu” được cho là con đường ngắn nhất đi đến trái tim. Tuy nhiên cũng có một số quốc gia ở Châu Âu không đeo nhẫn cưới bên tay trái mà có thể tùy chọn trái hoặc phải.
Dưới đây là bảng tham khảo vị trí đeo nhẫn cưới ở một số quốc gia:
Quốc gia | Vị trí đeo nhẫn cưới |
Mỹ |
|
Do Thái | Ngón trỏ |
Việt Nam, Trung Quốc | Ngón áp út tay trái hoặc phải |
Đức, Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha | Ngón áp út tay phải |
>>> Lưu ngay: Những Mẫu Bài Phát Biểu Đại Diện Họ Nhà Gái Trong Đám Cưới Ý Nghĩa
III. Đeo nhẫn ở các ngón có ý nghĩa gì?
Bên cạnh thắc mắc nhẫn cưới đeo tay nào thì chắc hẳn bạn cũng muốn biết ý nghĩa khi đeo nhẫn ở từng ngón tay. Việc đeo nhẫn ở mỗi ngón tay cũng có ý nghĩa vô cùng khác nhau có thể bạn chưa biết rõ. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Ngón trỏ
- Đối với nam: Thể hiện rằng bản thân là một người tự tin, đầy kiêu hãnh, dễ gây được sự chú ý từ đối phương. Ngoài ra cũng thể hiện đây là một người có tư chất lãnh đạo, hoặc mong cầu một sự thăng tiến trong công việc.
- Đối với nữ: Vị trí đeo nhẫn này toát lên một vẻ quý phái sang trọng và còn thể hiện bản thân là một người tinh tế và sâu sắc. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là “tôi đang chờ đợi người yêu ở xa trở về”.
2. Ngón cái
- Đối với nam: Đây là vị trí tượng trưng cho quyền lực và địa vị, khẳng định bản thân. Đồng thời chiếc nhẫn đeo ở vị trí này có kích thước cũng khá to và dày hơn so với khi đeo ở các vị trí khác.
- Đối với nữ: Mong muốn bản thân trở nên tự tin hơn, cho thấy đây là người có ý chí mạnh mẽ muốn vượt lên trên nghịch cảnh.
3. Ngón giữa
- Đối với nam: Đây là vị trí dễ đeo nên ý nghĩa thường đa dạng. Tượng trưng cho sự trách nhiệm và cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra cũng là mong cầu bản thân được trường thọ, sự nghiệp tiến xa.
- Đối với nữ: Thay cho lời nói “tôi đã đính hôn”, hoặc mong muốn chiêu mộ được năng lượng tốt, giữ được tài lộc.
4. Ngón áp út
- Đối với nam: Đây là vị trí thể hiện cho thấy bản thân đã có gia đình. Nếu là người độc thân, thì người đeo muốn thể hiện rằng “tôi đang tập trung cho sự nghiệp”, đồng thời cũng là tín hiệu để đối tượng khác giới không làm phiền.
- Đối với nữ: Đây là vị trí đeo nhẫn cưới, cho thấy “tôi đang hạnh phúc”. Hoặc tương tự như nam, nếu là người độc thân thì bạn đeo nhẫn ở vị trí này nhằm thể hiện ý nghĩa “tôi không muốn bị làm phiền bởi chuyện tình cảm”.
5. Ngón út
- Đối với nam: Đại diện cho niềm tin, mong cầu sự may mắn, phúc khí và tài lộc đến với bản thân. Khi đeo nhẫn ngón này thể hiện rằng bản thân là một người khiêm tốn và chu toàn trong công việc.
- Đối với nữ: Thể hiện bản thân là một người thông minh, mong cầu mọi chuyện được suôn sẻ và thuận lợi, đồng thời là lời tuyên bố cho mọi người biết mình còn độc thân và sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.
>>> Đừng bỏ lỡ: 7 Cách trang trí phòng cưới ở nông thôn hợp phong thủy và một số lưu ý cần tránh
Tại Muaban.net bạn có thể xem các tin về bất động sản mới nhất. Tham khảo ngay tại đây:
IV. Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn để tránh hôn nhân rạn nứt
Bên cạnh việc biết nhẫn cưới đeo tay nào chắc hẳn nhiều người cũng muốn biết những điều kiêng kỵ đối với nhẫn cưới bởi vì việc đeo nhẫn cưới rất thiêng liêng đối với một cuộc hôn nhân. Dưới đây là một số lưu ý về nhẫn cưới dành cho các cặp đôi:
1. Đeo nhẫn cưới trước khi cử hành hôn lễ
Người xưa có quan niệm rằng, trước khi tổ chức hôn lễ chính thức thì các cặp vợ chồng không nên đeo nhẫn cưới trước. Họ cho rằng, cách này sẽ giúp gia đình sau khi kết hôn có hạnh phúc trọn vẹn hơn. Việc trao nhẫn cưới trước khi cử hành hôn lễ là không nên. Quan niệm xưa cho rằng “nói trước bước không qua” cũng là để lưu ý tránh các vấn đề xui xẻo không đáng có.
2. Đeo nhẫn cưới có hình thức lệch nhau
Tình yêu chính là sự gắn kết và đồng điệu giữa 2 tâm hồn với nhau, nhẫn cưới cũng vậy. Việc cặp nhẫn cưới có hình thức lệch nhau không khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia“. Khi đặt nhẫn cưới, cặp đôi cần chú ý đến hình thức tương đồng giữa 2 chiếc nhẫn, cùng đồng bộ thống nhất về chất liệu, màu sắc,… Cặp nhẫn không nhất thiết phải quá giống nhau như một, mà có thể có nét tương quan giữa nhẫn nam và nhẫn nữ.
3. Làm mất hoặc bán nhẫn cưới
Nhẫn cưới là một tín vật thiêng liêng mà đôi vợ chồng nên gìn giữ nó bên người suốt cuộc đời trừ khi sinh ly tử biệt. Việc khó khăn về tài chính hay như cuộc sống cơ hàn cũng không nên đánh mất hoặc đem bán đi chiếc nhẫn cưới. Cuộc sống luôn có nét thăng trầm, từ đó mới có sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm nhau. Việc làm mất hoặc bán đi chiếc nhẫn vô giá thể hiện rằng bạn là một người vô tâm, dễ dàng làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình. Do đó cần lưu ý bảo quản và gìn giữ nó một cách trân quý nhất.
4. Chỉ chồng hoặc vợ đeo nhẫn cưới
Có nhiều lý do mà chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn cưới. Lý do phổ biến nhất là do nó ảnh hưởng đến công việc thường ngày của họ. Việc đeo nhẫn cưới là để nhắc nhở bản thân cần quan tâm hơn đến tổ ấm của mình. Nếu 1 trong 2 tháo ra có thể dễ dàng làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình, hơn thế nữa lại khiến người khác hiểu rằng bản thân người đó còn độc thân. Do đó việc đeo nhẫn cưới vừa là trách nhiệm vừa là sự tự nguyện.
Bài viết trên vừa khái quát cho các cặp đôi về việc đeo nhẫn cưới tay nào cũng như những kiêng kỵ đối với nhẫn cưới. Tóm lại đeo nhẫn cưới tay nào cũng không quá quan trọng bằng việc cả 2 đối đãi với nhau một cách chân thành, chung thủy, vượt lên trên mọi khó khăn trong hôn nhân. Nếu bạn muốn tìm mua nhà hay thuê nhà sau khi cưới thì đừng quên truy cập ngay Muaban.net để “bắt” ngay những tin đăng mới nhất nhé!
>>> Đọc thêm:
- Tip những cách phối đồ đi đám cưới bạn không nên bỏ lỡ!
- Khánh tiết là gì? Tìm hiểu những điều thú vị đằng sau nghề vừa lạ lẫm và mới mẻ này
- Wedding Planner Là Gì? Công Việc Của Wedding Planner Có Gì Thú Vị?