Nhà phân phối là gì? Cách hình thức phân phối và kênh phân phối chính của doanh nghiệp là những kênh nào? Đâu là tiêu chí mà các doanh nghiệp lựa chọn nhà phân phối tốt? Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nhà phân phối là gì?
Khái niệm nhà phân phối
Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và người tiêu dùng. Có thể hiểu đại khái nhà phân phối là đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất. Sau đó trữ hàng trong kho bán lại cho các đại lý hoặc những nhà phân phối nhỏ lẻ hơn.
Từ khái niệm này ta thấy vai trò của nhà phân phối là rất quan trọng đối với những công ty, doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là những nhà phân phối cấp 1 có “quyền lực” cực lớn. Trong một số trường hợp nếu không được quản lý chặt chẽ. Các nhà phân phối độc lập có thể nâng giá bán. Hoặc thậm chí là liên kết làm giá và nhiều khi doanh nghiệp sản xuất cũng không thể can thiệp nổi.
Tham khảo một số việc làm kinh doanh |
Hình thức phân phối hàng hóa của doanh nghiệp
Về hình thức phân phối, một phần sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp sản xuất trực tiếp đưa đến tận tay người tiêu dùng. Một phần còn lại được sự kết hợp giữa hệ thống phân phối cấp 1 của doanh nghiệp sản xuất với hệ thống trung gian và bán lẻ.
Nhưng hình thức phân phối phổ biến nhất đó là doanh nghiệp bán hàng hóa cho một hệ thống phân phối. Và điều hệ trọng là họ lại không trực thuộc doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp mong muốn gì ở nhà phân phối?
- Có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
- Giá cả hợp lý với từng loại sản phẩm mà đơn vị đó phân phối.
- Chiếm lĩnh thị phần.
- Trở thành nhà cung ứng được yêu thích.
- Đầu tư hiệu quả, lợi nhuận ổn định.
- Luôn luôn có những đề xuất mới về sản phẩm để doanh nghiệp sản xuất và tung ra thị trường.
- Không bị chồng chéo về quyền lợi.
- Có hệ thống nhà phân phối độc quyền.
>>> Mời bạn đọc tham khảo: Bật mí từ A-Z về nhân viên điều phối đơn hàng cực hữu ích
Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối chính hiện nay
Bên cạnh khái niệm nhà phân phối chúng ta cũng thường nghe nói đến kênh phân phối. Vậy kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, các nhân, phương tiện và các công nghệ tham gia vào quá trình mang sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hiện nay có 3 loại kênh phân phối chính là:
Các kênh phân phối |
Định nghĩa |
|
Kênh phân phối trực tiếp |
Thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dung, không qua bất kỳ trung gian nào. |
|
Kênh phân phối gián tiếp |
Kênh phân phối truyền thống: |
Nhà sản xuất qua các trung gian phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. |
Kênh phân phối hiện đại: |
Nhà sản xuất và trung gian hợp thành 1 thể thống nhất và hàng hóa được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ thể thống nhất đó. |
|
Kênh phân phối đa cấp |
Những thành phần tham gia trong kênh phân phối ngoại trừ nhà sản xuất đóng vai trò là trung gian phân phối và cũng là người tiêu dùng. |
Tiêu chí lựa chọn nhà phân phối
Không mâu thuẫn quyền lợi
Lý tưởng nhất là doanh nghiệp tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền. Tức là đơn vị chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền.
Doanh nghiệp sản xuất có thể chấp nhận để nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác. Nhưng miễn sao không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.
Có khả năng về tài chính
Nhà phân phối cần phải có khả năng tài chính đủ để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, công nợ trên thị trường. Đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối. Bao gồm: Kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý, nhân sự,…
Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa
Để cung cấp sản phẩm ra thị trường thuận lợi và hiệu quả các đơn vị sản xuất nên chọn những nhân viên điều phối đơn hàng đã có kinh nghiệm kinh doanh. Hoặc họ phải phân phối hàng hoá trong cùng lĩnh vực với mình.
Bởi những kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hàng, với hệ thống quản lý của địa phương chính là thế mạnh của nhà phân phối. Mà trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp sản xuất cần tận dụng và dựa vào.
Bộ phận phân phối độc lập
Khi các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ lương và tiền thưởng cho nhân viên bán hàng. Thì nhất thiết nhà phân phối phải có bộ phận bán hàng riêng biệt. Chỉ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp sản xuất.
Dù là có thêm việc quản lý và sử dụng kho bãi có thể chung với các mặt hàng của các công ty khác. Nhưng công việc phân phối phải riêng biệt. Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Có khả năng hậu cần
Nhà phân phối cần phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Hàng hoá phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số doanh nghiệp sản xuất còn đưa ra yêu cầu nhà phân phối phải có khả năng chuyên chở hàng hoá từ kho của đơn vị sản xuất.
Có kho chứa hàng
Nhà phân phối phải có kho bãi đủ để chứa hàng. Bảo đảm không để thiếu hụt hay thất thoát hàng hóa trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hàng phụ thuộc vào tốc độ luôn chuyển của hàng hoá, quy mô của nhà phân phối đó. Đặc biệt là tần suất đặt hàng của nhà phân phối với doanh nghiệp sản xuất, thời gian giao hàng.
Phải có khả năng điều hành và quản lý
Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ trợ cho phân phối. Bao gồm: Kế toán, hậu cần, tin học,… một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nhà phân phối cũng phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh. Nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng. Hoặc thống kê, báo cáo số liệu báo cáo bán hàng và tồn kho.
Tư cách pháp nhân tốt
Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam. Có chức năng phân phối hàng hoá. Đối với các mặt hàng kinh doanh đặc biệt, có quy định riêng của Nhà nước. Buộc nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc quy định này.
Luôn nhiệt tình và có tinh thần hợp tác
Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ tuyển chọn nhà phân phối cho mình dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là một tiêu chí chọn lựa quan trọng mà các nhà sản xuất đều quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối cho doanh nghiệp mình.
Sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý
Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa đại lý và nhà phân phối. Do đó, hôm nay Cẩm nang mua bán xin làm một phép so sánh nho nhỏ. Nhằm giúp các bạn hiểu thêm về 2 khái niệm này.
Phân biệt
Nhà phân phối |
Đại lý |
|
|
Tóm lại:
Nhà phân phối và đại lý là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù 2 đơn vị này cùng làm một nhiệm vụ chung là đưa sản phẩm ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.
Trong đó, nếu hệ thống nhà phân phối làm việc hiệu quả, rộng khắp sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đem về lợi nhuận cao hơn. Một nhà phân phối độc quyền sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Đồng thời cũng tránh được sự xung đột về lợi ích.
Khi đã hiểu tiêu chí về nhà phân phối bạn cũng cần phải hiểu rõ và có kinh nghiệm liên quan như kế toán, kiểm kê/quản lý kho để có thể chọn được nhà phân phối phù hợp. Để có nhiều kinh nghiệm cũng bạn nên đi làm các công việc liên quan ở các doanh nghiệp lớn, trau dồi nhiều hơn kiến thức.
Lời kết:
Hy vọng qua những chia sẻ bên trên sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhà phân phối là gì? Đừng quên ghé Muaban.net để tìm một nhà phân phối sữa, nhà phân phối mỹ phẩm, hay nhà phân phối hàng tiêu dùng … cho doanh nghiệp của bạn nhé.
Trần Thanh