Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeNhà đấtTop 17 mẫu nhà lắp ghép thiết kế đẹp mắt, hiện đại...

Top 17 mẫu nhà lắp ghép thiết kế đẹp mắt, hiện đại mới nhất 2024

Nhà lắp ghép – xu hướng kiến trúc mới đang tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội như tiết kiệm thời gian xây dựng, thiết kế độc đáo và khả năng di dời linh hoạt. Trong bài viết này, hãy cùng Muaban.net điểm danh 17 mẫu nhà lắp ghép hiện đại, được ưa chuộng nhất hiện nay nhé!

Khám phá danh sách 17 mẫu nhà lắp ghép hiện đại được yêu thích hiện nay - Nguồn: Internet
Khám phá danh sách 17 mẫu nhà lắp ghép hiện đại được yêu thích hiện nay – Nguồn: Internet

I. Tìm hiểu tổng quan về nhà lắp ghép

Trước khi đến với danh sách các mẫu nhà lắp ghép được ưa chuộng hàng đầu hiện nay, hãy cùng Muaban.net tìm hiểu sơ lược về loại hình nhà lắp ghép nhé!

1. Nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép, còn được gọi là nhà lắp ráp hoặc nhà module, là loại nhà ở mà các bộ phận cấu thành đều được chế tạo sẵn và sau đó được vận chuyển đến địa điểm xây dựng để lắp ráp. Các bộ phận của nhà lắp ghép được sản xuất và lắp ráp trong các nhà máy hiện đại và được thiết kế theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Nhà lắp ghép bao gồm các thành phần chính như tường, sàn, mái, cửa chính, cửa sổ, cầu thang và các trang vật dụng khác. Hai loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong việc xây nhà lắp ghép chính là bê tông nhẹ và gỗ cao cấp.

Tìm hiểu nhà lắp ghép là gì - Nguồn: Internet
Tìm hiểu nhà lắp ghép là gì – Nguồn: Internet

Hiện nay, ngoài phân loại dựa theo thiết kế, tầm giá thì có thể phân biệt nhà lắp ghép dựa theo 3 tiêu chí chính sau đây:

  • Phân loại theo số tầng: Loại 1 tầng, 2 tầng hoặc nhiều tầng hơn.
  • Phân loại theo nguyên vật liệu: Nhà bằng gỗ, nhà bằng kính, nhà ghép panel, nhà ghép bê tông,…
  • Phân loại theo hình thức lắp ghép: Nhà lắp ghép toàn phần và nhà lắp ghép một phần.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa loa kèn và gợi ý mẹo cắm hoa tươi lâu

2. Cấu tạo của nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép được hoàn thiện bằng cách ráp nối các bộ phận đã được gia công sẵn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vậy đâu là những thành phần chính cấu tạo nên kiểu nhà này? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

  • Phần móng: Phần móng được làm từ ba khối bê tông liên kết với hai thanh sắt và cố định bằng bulong. Kích thước các khối bê tông là 2,5m x 0,2m x 0,3m, còn thanh sắt là i75x150. Kích thước bulong phụ thuộc vào vị trí và thiết kế. Móng nhà rất quan trọng vì nó quyết định độ bền vững của ngôi nhà, do đó cần khảo sát kỹ địa hình trước khi xây dựng.
  • Phần khung nhà: Khung nhà lắp ghép thường làm bằng thép hộp mạ kẽm hoặc gỗ, panel xi măng. Gỗ thường được dùng cho các homestay, còn thép hộp mạ kẽm có độ bền cao, bề mặt sáng bóng và chống gỉ sét, bảo vệ các bộ phận bên trong và có tuổi thọ khoảng 60 năm. Với các nhà lắp ghép giá rẻ, khung có thể làm bằng sắt hoặc vật liệu cũ, tuổi thọ sẽ thấp hơn.
Phần móng và khung đóng vai trò quan trọng để giữ ngôi nhà kiên cố - Nguồn: Internet
Phần móng và khung đóng vai trò quan trọng để giữ ngôi nhà kiên cố – Nguồn: Internet
  •  Phần kết cấu phụ: Ngoài móng và khung, nhà lắp ráp còn có các kết cấu phụ để đảm bảo sự vững chắc và tính thẩm mỹ, có thể kể đến như:
    • Mái nhà và vách: Để giữ cho nhà nhẹ và dễ lắp đặt, mái và vách thường được làm bằng tôn. Ở Việt Nam, nhà lắp ghép chất lượng tốt thường sử dụng tôn Hòa Phát với độ dày 0,45mm và độ dày xốp 17/35. Tôn là vật liệu cách nhiệt, chống gỉ sét và giảm tiếng ồn, giúp bảo vệ nhà khỏi tác động môi trường.
    • Vách cemboard 8mm: Vách cemboard che phủ các khung sắt, đường dây điện và ống nước. Loại vách này chịu lực tốt và tăng tính thẩm mỹ. Có thể sơn trực tiếp lên vách thay vì dùng vật liệu trang trí.
    • Độ dốc mái: Để nước thoát khi mưa, mái nhà lắp ghép có độ dốc từ 10-15 độ. Hai bên đầu hồi của seno thường được che bằng tôn dày 0,6mm để đảm bảo thẩm mỹ.
    • Vách kính: Tùy theo thiết kế và giá tiền, nhà lắp ghép có thể có thêm vách kính. Vách kính dày, có dán phim PVB để giữ các mảnh vỡ lại khi kính vỡ, đảm bảo an toàn.
    • Tường: Khi xây dựng nhà lắp ghép, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại tường như thép gai, tường gạch, hoặc lưới B40.
Một số phần kết cấu phụ góp phần tạo nên một căn nhà lắp ráp hoàn thiện - Nguồn: Internet
Một số phần kết cấu phụ góp phần tạo nên một căn nhà lắp ráp hoàn thiện – Nguồn: Internet

Xem thêm: Cây Bạch Mã Hoàng Tử: ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

3. Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực xây dựng nhà ở hiện đại, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Với thiết kế thông minh, quy trình thi công nhanh chóng và chi phí hợp lý, loại hình này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn về nhà lắp ghép, việc tìm hiểu cả ưu và nhược điểm là rất cần thiết. Hãy cùng Muaban.net khám phá chi tiết những điểm nổi bật cũng như những hạn chế của nhà lắp ghép, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với nhu cầu của mình.

Ưu điểm:

  • Chi phí xây dựng thấp: Nhà lắp ghép có chi phí khá rẻ so với nhà truyền thống. Cụ thể, những ngôi nhà lắp ghép đơn giản, dùng cho mục đích ngắn hạn như ở tạm hay cho các công trường xây dựng, có chi phí chỉ từ 30-50 triệu đồng. Nhà lắp ghép tại các khu nghỉ dưỡng có giá từ 100 triệu đồng, và những ngôi nhà lắp ghép để ở lâu dài có chi phí từ 150 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, những căn nhà lắp ghép đầy đủ tiện nghi và đáp ứng các tiêu chí riêng về thẩm mỹ và kết cấu của chủ nhà có thể có giá cao hơn.
  • Tính thẩm mỹ cao, thiết kế thông minh sáng tạo: Nhà lắp ghép cho phép bạn thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, đa dạng hóa màu sắc và tận hưởng không gian sống độc đáo được thiết kế riêng.
  • Thân thiện với môi trường: Nhà lắp ghép giảm thiểu chất thải bụi ra môi trường do không sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, cát, đá. 
  • Tiết kiệm thời gian thi công: Thời gian thi công rất nhanh, chỉ mất khoảng 8 tuần từ khi bắt đầu thiết kế đến khi hoàn thành.
  • Dễ dàng thay đổi hay di chuyển: Nhà lắp ghép được lắp từ các module, nên dễ dàng tháo dỡ, cơi nới hoặc mở rộng diện tích mà không ảnh hưởng đến tổng thể cấu trúc.
Một số ưu điểm nổi bật của nhà ở lắp ghép - Nguồn: Internet
Một số ưu điểm nổi bật của nhà ở lắp ghép – Nguồn: Internet

Nhược điểm:

  • Khả năng chống chịu thiên tai không tốt bằng nhà bê tông: Khi đối mặt với các tình huống thiên nhiên khắc nghiệt như bão hoặc lốc xoáy mạnh, dù được trang bị khung thép, nhà lắp ghép vẫn có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính vững chắc.
  • Cần diện tích rộng: Nhà lắp ghép thường chỉ cao tối đa 2-3 tầng, không phù hợp cho các công trình cao tầng hoặc nhà phố có kiến trúc đa dạng và phong phú.
  • Cần các vật liệu hỗ trợ để gia tăng độ bền: Độ bền của nhà lắp ghép tương đương với nhà bê tông truyền thống. Đặc biệt, ở Việt Nam, độ bền và tuổi thọ của nhà lắp ghép được cải thiện đáng kể nhờ sử dụng khung thép kết hợp với các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn. Vì thế, nếu bạn cần một căn nhà bền chắc và có tuổi thọ cao, nhà lắp ghép vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Bên cạnh ưu điểm thì nhà lắp ghép vẫn còn một số điểm hạn chế - Nguồn: Internet
Bên cạnh ưu điểm thì nhà lắp ghép vẫn còn một số điểm hạn chế – Nguồn: Internet

Xem thêm: Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa

II. Tham khảo các mẫu nhà lắp ghép thiết kế theo giá thành

Dựa theo yếu tố giá thành thì hiện nay, nhà lắp ghép được rao bán với một số tầm giá biến bên dưới đây. Tùy theo mức giá mà các căn nhà sẽ có những đặc điểm khác nhau.

1. Mẫu nhà lắp ghép giá từ 50 triệu

Với chi phí xây dựng không quá cao, nhà lắp ghép giá 50 triệu thường có diện tích nhỏ, chỉ phù hợp cho lưu trú ngắn hạn từ 1 – 2 người.

Mẫu nhà lắp ráp 50 triệu thường có kích thước nhỏ phù hợp từ 1 - 2 người ở - Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ráp 50 triệu thường có kích thước nhỏ phù hợp từ 1 – 2 người ở – Nguồn: Internet
Căn nhà mức giá dưới 50 triệu thường có thiết kế đơn giản - Nguồn: Internet
Căn nhà mức giá dưới 50 triệu thường có thiết kế đơn giản – Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 view sân vườn thoáng đãng - Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 view sân vườn thoáng đãng – Nguồn: Internet

Xem thêm: Cây bồ đề: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà

2. Mẫu nhà lắp ghép giá từ 100 triệu

Mẫu nhà lắp ghép giá từ 100 triệu là lựa chọn phổ biến cho người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn mong muốn có một không gian sống thoải mái và tiện nghi. Những căn nhà lắp ghép trong tầm giá này thường được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sử dụng các vật liệu chất lượng, an toàn.

Một mẫu nhà lắp ghép mái nhọn với giá 100 triệu đồng - Nguồn: Internet
Một mẫu nhà lắp ghép mái nhọn với giá 100 triệu đồng – Nguồn: Internet
Mẫu nhà giá 100 triệu nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi - Nguồn: Internet
Mẫu nhà giá 100 triệu nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi – Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép đẹp với mức giá 100 triệu - Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép đẹp với mức giá 100 triệu – Nguồn: Internet

Xem thêm: Những công dụng đặc biệt và ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh

3. Mẫu nhà lắp ghép giá từ 150 triệu

Nhà lắp ghép giá 150 triệu đồng thường có diện tích khoảng 20 – 40m2 nên được dùng phổ biến cho các homestay quy mô nhỏ và vừa. 

Mẫu nhà lắp ghép 150 triệu ấm cúng - Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép 150 triệu ấm cúng – Nguồn: Internet
Với 150 triệu, bạn đã có thể sở hữu một căn nhà lắp ghép tiện nghi - Nguồn: Internet
Với 150 triệu, bạn đã có thể sở hữu một căn nhà lắp ghép tiện nghi – Nguồn: Internet
Tham khảo mẫu nhà lắp ghép tầm giá 150 triệu - Nguồn: Internet
Tham khảo mẫu nhà lắp ghép tầm giá 150 triệu – Nguồn: Internet

Xem thêm: Cây lạc tiên: Tác dụng, cách trồng và chăm sóc

4. Mẫu nhà lắp ghép giá từ 300 triệu

Với ngân sách từ 300 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một căn nhà lắp ghép dạng 2 phòng ngủ với thiết kế tổng thể dạng nhà ống hoặc nhà chữ L. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc xây nhà lắp ghép 1 – 2 tầng với mức ngân sách này.

Mẫu này thường được thi công trên diện tích trên 40m², phù hợp và đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình từ 3 – 4 thành viên.

Nhà lắp ghép được xây dựng với chi phí 300 triệu đồng - Nguồn: Internet
Nhà lắp ghép được xây dựng với chi phí 300 triệu đồng – Nguồn: Internet
Nhà lắp ráp 300 triệu với thiết kế mái tam giác ấn tượng - Nguồn: Internet
Nhà lắp ráp 300 triệu với thiết kế mái tam giác ấn tượng – Nguồn: Internet
Thiết kế nhà lắp ghép 300 triệu - Nguồn: Internet
Thiết kế nhà lắp ghép 300 triệu – Nguồn: Internet

Xem thêm: Những giống cây bonsai cực đẹp, mang lại phong thủy tốt

5. Mẫu nhà lắp ghép giá từ 500 triệu

Với nguồn kinh phí 500 triệu đồng, bạn có thể sở hữu ngay một căn biệt thự đẹp và tiện nghi qua loại hình nhà lắp ghép. Tùy theo sở thích cá nhân mà biệt thự này có thể được bố trí tầng lầu hoặc không nhưng đảm bảo sẽ có hai phòng ngủ chính và tiện nghi đầy đủ, phù hợp cho gia đình 4-5 người. 

Mẫu biệt thư mini lắp ghép từ 500 triệu - Nguồn: Internet
Mẫu biệt thư mini lắp ghép từ 500 triệu – Nguồn: Internet
Biệt thự mini sân vườn - Nguồn: Internet
Biệt thự mini sân vườn – Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép có lầu với giá 500 triệu - Nguồn: Internet
Mẫu nhà lắp ghép có lầu với giá 500 triệu – Nguồn: Internet

Xem thêm: Cây ngô đồng: Hình ảnh, công dụng, cách trồng và chăm sóc

III. Tham khảo các mẫu nhà lắp ghép thông minh, hiện đại nhất hiện nay

Bên cạnh giá bán thì nhà lắp ghép hiện nay còn được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tham khảo qua một số mẫu nhà lắp ghép đang được săn đón hiện nay ngay bên dưới đây.

1. Mẫu nhà lắp ghép 2 phòng ngủ

Mẫu nhà này hoàn hảo cho các gia đình nhỏ với ít thành viên. Thiết kế hai phòng ngủ độc lập tạo không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Để giúp ngôi nhà trông thêm rộng rãi, mẫu nhà 2 phòng ngủ thường ưu tiện sử dụng kính cường lực trong suốt, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Thiết kế mẫu nhà module 2 phòng ngủ - Nguồn: Internet
Thiết kế mẫu nhà module 2 phòng ngủ – Nguồn: Internet

Xem thêm: Xây Kích Thước Cầu Thang Chuẩn Với 7 Yếu Tố Bạn Nên Lưu Ý

2. Mẫu nhà lắp ghép 3 phòng ngủ

Nhà module 3 phòng ngủ vẫn đảm bảo tiện nghi cho gia đình, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt gồm phòng khách, gian bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Dù có đến 3 phòng ngủ nhưng phần lớn khách hàng vẫn chuộng xây dựng trên một mặt bằng và hạn chế xây lầu để đảm bảo sự rộng rãi và tính liên kết không gian cho ngôi nhà.

Tham khảo thiết kế nhà lắp ghép 3 phòng ngủ hiện đại, sang trọng - Nguồn: Internet
Tham khảo thiết kế nhà lắp ghép 3 phòng ngủ hiện đại, sang trọng – Nguồn: Internet

3 Mẫu nhà lắp ghép 4 phòng ngủ

Nếu bạn tìm kiếm một không gian thoải mái hơn thì có thể cân nhắc lựa chọn mẫu nhà 4 phòng ngủ.

4. Mẫu nhà lắp ghép hình bán nguyệt

Đây là một thiết kế nhà vô cùng độc đáo, thường được sử dụng để xây dựng các homestay và khu nghỉ dưỡng. Vẻ ngoài mới lạ hứa hẹn mang lại cho người dùng trải nghiệm thú vị. 

Vẻ ngoài độc đáo của mẫu nhà lắp ghép hình bán nguyệt - Nguồn: Internet
Vẻ ngoài độc đáo của mẫu nhà lắp ghép hình bán nguyệt – Nguồn: Internet

Xem thêm: Kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là tốt trong năm 2023?

5. Mẫu nhà lắp ghép cabin hay hình con nhộng

Thiết kế này nổi bật với khả năng xây dựng trên mọi địa hình, từ thung lũng đến đồi cát. Với quy mô gồm 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 hiên nhỏ riêng tư, mẫu nhà hình con nhộng được sản xuất hoàn toàn tại xưởng và di chuyển đến nơi lắp đặt, đảm bảo thời gian hoàn thành nhanh chóng và tối ưu chi phí.

Thiết kế độc đáo của nhà lắp ghép hình con nhộng - Nguồn: Internet
Thiết kế độc đáo của nhà lắp ghép hình con nhộng – Nguồn: Internet

6. Mẫu nhà lắp ghép Bar Outdoor

Nhà bar outdoor là một mô hình nhà ghép mới nhất hiện nay, được xây dựng trên tầng thượng của các tòa nhà văn phòng hoặc nhà phố với thiết kế độc đáo và ấn tượng. Mẫu nhà này tích hợp không gian nghỉ ngơi cho công ty, bao gồm đầy đủ các tiện ích như khu bếp, khu cà phê, khu BBQ và khu vực nghỉ ngơi, ăn uống.

Bar Outdoor là một kiểu nhà lắp ghép mới hiện nay - Nguồn: Internet
Bar Outdoor là một kiểu nhà lắp ghép mới hiện nay – Nguồn: Internet

Xem thêm: Top 25+ mẫu nhà chữ U, 4 phòng ngủ đẹp, xu hướng 2025

7. Mẫu nhà lắp ghép hình chữ L

Mẫu này thường được ưa chuộng xây dựng kết hợp với một khoảng sân vườn rộng, tạo ra không gian mở và thoải mái. Gia chủ có thể sử dụng không gian này dành cho các khu vực như vườn cây, sân chơi cho trẻ em hoặc bàn trà ngoài trời.

Mẫu nhà module hình chữ L đẹp - Nguồn: Internet
Mẫu nhà module hình chữ L đẹp – Nguồn: Internet

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê đất chính xác nhất 2023 theo quy định

8. Mẫu nhà lắp ghép Bungalow

Đây là một kiểu nhà có nguồn gốc từ những túp lều ở Ấn Độ vào thời kỳ thuộc địa của Anh. Chúng thường có diện tích nhỏ, chỉ có duy nhất 1 tầng và đặc biệt là có rất nhiều cửa sổ.

Mẫu nhà Bungalow đẹp mắt  - Nguồn: Internet
Mẫu nhà Bungalow đẹp mắt  – Nguồn: Internet

9. Mẫu nhà lắp ghép có sân vườn

Bạn có thể linh hoạt kết hợp sử dụng nhà lắp ráp hiện đại và tạo dựng không gian xanh xung quanh, tạo ra một môi trường sống kết hợp nghỉ dưỡng tại gia thực sự thư giãn. Nếu bạn yêu thích lối sống gần gũi với thiên nhiên, mong muốn tận hưởng những khoảnh khắc bình yên thì ngôi nhà vườn này chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Thiết kế nhà lắp ghép sân vườn - Nguồn: Internet
Thiết kế nhà lắp ghép sân vườn – Nguồn: Internet

10. Mẫu nhà lắp ghép có bể bơi mini

Không chỉ có sân vườn, bạn có thể thỏa thích xây dựng nhiều yếu tố khác để nâng cao độ tiện nghi cho ngôi nhà của mình. Trong đó, hồ bơi mini được nhiều người lựa chọn. Sự kết hợp này thường được thấy ở các căn homestay, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách khi họ đến nghỉ dưỡng và khám phá du lịch.

Nhà lắp ghép có hồ bơi mini - Nguồn: Internet
Nhà lắp ghép có hồ bơi mini – Nguồn: Internet

Xem thêm: Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ cập nhật mới nhất 2024

11. Mẫu nhà lắp ghép trên mặt nước

Nếu bạn đã nhàm chán với những mẫu nhà trên đất liền thì có thể thử cảm giác mới lạ khi xây nhà trên mặt nước. Lối thiết kế này vừa mang lại hình ảnh độc đáo cho ngôi nhà vừa tạo cho gia chủ sự gần gũi với thiên nhiên mát mẻ.

Nhà module xây dựng trên mặt nước - Nguồn: Internet
Nhà module xây dựng trên mặt nước – Nguồn: Internet

12. Mẫu nhà lắp ghép nhiều tầng

Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho gia đình từ 3 đến 5 người.Nhà có nhiều tầng sẽ tạo được không gian riêng tư cho các thành viên nhưng vẫn đảm bảo các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng bếp,… Đây cũng là một gợi ý hay cho tổ ấm cho gia đình của bạn.

Thiết kế nhà lắp ghép nhiều tầng - Nguồn: Internet
Thiết kế nhà lắp ghép nhiều tầng – Nguồn: Internet

Lời kết

Như vậy là Muaban.net đã tổng hợp đến bạn những thông tin cơ bản về loại hình nhà lắp ghép cũng như gợi ý đến bạn một số mẫu nhà đẹp được yêu thích hiện nay. Hy vọng qua đó bạn sẽ tìm được cho mình mẫu nhà ưng ý, phù hợp với nhu cầu bản thân để xây dựng chốn an cư cho mình. 

Bên cạnh các bài viết về nhà cửa, bạn cũng có thể theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích khác tại Muaban.net như phong thủy, kiến thức xe, tìm việc làm, mua bán nhà đất,… Thế nên đừng quên truy cập vào Muaban.net thường xuyên nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyễn Ngọc Anh Thy
Xin chào, mình là Thy Nguyễn - một Freelance Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm. Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc nhiều bài viết hữu ích và thú vị thông qua các chuyên mục tại Muaban.net.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ