Tuesday, July 23, 2024
spot_img
HomeViệc làmNghiệp vụ kế toán là gì? 7 nghiệp vụ kế toán cơ...

Nghiệp vụ kế toán là gì? 7 nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp

spot_imgspot_img

Kế toán là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh. Mỗi ngày, bộ phận kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác nhau. Vậy nghiệp vụ kế toán là gì? Những nghiệp vụ kế toán nào là cơ bản và quan trọng nhất với kế toán viên? Hãy theo dõi bài viết của Mua Bán để biết thêm chi tiết.

I. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là hoạt động xử lý dữ liệu tài chính của một cá nhân hay tổ chức. Quá trình này bao gồm việc thu nhận, lưu trữ, sắp xếp và đánh giá các thông tin về các hoạt động tài chính, lập báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy tắc kế toán hiện hành.

Nghiệp vụ kế toán là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp thế nên những người làm kế toán phải có kiến thức, bằng cấp và kinh nghiệm về ngành kế toán.

Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Với những kỹ năng và kiến thức của mình, bạn hoàn toàn có thể kiếm được công việc phù hợp với bản thân và nhanh chóng tại Muaban.net:
Công ty Anh Tuấn Hiệp tuyển 2 tài xế xe cẩu 15 tấn, có chỗ ở lại
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Cửa hàng mới mở cần tuyển gấp NV kho
1
Cửa hàng mới mở cần tuyển gấp NV kho 8,7 triệu - 11 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Hệ Thống Co.opFood Tuyển Nhân viên bán hàng Part-time/Full time
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Quận 12 Tuyển Nhân Viên Part-time Full-time
3
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
BÁCH HÓA TỔNG HỌP BỔ SUNG NHÂN SỰ LÀM VIỆC ỔN ĐỊNH
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Bách hóa phụ kiện giày dép cần tìm vài bạn xếp hàng để khách đưa về
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART TUYỂN NHÂN VIÊN ĐỒNG HÀNH LÀM VIỆC LÂU DÀI
3
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Việc làm có ca 4.6.8 tiếng giờ hành chính đi làm ngay
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
TUYỂN LĐPT cho sinh viên,Nội trợ & nghười lớn tuổi không cần kinh nghệ
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
TUYỂN NHÂN SỰ MỚI KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
2
TUYỂN NHÂN SỰ MỚI KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM 4,5 triệu - 8,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Quận Tân Phú ( có CCC nhận ngay .Ưu tiên trung niên hoặc lớn tuổi ).
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng chị cần người phụ dọn dẹp tạp vụ
0
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
✅ Chính Chủ - Cần người làm: đóng gói và dọn dẹp ( Lương 8 triệu )
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CHI NHÁNH MỚI TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KHO
1
CHI NHÁNH MỚI TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KHO 8 triệu - 9,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Bên em đang thiếu người làm gói hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Mở rộng kinh doanh Vũ Hoàng cần tuyển
0
Mở rộng kinh doanh Vũ Hoàng cần tuyển 5 triệu - 17 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
Tuyển thợ lắp đặt bếp từ, được đào tạo, 20-45 tuổi, 8-15 triệu + ăn ở
1
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Nhân viên bán hàng, nhân viên nhân sự
1
Nhân viên bán hàng, nhân viên nhân sự 6,5 triệu - 7,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM

II. Thời gian thực hiện nghiệp vụ kế toán

Thời gian thực hiện nghiệp vụ kế toán
Thời gian thực hiện nghiệp vụ kế toán

Nghiệp vụ kế toán là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất của bộ phận kế toán, vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tổ chức. Do đó, các kế toán viên cần phải hoàn thành công việc này đúng thời hạn và theo định kỳ như sau:

Nghiệp vụ kế toán mỗi ngày
  • Thu thập và xử lý các hóa đơn, chứng từ liên quan đến các giao dịch trong ngày.
  • Kiểm tra xem các hóa đơn, chứng từ đã lấy có đúng quy định pháp luật hay không.
  • Lưu trữ các hóa đơn, chứng từ ở nơi an toàn, đúng quy định. Tránh để bị mất, hỏng hay rách.
Nghiệp vụ kế toán hàng tháng
  • Nộp tờ khai thuế về giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân mỗi tháng.
  • Lập báo cáo chi tiết về việc sử dụng hóa đơn mỗi tháng.
Nghiệp vụ kế toán thuế hàng quý
  • Lập tờ khai thuế tạm tính cho thu nhập kinh doanh hàng quý.
  • Báo cáo về việc sử dụng hóa đơn hàng quý.
  • Lập tờ khai thuế cho thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng hàng quý.
Nghiệp vụ kế toán thuế đầu năm 
  • Kê khai nộp thuế môn bài theo quy định
  • Lập và nộp tờ khai về thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng vào tháng 12.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV
  • Gửi báo cáo về việc sử dụng hóa đơn quý IV
Nghiệp vụ kế toán thuế cuối năm
  • Lập quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
  • Lập báo cáo tài chính năm kế toán.

III. 7 nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp mà bạn cần biết

1. Nghiệp vụ mua hàng

Nghiệp vụ mua hàng là một phần cơ bản của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua sắm các nguồn lực như nguyên vật liệu và hàng hóa để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cụ thể:

  • Mua hàng theo đơn giá.
  • Mua hàng theo lệnh sản xuất.
  • Mua hàng có chiết khấu thương mại.
  • Mua hàng trong nước có phát sinh phí mua hàng.
  • Mua hàng nhập khẩu nhập kho và không qua kho.
  • Nghiệp vụ mua hàng trong nước nhập kho và không qua kho.

Khi mua các sản phẩm, vật tư cần thiết cho việc kinh doanh buôn bán, cung cấp dịch vụ, ta phải áp dụng các hoạch toán thích hợp sau:

  • Ghi nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642: Thuế GTGT không được tính vào giá mua.
  • Ghi nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ đã mua.
  • Ghi có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị phải trả khi thanh toán hóa đơn.

Khi không cần lưu trữ hàng hóa, nhập kho mà dùng ngay sau khi mua, ta phải áp dụng các hoạch toán thích hợp sau:

  • Ghi nợ TK 621, 623, 641, 642: Thuế GTGT không được tính vào giá mua.
  • Ghi nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Ghi có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.

Để giải quyết các khoản nợ với các nhà cung cấp, ta phải áp dụng các hoạch toán:

  • Ghi nợ TK 331: Khoản thanh toán trước cho bên cung cấp.
  • Ghi có TK 111, 112.
Nghiệp vụ mua hàng
Nghiệp vụ mua hàng

2. Nghiệp vụ bán hàng

Nghiệp vụ kế toán bán hàng là nền tảng quan trọng để kiểm soát, tổng hợp, ghi nhận và báo cáo mọi hoạt động liên quan đến việc bán hàng của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm và quy mô của từng doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán bán hàng có thể có những yêu cầu khác biệt.

Những công việc chung của nghiệp vụ kế toán bán hàng có thể kể đến như:

  • Đảm bảo giá bán các sản phẩm/dịch vụ được cập nhật đúng trên phần mềm kế toán và gửi thông tin cho các bộ phận có liên quan khi có thay đổi.
  • Theo dõi hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc bán hàng và kiểm soát doanh thu, mức chiết khấu…
  • Hợp tác kiểm tra và cập nhật dữ liệu về hàng hóa xuất nhập kho.
  • Lập báo cáo về danh sách hàng hóa đã bán và tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Khi xác định giá vốn hàng bán, ta phải áp dụng các phương pháp hạch toán thích hợp như:

  • Ghi nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
  • Ghi có TK 156.

Để xác định doanh thu bán hàng, ta phải dùng các phương pháp hạch toán thích hợp như:

  • Ghi nợ TK 111, 112, 131: Tổng chi phí mua hàng hóa theo hóa đơn.
  • Ghi có TK 511: Doanh thu không bao gồm thuế GTGT.
  • Ghi có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa bán ra.

Khi khách hàng thanh toán công nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng, ta phải dùng các phương pháp hạch toán thích hợp:

  • Ghi nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng trả trước cho hàng hóa.
  • Ghi có TK 131.
Nghiệp vụ bán hàng
Nghiệp vụ bán hàng

Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và phân loại hạch toán

3. Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm

Để thực hiện các hoạt động kế toán cơ bản liên quan đến công cụ dụng cụ (CCDC), kế toán viên cần nắm vững các nội dung sau:

  • Nghiệp vụ công cụ dụng cụ mua nhập kho
  • Nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ.

Khi mua CCDC cần áp dụng các bút toán sau để nhập kho:

  • Ghi nợ TK 153: với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT
  • Ghi nợ TK 1331: với số tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Ghi có TK 111, 112, 331: với tổng số tiền thanh toán cho nhà cung cấp

Khi doanh nghiệp xuất kho công cụ dụng cụ (CCDC) ra cho thuê, sử dụng, cần phải hạch toán như sau:

Trường hợp 1: Phân bổ một lần toàn bộ giá trị CCDC:

  • Ghi nợ TK 154: Phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Ghi nợ TK 641: Phục vụ cho quá trình bán hàng.
  • Ghi nợ TK 642: Phục vụ cho bộ phận điều hành doanh nghiệp.
  • Ghi có TK 153

Trường hợp 2: Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC:

  • Khi xuất: Ghi nợ TK 242 và Ghi có TK 153.
  • Khi phân bổ từ 2 lần trở lên: Ghi nợ TK 154: Dùng cho bộ phận sản xuất. Ghi nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng. Ghi nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Ghi có TK 242.
Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm
Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm

4. Nghiệp vụ tài sản cố định

Để thực hiện nghiệp vụ kế toán cơ bản cho tài sản cố định, bạn cần nắm rõ những nội dung sau đây:

  • Tiến hành nghiệp vụ giao dịch, mua sắm tài sản cố định
  • Xác định giá trị khấu hao của tài sản cố định
  • Thanh lý những tài sản cố định.

Khi mua TSCĐ, bạn cần sử dụng những hạch toán sau đây:

  • Ghi nợ TK 211.
  • Ghi nợ TK 133.
  • Ghi có TK 111, 112, 331.

Để tính khấu hao định kỳ, bạn cần thực hiện những hạch toán sau đây:

  • Ghi nợ TK 154, 641, 642.
  • Ghi có TK 214.

Khi thanh lý, nhượng bán, bạn cần áp dụng những hạch toán nào sau đây:

Trường hợp xóa sổ:

  • Ghi nợ TK 214: Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán.
  • Ghi nợ TK 811: Giá trị còn lại.
  • Ghi có TK 211: Nguyên giá tài sản.

Trường hợp doanh thu bán:

  • Ghi nợ TK 111, 112, 131.
  • Ghi có TK 711: Giá bán.
  • Ghi có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng của doanh thu bán tài sản.

Trường hợp tân trang, sửa chữa trước khi thanh lý:

  • Ghi nợ TK 811: Chi phí thanh lý tài sản .
  • Ghi nợ TK 1331: Thuế GTGT.
  • Ghi có TK 111, 112, 331.
Nghiệp vụ tài sản cố định
Nghiệp vụ tài sản cố định

Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán

5. Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương

Khi thực hiện nghiệp vụ kế toán cơ bản về tiền lương, bạn cần tiến hành những nội dung sau đây:

  • Tiền lương phải trả cho các bộ phận nhân viên
  • Chi phí hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Tiền lương của người lao động
  • Tiền lương cho công nhân viên
  • Các khoản đóng bảo hiểm

Hạch toán chi phí lương:

  • Ghi nợ TK 154, 641, 642.
  • Ghi có TK 334.

Doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho nhân viên:

  • Ghi nợ TK 154, 641, 642.
  • Ghi có TK 3383.
  • Ghi có TK 3384.
  • Ghi có TK 3386.
  • Ghi có TK 3382.

Trích các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương của người lao động:

  • Ghi nợ TK 334.
  • Ghi có TK 3383.
  • Ghi có TK 3384.
  • Ghi có TK 3386.

Trả tiền lương cho công nhân viên:

  • Ghi nợ TK 334: Lương thực lĩnh = Tổng tiền lương (Tổng bên Ghi có TK 334) – Những khoản giảm trừ vào lương (Tổng bên Ghi nợ TK 334).
  • Ghi có TK 111, 112.

Thanh toán các khoản phí bảo hiểm:

  • Ghi nợ TK 3383.
  • Ghi nợ TK 3384.
  • Ghi nợ TK 3386.
  • Ghi có TK 111, 112.
Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương
Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương

6. Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…

Bên mua khi chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:

Khi mua hàng, cách ghi sổ như sau:

  • Ghi nợ TK 152, 153, 156.
  • Ghi nợ TK 133.
  • Ghi có TK 111, 112, 331.

Cách hạch toán chiết khấu nhận được hưởng như sau:

  • Ghi nợ TK 111, 112, 331, 1388.
  • Ghi có TK 152, 153, 156.
  • Ghi có TK 133.

Bên bán khi chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:

Khi bán hàng, giá vốn được hạch toán như sau:

  • Ghi nợ TK 632.
  • Ghi có TK 152, 153, 154, 155, 156.

Cách hạch toán doanh thu như sau:

  • Ghi nợ TK 111, 112, 131.
  • Ghi có TK 511.
  • Ghi có TK 3331.

Cách hạch toán chiết khấu mà khách hàng được hưởng:

  • Ghi nợ TK 5211, 5213.
  • Ghi nợ TK 3331.
  • Ghi có TK 111, 112, 131, 3388.
Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

7. Các nghiệp vụ cuối kỳ như: khấu trừ thuế GTGT, ghi nhận giá vốn, giảm trừ doanh thu, bút toán kết chuyển

Các nội dung cần được thực hiện khi làm nghiệp vụ kế toán cơ bản vào cuối kỳ:

  • Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
  • Giảm trừ doanh thu
  • Bút toán kết chuyển cuối kỳ

Hạch toán số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ như sau:

Để tính được số thuế GTGT khấu trừ, kế toán viên phải làm 3 việc sau đây:

  • Bước 1: Tổng cộng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1331).
  • Bước 2: Tổng cộng số tiền thuế GTGT cần phải trả (3331).
  • Bước 3: Kiểm tra số tiền thuế GTGT được khấu trừ kỳ trước chuyển sang kỳ này (nếu có) (số dư TK 133 của tháng trước). Rồi cộng số dư đầu kỳ của TK 133 với số phát sinh của TK 133 rồi so sánh với TK 3331=> Lấy số nhỏ hơn.

Bút toán khấu trừ thuế GTGT được thực hiện như sau:

  • Ghi nợ TK 3331.
  • Ghi có TK 1331.

Hạch toán giá vốn hàng bán được:

  • Ghi nợ TK 632.
  • Ghi có TK 154.

Các khoản trừ đi từ doanh thu được hạch toán như sau:

  • Ghi nợ TK 511.
  • Ghi có TK 521, 531, 532.

Những bút toán kết chuyển được hạch toán như sau:

Doanh thu ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

  • Ghi nợ TK 511.
  • Ghi có TK 911.

Doanh thu thuần từ các hoạt động đầu tư tài chính:

  • Ghi nợ TK 515.
  • Ghi có TK 911.

Doanh thu thuần từ các nguồn khác:

  • Ghi nợ TK 711.
  • Ghi có TK 911.

Giá vốn hàng bán:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 632.

Chi phí bán hàng:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 641.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 642.

Những chi phí khác:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 811.

Nếu doanh nghiệp sinh lời, thuế tạm tính quý:

  • Ghi nợ TK 821.
  • Ghi có TK 3334.

Khoản thuế được tính trên thu nhập của doanh nghiệp:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 821.

Tính toán lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi thuế:

Trong trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận:

  • Ghi nợ TK 911.
  • Ghi có TK 421.

Trong trường hợp doanh nghiệp lỗ:

  • Ghi nợ TK 421.
  • Ghi có TK 911.

Quy trình tính lợi nhuận chi tiết

Tổng hợp các khoản chi phí:

  • Ghi nợ TK 154.
  • Ghi có TK 621, 622, 627 và 155

Tính toán giá vốn hàng bán:

  • Ghi nợ TK 632, 635, 641, 642.
  • Ghi có TK 911.
Các nghiệp vụ cuối kỳ như: khấu trừ thuế GTGT, ghi nhận giá vốn, giảm trừ doanh thu, bút toán kết chuyển
Các nghiệp vụ cuối kỳ như: khấu trừ thuế GTGT, ghi nhận giá vốn, giảm trừ doanh thu, bút toán kết chuyển

Xem thêm: Kế toán bán hàng là gì? Chi tiết công việc của kế toán bán hàng

IV. Những kỹ năng cần có của một kế toán giỏi

Để thực hiện hiệu quả những công việc kế toán, các kế toán viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sau:

1. Kỹ năng tin học văn phòng

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và máy tính trở thành công cụ không thể thiếu, kỹ năng tin học văn phòng đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với kế toán viên. Bạn sẽ có nhiều lợi thế trong công việc kế toán nếu nắm vững các phần mềm vi tính, như Word, Excel hay Powerpoint, để xử lý các tài liệu, bảng tính và thuyết trình chuyên nghiệp.

Kỹ năng tin học văn phòng
Kỹ năng tin học văn phòng

2. Kỹ năng ngoại ngữ

Nếu muốn nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn của mình, bạn cần phải có tiếng Anh chuyên ngành Kế toán. Đây là một kỹ năng giúp bạn giao tiếp hiệu quả với các đối tác nước ngoài, thực hiện báo cáo tài chính 1 cách chính xác và nhanh chóng.

Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng ngoại ngữ

3. Kỹ năng phân tích dữ liệu, quan sát tổng hợp

Phân tích dữ liệu là một xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán, có tiềm năng tạo ra những ảnh hưởng lớn trong tương lai. Các lĩnh vực kế toán đang sử dụng phân tích dữ liệu, bao gồm: thuế suất, kiểm toán dữ liệu cho các cam kết kiểm toán, quy trình thông minh tự động, và mang lại những lợi ích cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô từ nhỏ đến lớn.

Phân tích dữ liệu - Kỹ năng cần có của một nghiệp vụ kế toán giỏi
Phân tích dữ liệu – Kỹ năng cần có của một nghiệp vụ kế toán giỏi

4. Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả

Việc sắp xếp và quản lý thời gian một cách khoa học là kỹ năng cần thiết để kế toán viên làm việc hiệu quả và đúng hạn. Bạn sẽ có thể thực hiện được nhiều công việc hơn, cải thiện năng suất lao động và chất lượng công việc nếu bạn biết phân bổ thời gian cho mỗi công việc một cách hợp lý.

Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả

Qua bài viết trên, Mua Bán đã giải đáp chi tiết về thắc mắc “nghiệp vụ kế toán là gì?” cũng như chia sẻ đến bạn 7 nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu thấy bổ ích và muốn xem thêm những nội dung thú vị khác, bạn hãy truy cập Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ các chủ đề hay ho như mua bán nhà đấtphong thủyviệc làm,…

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lê Phú
Mình là Lê Phú - Một Freelance Content Writer đã dành hơn một năm trong việc tạo ra các bài viết sáng tạo, phong phú về các lĩnh vực từ Bất động sản đến Xe máy, từ Phong thủy đến Nhà ở,.... Mong rằng, những bài viết của mình trên Muaban.net sẽ mang lại cho bạn những thông tin giá trị và áp dụng được vào thực tiễn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ