Trước khi bắt đầu các sự kiện lớn trong đời, bạn cần biết ngày hắc đạo là gì. Bởi vì theo tín ngưỡng người Việt, việc chọn ngày lành tháng tốt sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn, vạn sự khơi thông. Do đó, bài viết sau đây của Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu ngày hoàng đạo, hắc đạo là gì, cách tính ngày giờ tốt và cách hóa giải các vận xấu trong ngày hắc đạo để làm việc thuận lợi hơn.
I. Tìm hiểu về ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo là gì?
Trước khi hiểu sâu hơn ngày hắc đạo là gì, bạn cần biết ngày hoàng đạo để có hình dung tốt hơn về các bài viết mệnh số.
“Hoàng Đạo” theo thiên văn học cổ là chuyển động của mặt trời. Trong quá trình di chuyển, mặt trời sẽ đi qua 12 chòm sao, tượng trưng cho 12 vị thần cai quản. Các vị thần này có người ác, có người xấu từ đó chi phối tính thiện ác trong một ngày dài.
Theo quan niệm dân gian, ông Trời là người chi phối vạn vật. Trong quá trình di chuyển, ông Trời tạo ra ngày, đêm, tháng và năm. Do đó, người xưa tin rằng ông Trời định đoạt vạn vật và mọi thứ diễn ra đều thông qua ông Trời.
>>> Tham khảo thêm: Tuổi Quý Mão Làm Nhà Năm 2023 Liệu Có Hợp Phong Thuỷ?
1. Ngày hoàng đạo là gì?
Ngày và giờ do vị thần tốt cai quản là ngày hoàng đạo. Người ta quan niệm vào ngày giờ này, công việc sẽ thuận lợi hơn, gặp nhiều may mắn và giảm được các rủi ro và xui xẻo.
Do đó, ông cha ta thường khuyên chúng ta nên tổ chức, bắt đầu những hoạt động lớn trong cuộc đời vào ngày hoàng đạo. Những công việc đại sự như: kết hôn, khai trương, mua nhà, mua xe, động thổ,… thường được xem ngày lành tháng tốt để tổ chức.
>>> Tham khảo thêm: Khám phá những con số may mắn của 12 cung hoàng đạo giúp thu hút tài vận
2. Ngày hắc đạo là gì?
Trái ngược với ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là ngày do vị thần xấu kiểm soát. Các vị thần sẽ tìm cách quấy nhiễu cuộc sống của mọi người nên trong những ngày hắc đạo sẽ dễ gặp tai ương và xui xẻo. Vì vậy, người ta thường tránh tổ chức lễ cưới, đi xa, mở cửa hàng, đào mồ mả,… vào các ngày này.
Tương tự với ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo, chúng ta có giờ hoàng đạo và hắc đạo. Đây là các khung giờ trong một ngày. Theo quan niệm phương Đông, một ngày có 12 giờ tương ứng với 12 con giáp. 12 giờ này được chia thành 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.
II. Ngày hắc đạo tốt hay xấu?
Trong ngày và giờ hắc đạo, các vị thần xấu sẽ trực tiếp giáng những điều xui xẻo và bất hạnh xuống trần gian. Mặc dù những điều này là xấu nhưng các vị thần khác không thể can thiệp vì sẽ làm trái luật trời. Vì vậy ngày hắc đạo là ngày xấu, không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu một sự kiện trọng đại.
>>> Tham khảo thêm: Tử Vi Tuổi Mão 1987 Năm 2023 Nam Mạng Luận Giải Chi Tiết Nhiều Phương Diện
III. Cách tính ngày và giờ hắc đạo, hoàng đạo
Ngày và giờ hoàng đạo, hắc đạo có cách tính riêng. Sau đây, Mua Bán sẽ giới thiệu với bạn cách tính ngày và giờ hoàng đạo chính xác và nhận biết ngày hắc đạo là gì, diễn ra vào thời điểm nào để tránh nhé!
1. Cách tính ngày hắc đạo, hoàng đạo trong tháng
Để xác định ngày hắc đạo là gì, ngày hắc đạo năm 2023 là thời điểm nào trong tháng, bạn cần đối chiếu với bảng dưới đây:
2. Giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo là gì và cách tính
Ngoài ngày hoàng đạo, cách tính giờ hoàng đạo cũng giúp bạn làm việc suôn sẻ và gặp nhiều may mắn hơn. Sau đây là các khung giờ ứng với ngày âm lịch để tra ngày hắc đạo là gì, giờ hoàng đạo, hắc đạo:
Tham khảo ngay những tin đăng bán đất uy tín, giá tốt nhất:
IV. Vào ngày Hắc Đạo không nên làm gì?
Sau khi xác định được ngày hắc đạo là gì, bạn cần biết không nên làm gì để tránh gặp nhiều xui xẻo. Do đó, những sự kiện lớn trong đời không nên tổ chức vào ngày hắc đạo như: đám cưới, xây nhà, khai trương, mua xe,…
Thay vào đó, bạn nên làm chúng vào ngày giờ hoàng đạo, là thời điểm mà bạn sẽ được các vị thần tốt phù hộ, giúp gặp nhiều may mắn và hanh thông công việc.
V. Sinh vào ngày hắc đạo có sao không?
Việc sinh nở có thể diễn ra không theo kế hoạch, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như duyên số của từng người. Theo quan niệm dân gian, người sinh vào ngày hắc đạo sẽ không tốt. Những người này làm việc dễ gặp thất bại và hay vướng phải nhiều điều xui xẻo, đặc biệt là trong tình duyên.
VI. Ngày hắc đạo có nên tổ chức đám cưới không?
Khi có ý định tổ chức đám cưới, ông bà ta thường kiểm tra xem ngày hắc đạo là gì để tránh và ưu tiên tổ chức hôn lễ vào các ngày giờ hoàng đạo. Bởi vì theo quan niệm phong thủy, những ngày hắc đạo sẽ đem đến nhiều điều không may mắn.
VII. Ngày hắc đạo có nên động thổ xây nhà không?
Tương tự với đám cưới, lễ động thổ cũng không nên diễn ra vào ngày giờ hắc đạo. Bởi vì lễ động thổ có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến cuộc sống bình yên của gia đình gia chủ. Vì vậy, ông cha ta hay nhắc nhở con cháu nên biết ngày hắc đạo là gì để tránh làm lễ động thổ trùng ngày xấu.
VIII. Ngày hắc đạo có nên mua xe không?
Ngày hắc đạo không nên mua xe. Bởi vì xe cộ thường liên quan đến công việc và là tài sản quan trọng của gia chủ. Do đó, bạn nên chọn ngày tốt, tránh ngày hắc đạo là gì khi chọn mua xe.
IX. Ngày hắc đạo có nên mở khai trương không?
Ngày hắc đạo không nên mở hàng, khai trương và bắt đầu kinh doanh. Khai trương là một đại sự trong đời, là một trong các sự kiện bạn cần tránh tổ chức vào ngày hắc đạo. Vì vậy, việc tìm hiểu ngày hắc đạo là gì rất quan trọng cho bất cứ sự kiện lớn của gia chủ.
X. Hướng dẫn cách hóa giải ngày hắc đạo giúp mang lại may mắn
Tuy nhiên, không phải việc nào cũng có thể trì hoãn đợi ngày hoàng đạo để tổ chức. Lúc này, việc biết ngày hắc đạo là gì sẽ giúp bạn lường trước các nguy cơ có thể xảy ra. Tùy vào tình hình, bạn sẽ có thể áp chế các điều xui xẻo trong ngày hắc đạo qua các cách sau đây:
1. Sử dụng “Chế sát”
Áp dụng quy luật Ngũ hành, chúng ta có cách thức áp chế ngày hắc đạo bằng “chế sát”. Quy tắc của “chế sát” là dùng các thuộc tính có trong ngũ hành để xoay chuyển ngày hắc đạo.
Sau khi xác định được ngày hắc đạo là gì, bạn cần biết thêm về ngũ hành của ngày đó. Ví dụ ngày hắc đạo thuộc hành Thủy, chiếu theo Ngũ hành thì Thổ khắc Thủy, bạn nên dùng giờ hành Thổ để hóa giải vận xui.
Trường hợp khác, bạn có thể áp dụng Ngũ hành nạp âm để khắc chế ngày hắc đạo. Ví dụ ngày hắc đạo là Sơn Đầu Thủy – Ất Hợi thì nên chọn giờ Thiên Hà Thủy – Bính Ngọ để áp chế.
2. Sử dụng “Hóa sinh”
Sử dụng “hóa sinh” là cách áp dụng quy luật tương sinh trong Ngũ hành để giảm bớt tai ương và xui xẻo trong ngày hắc đạo.
Tương tự với cách trên, trước hết bạn cần biết Ngũ hành ngày hắc đạo là gì. Sau đó, áp dụng quy luật tương sinh như sau:
- Kim – Thủy;
- Thủy – Mộc;
- Mộc – Hỏa;
- Hỏa – Thổ;
- Thổ – Kim.
Ví dụ, ngày hắc đạo thuộc hành Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải, ngày hắc đạo thuộc hành Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải.
3. Sử dụng “Tị Hỏa”
Phương pháp “tị hỏa” áp dụng quy tắc âm dương tương hòa trong phong thủy để áp chế ngày hắc đạo. Đối với các yếu tố cùng Ngũ hành, bạn cần quan tâm thêm về cân bằng âm dương.
Ví dụ: Dương Thổ + Âm Thổ, Dương Kim + Âm Kim, Dương Mộc + Âm Mộc, Dương Thủy + Âm Thủy, Dương Hỏa + Âm Hỏa.
4. Mượn hoặc thay đổi người chủ trì
Người chủ trì là người đứng ra tổ chức các sự kiện trọng đại thay cho gia chủ. Để chọn được người thay thế, ngoài biết về ngày hắc đạo là gì, bạn còn cần biết họ thuộc tuổi gì. Căn cứ vào tam hợp tuổi, bạn sẽ chọn được người thích hợp để hóa giải các vận xui trong ngày hắc đạo.
Lưu ý: bạn nên ưu tiên chọn người thân và bạn bè thân thiết để thay thế. Nếu không thể chọn người hợp tuổi thì nên chọn người gần gũi nhất với mình để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu người thân cận hợp tuổi với bạn thì lại càng giúp ích hơn cho bạn.
Các tuổi trong tam hợp bao gồm:
- Hợi + Mùi + Mão;
- Tuất + Ngọ + Dần;
- Sửu + Dậu + Tỵ;
- Tý + Thân +Thìn.
Các tuổi tứ hành xung mà bạn nên tránh bao gồm:
- Tý – Dậu – Mão – Ngọ;
- Sửu – Mùi – Tuất – Thìn;
- Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
Lời kết
Bài viết về ngày hắc đạo là gì, cần tránh làm gì trong ngày hắc đạo đã giúp bạn hình dung rõ nét hơn về việc chọn ngày lành tháng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể hóa giải các vận xui thông qua ba cách gồm: “chế sát”, “hóa sinh” và “tị hỏa” mà Muaban.net đã đề cập ở bên trên.
>>> Xem thêm:
- Ngày tốt mua xe năm 2023: Xem ngày hợp mệnh, tuổi để mua xe
- Tam hợp tuổi Dậu là gì? Tất tần tật về bộ 3 nhóm Trí Thức
- Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn Khấn và Bài cúng