Ngành Y học cổ truyền thuộc vào ngành Đông Y – Việt Nam. Y học cổ truyền được xem là một ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn với mong muốn trở thành bác sĩ y học cổ truyền.
Ngành này đang có vị thế phát triển ngày càng lớn trong xã hội hiện nay, không nơi đâu có thể thiếu được sự tồn tại của Y học cổ truyền. Với hiệu quả mang lại rất lớn, nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Vậy thì ngành Y học cổ truyền là gì? Tại sao lại phổ biến đến thế? Hãy cùng Mua Bán giải đáp mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé!!
Đôi nét về ngành y học cổ truyền?
Y học cổ truyền là ngành dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng, từ đó giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền Việt Nam còn gọi là thuốc đông y hay thảo dược học của Việt Nam, thuốc Nam,… Ngành y học cổ truyền Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng bởi nền y học cổ truyền Trung Quốc hay còn được gọi là thảo dược phương Bắc.
Y học cổ truyền Việt Nam khác với Y học cổ truyền Trung Quốc nhưng nó chung lý thuyết Đông Y. Được dựa trên những hiệu ứng quan sát từ đặc điểm thể trạng của con người là tiêu hóa, miễn dịch và trạng thái tinh thần.
Ngoài ra, ngành Y học cổ truyền Việt Nam còn có đặc điểm chung với ngành Y học cổ truyền Trung Quốc là phụ thuộc hoàn toàn vào các thành phần thảo mộc bản địa được sử dụng dưới trạng thái tươi hoặc đã được sấy khô. Nền Y học Việt Nam thường không yêu cầu thuốc sắc phức tạp như là nền đông y Trung Quốc.
Nhắc đến ngành Y học cổ truyền Việt Nam, nhất định phải nhắc tại các vị thuốc đông y cơ bản, những loại thảo mộc này được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống, đặc biệt là trong nấu ăn thường ngày.
Đó chính là rau răm, rau muống, kinh giới,… và các sản phẩm đến từ động vật như tằm, nhung hươu,… Những loại thuốc trên ngoài được chế biến thành thức ăn thì nó còn được sử dụng làm thuốc mỡ, thuốc đắp, ngâm rượu,… Đôi khi còn được sử dụng làm nguyên liệu chính cho phương pháp xông hơi dùng để chữa bệnh.
Hội đông y Việt Nam chính là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những ngành y học cổ truyền tại Việt Nam. Đây được xem là tổ chức cao nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của những bác sĩ đông y hay những nhân viên làm việc trong ngành y học cổ truyền.
Muốn trở thành một phần của hội thì bạn cần phải học đông y, trở thành bác sĩ y học cổ truyền hay làm việc trong ngành Y học cổ truyền tại Việt Nam.
Nhắc đến ngành Y học cổ truyền, bạn không thể nào không biết đến Hải Thượng Lãn Ông, nhà y học Tuệ Tĩnh,… họ chính là những người thầy thuốc đông y giỏi nhất Việt Nam thuở bấy giờ.
>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp việc làm y dược cho những y dược sĩ tương lai
Ngành y học cổ truyền được hình thành như thế nào?
Ngành Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu đời. Y học cổ truyền Việt Nam phát triển dưới bóng tối cai trị của nền phong kiến phương Bắc, đó là thời kỳ 1000 năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ. Tại thời điểm này gần như không thể tách và phân biệt đâu là Y học cổ truyền Việt Nam và đâu là Đông y Trung Quốc.
Thuốc nam (Y học cổ truyền Việt Nam) và thuốc Bắc (Y học cổ truyền Trung Quốc) phát triển đan xen với nhau, đây là lý do tại sao nền Y học cổ truyền Việt Nam chịu nhiều đặc điểm tác động giống với nền Y học cổ truyền Trung Quốc.
Các văn bản và các dụng cụ y tế được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam đã được chứng minh là có trước cuộc chinh phạt của Trung Quốc, cho thấy rằng trước đây người Việt Nam đã có một hệ thống y học cực kỳ phát triển.
Ngoài ra, trong số các văn bản của y học Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 TCN, những tài liệu tham khảo được đưa ra cho các đơn thuốc đã được khai quật cho thấy rằng thuốc Nam là một môn học đã được thiết lập. Ngành Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển chặt chẽ trong những thiên niên kỷ tiếp theo.
Nền Y học cổ truyền Việt Nam trong suốt thời kỳ chiếm đóng của Trung Quốc đã chịu khá nhiều ảnh hưởng, lý thuyết đông y của Việt Nam đã phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi thuyết đông y của Trung Quốc và ngược lại Y học cổ truyền Việt Nam đã được đưa vào Y học cổ truyền Trung Quốc với những thuyết đông y mới, bổ sung cho nền đông y phương Bắc.
Ngành y học cổ truyền Việt Nam liên tục được mở rộng và phát triển sau thế kỉ thứ 10, đây chính là thời kỳ giành lại được độc lập nước nhà và khẳng định toàn bộ chủ quyền của dân tộc.
Sau khi cuộc chinh chiến bảo vệ độc lập, trọn vẹn lãnh thổ, củng cố dân tộc thì ngành y học cổ truyền đã phát triển vượt bậc khẳng định vị thế cũng như vai trò vô cùng quan trọng của mình.
Mãi cho đến thế kỷ thứ XVII, Y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam đã gọi nền Y học phương Nam và phương Bắc lúc bấy giờ với cái tên là Đông Y, để có thể dễ dàng phân biệt Tây Y ở nửa kia địa cầu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành hoá dược cùng những tiềm năng nghề nghiệp bạn không thể bỏ qua
Tài liệu y học cổ truyền
Trong quá trình hình thành và phát triển, các thầy thuốc Đông Y và các nhà khoa học của ngành Y học cổ truyền Việt Nam đã để lại vô vàn những tài liệu tham khảo với giá trị vô cùng lớn. Đó là những cuốn sách Y học cổ truyền, sách đông y, sách thuốc đông y,…
Nổi bật nhất trong đó ta phải kể đến những tác phẩm y học cổ truyền của những nhà y học nổi tiếng bật nhất Việt Nam đó chính là Nam Dược Thần Hiệu được viết vào thế kỷ 14 của nhà y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết vào thế kỉ 18 bởi bác sĩ nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông.
Hiện nay, những nguồn tài liệu tham khảo cho ngành đông y đã được rộng mở hơn, bên cạnh những tác phẩm y học cổ truyền còn có những báo y học, tạp chí đông y,… Điều này giúp cho người đọc, những người muốn tìm hiểu về Đông Y trở nên rất dễ dàng. Chính hệ thống tài liệu tham khảo này đã giúp cho việc học Đông Y, học Đông Y online hay việc tự học Đông Y cũng trở nên dễ hơn rất nhiều.
Kiến thức về ngành Y học cổ truyền rất bao la, rộng lớn, đây là cả một hệ thống mà người học phải thật kiên nhẫn thì mới có thể chinh phục được nó.
Vậy là Mua Bán đã giải thích được cho bạn ngành Y học cổ truyền là gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu ngành Y học cổ truyền thi khối nào? Ngành y học cổ truyền học ở đâu với những thông tin được nêu dưới đây.
Hiểu rõ hơn về ngành Y học cổ truyền
Y học cổ truyền thi khối gì?
Ở hệ đại học, các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền sẽ tuyển sinh dựa trên tổng kết quả 3 môn thi Toán, Hóa, Sinh ở các kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, điểm chuẩn ở mỗi trường, mỗi ngành là không giống nhau.
Các môn học ngành y học cổ truyền tương đối khó, chính vì vậy bạn phải đặt quyết tâm và thật sự nghiêm túc khi quyết định lựa chọn ngành nghề này.
Tất nhiên, ngoài hình thức tuyển sinh bằng kỳ thi THPT Quốc gia thì các trường Y vẫn áp dụng hình thức tuyển thẳng theo như các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẵn có. Các học sinh nếu có thành thích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế,… các môn Toán, Hóa, Sinh thì sẽ có cơ hội lớn để có thể được xét tuyển thẳng vào các trường Y dược nổi tiếng.
Tham khảo ngay:
- [Mới Nhất] Điểm Chuẩn Đại Học Duy Tân 2023 Chính Thức
- [Mới Nhất] Điểm chuẩn Đại học Y Huế 2023 Chính Thức
Y học cổ truyền sẽ học gì?
Khi học ngành này, bạn sẽ được học các kiến thức về chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp Y học cổ truyền:
Học Y học cổ truyền là các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương chung liên quan đến khối B và các kiến thức cơ sở chung của ngành Y:
- Dược học cổ truyền – Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp,….
- Dưỡng sinh – Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng.
- Châm cứu – Điện châm, Đầu châm, Châm tê,…
- Bệnh học – Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ,…
Các Bác sĩ Y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng các phương pháp chữa bệnh như thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp,…
Ngoài ra, những sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền còn được đào tạo bài bản về vấn đề Y đức thầy thuốc, để sau khi hoàn thành tốt nghiệm thì những sinh viên này xứng đáng với danh hiệu Lương y mà mình nhận được.
Ngành y học cổ truyền học bao lâu?
Cũng như việc đào tạo Bác sĩ các ngành khác, thời gian học của ngành này tại Việt Nam chính thức là 6 năm. Nếu như đã xác định theo ngành này thì buộc học viên phải có lòng yêu nghề, vị tha và ham học hỏi phát triển bản thân.
Muốn trải qua 6 năm trọn vẹn thì bên cạnh sự siêng năng, chăm chỉ, ngành y học cổ truyền còn đòi hỏi học viên phải dũng cảm, tự động tìm tòi nghiên cứu các vị thuốc Đông Y. Bởi vì đây là ngành phải tiếp tục thực hiện nghiên cứu, chứng minh được các kinh nghiệm từ xưa, không hề có sẵn như phương tiện trị liệu dễ dàng như thuốc Tây Y.
Thời gian học Bác sĩ y học cổ truyền và Bác sĩ Tây y khá tương đương với nhau nhưng chương trình học của ngành Y học cổ truyền sẽ nhiều môn hơn với tổng 350 đơn vị học trình so với lại Bác sĩ đa khoa là 320 đơn vị học trình.
Học viên sẽ phải tiến hành học gần như là 2 lần so với mỗi môn học như giải phẫu sinh lý học y hiện đại, giải mẫu sinh lý y học cổ truyền, bệnh học y học hiện đại,… Bác sĩ Y học cổ truyền cần có những kiến thức căn bản của Bác sĩ đa khoa và các kiến thức cơ bản của chuyên ngành Y học cổ truyền.
Chính vì vậy, chương trình học của Bác sĩ y học cổ truyền trong 4 năm đầu khá giống với lại chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, mãi đến 2 năm cuối khóa sinh viên mới được học chuyên sâu về ngành Y học cổ truyền.
Một số trường đào tạo ngành y học cổ truyền
Để giải đáp thắc mắc về Ngành y học cổ truyền học ở đâu? Các trường nào dạy tốt ngành này thì chúng ta có thể kể đến một số trường đào tạo ngành Y học cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam gồm:
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
- Tọa lạc tại số 2, đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
- Học viện Y dược là một trong những đại học top đầu Việt Nam đào tạo chuyên sâu bác sĩ Đông Y.
- Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam là trường y khoa đầu ngành, hằng năm tại nơi đây đã cho ra đời hàng trăm bác sĩ, y tá có năng lực, trình độ cao. Học viện Y dược đã góp phần không nhỏ vào con đường phát triển của ngành Y học cổ truyền Việt Nam.
Đại học Y Hà Nội
- Nằm trên đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đứng đầu về đào tạo nhân lực cho ngành Y – Dược Việt Nam. Đây cũng là trường có điểm đầu vào gần như cao nhất cả nước trong mỗi kỳ thi THPT Quốc gia.
- Trường Đại học Y Hà Nội chủ yếu đào tạo các bác sĩ Tây Y, điều dưỡng, khoa Đông Y đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền. Cùng với học viện Y dược học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội sẽ góp phần lớn cho sự phát triển cho nền y học nước nhà.
Đại học Y dược TPHCM
- Vị trí nằm tại Phường Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM.
- Với ngành Y khoa cổ truyền, Trường Đại học Y dược của Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trường thuộc top đầu cả nước, giữ vị trí top 1 khu vực miền Nam về đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền.
- Ngoài ra còn rất nhiều trường cao đẳng chuyên đào tạo bác sĩ y học cổ truyền như đại học Y học cổ truyền TP HCM, trường Y học cổ truyền TPHCM,…
Vị trí việc làm ngành Y học cổ truyền?
Ngành Đông Y Việt Nam đang rất phát triển, nên việc học y học cổ truyền sẽ giúp bạn có thể làm rất nhiều việc, có thể trở thành bác sĩ y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền,… Hãy để Mua Bán giới thiệu cho bạn một số việc làm tiêu biểu sau đây:
Bác sĩ Y học cổ truyền
Nếu bạn đã được đào tạo kỹ càng hệ đại học của những trường đại học Y dược thì sau khi ra trường cơ hội lớn bạn sẽ trở thành bác sĩ Y học cổ truyền. Bạn có thể làm việc tại các bệnh viện hoặc mở phòng khám riêng cho bản thân mình.
Lương của bác sĩ Y học cổ truyền khá cao, nằm trong khoảng 10 triệu đồng/ tháng, đây thật sự là số tiền đáng mơ ước đối với mỗi người. Đây cũng là công việc chính mà những người Y học cổ truyền làm.
Đối với lại cấp đào tạo trung cấp, cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp bạn có thể trở thành những y sĩ học cổ truyền.
Nhân viên trồng thuốc nam
Nghề Y học cổ truyền muốn ngày càng phát triển thì phải có những nguồn nguyên liệu, đó chính là thuốc nam. Công việc này không hoàn toàn được đào tạo kỹ lưỡng tại các trường đại học nhưng nó cũng thuộc ngành nghề cao cả này.
Ở nước ta sẽ xuất hiện những làng nghề chuyên trồng thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành Y học cổ truyền.
Tham khảo thêm một số việc làm khác ngay tại website Muaban.net |
Ngành Y học cổ truyền có cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Nhu cầu tuyển dụng
Sau khi hoàn thành tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi và tại nhiều vị trí khác nhau như:
- Làm việc tại các bệnh viện trung ương có chuyên khoa Y học cổ truyền.
- Làm việc tại các bệnh viện tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa Y học cổ truyền.
- Làm việc tại các phòng khám tư nhân liên quan về Y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc.
- Mở phòng khám riêng tại nhà để khám chữa bệnh.
- Mở nhà thuốc Đông Y để buôn bán.
- Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu như bạn có chuyên môn tốt.
>>> Xem thêm: Thông tin những bệnh viện đang tuyển dụng bác sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
Mức lương
Tùy vào năng lực và kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ trường mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân sẽ có mức lương từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng.
Nếu như bạn đã đầy đủ kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được mức lương 6 – 10 triệu/ tháng. Thực tế rằng, mức lương của các bác sĩ Y học cổ truyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực, địa điểm làm việc, kinh nghiệm.
Chính vì vậy, lương của bác sĩ trong ngành này không thể giống nhau. Bên cạnh lương cơ bản thì họ còn có thể nhận được thêm một số khoản trợ cấp, tăng ca,…
Ngoài ra, không chỉ có tiền lương nhận được từ phòng khám mà nhiều người còn được khách hàng tin tưởng, yêu mến. Cho nên, đối với ngành Y học cổ truyền ngoài mức lương chính thì còn có thêm nhiều khoản thu nhập đến từ bên ngoài.
Hy vọng các thông tin của Mua Bán cung cấp đầy đủ ở trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc về ngành Y học cổ truyền Việt Nam. Lựa chọn cho mình được một ngôi trường đào tạo ngành học này sao cho phù hợp với bản thân cũng là điều vô cùng quan trọng.
Xin chúc bạn có thể tìm được ngành nghề yêu thích và sớm tìm được con đường đi đúng đắn mà bản thân mơ ước, thành công sẽ sớm tìm đến với những người có quyết tâm!!
>>> Có thể bạn chưa biết:
- Bác sĩ ngoại khoa là gì? Không dễ dàng để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi
- Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa giỏi
Content Writer – Thu Nhung