Nhắc đến ngành kinh doanh chắc hẳn nhiều người nghĩ đến Quản trị kinh doanh. Nhưng không phải như vậy, Quản trị kinh doanh chỉ là một phần trong kinh doanh. Vậy ngành kinh doanh là gì? Yêu thích ngành kinh doanh nên học gì? Cùng nhau tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành kinh doanh là gì?
Các hoạt động kinh doanh chính là động lực hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Chính vì vậy ngành kinh doanh ra đời. Vậy ngành nghề kinh doanh là gì? Đây chính ngành có những hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan.
Đặc biệt, ngành kinh doanh trong thời kỳ 4.0 có sự chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ với các mô hình mới mẻ có ứng dụng công nghệ. Đồng nghĩa với đó là sự thay đổi về cả những kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp trong ngành này. Đặc biệt, nhiều nghề mới ra đời và nhiều nghề cũ sẽ mất đi.
2. Các việc làm ngành kinh doanh
Vì là ngành thúc đẩy nền kinh tế hàng đầu nên ngành kinh doanh cũng tạo ra rất nhiều việc làm liên quan đến mọi hoạt động trọng xã hội. Một số ngành liên quan rất nhiều đến kinh doanh có thể kể đến như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Tài chính, Kế toán, Xuất – Nhập khẩu, Phân tích dữ liệu…
Khi học ngành kinh doanh ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các chuyên ngành như: Quản trị nhân sự, Truyền thông, Dịch vụ và trải nghiệm khách hàng… Nếu theo đuổi ngành kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ, y tế, giáo dục…
3. Thích kinh doanh nên học ngành gì?
Như ở trên cũng đã định nghĩa ngành kinh doanh là gì thì biết ngành này có liên quan mật thiết tới mọi hoạt động kinh tế xã hội. Chính vì vậy, các môn học trong ngành kinh doanh khá là nhiều. Các bạn sinh viên học ngành kinh doanh sẽ được học các kiến thức cơ bản về nền kinh tế vi mô cũng như vĩ mô.
Sau khi hoàn thành các môn học căn bản, sinh viên sẽ được tiếp tục học ngành chuyên sâu hoặc lĩnh vực cụ thể của kinh doanh. Một số chuyên ngành của ngành kinh doanh có thể kể đến là:
3.1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Khi nhắc đến kinh doanh thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên những lý thuyết liên quan đến lập chiến lược tổng thể. Sau đó sẽ có những bài tập thực hành thực tế để sinh viên áp dụng những lý thuyết đã học để hiểu rõ hơn.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ có thể biết cách lãnh đạo nhóm; đồng thời quản lý những thay đổi trong kinh doanh bằng những kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập. Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh khá cao cũng là một điểm hấp dẫn các bạn sinh viên.
3.2. Chuyên ngành Marketing
Marketing được biết là ngành cực kỳ hot trong thời gian gần đây, nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Nếu lựa chọn học Marketing, sinh viên sẽ được đi sâu vào tìm hiểu những khái niệm, nguyên tắc cũng như những ứng dụng trong thực tiễn các vấn đề liên quan đến truyền bá thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng tiếp thị hay quản lý nâng cao cần thiết để có thể tồn tại và thành công trong ngành. Đặc biệt, sinh viên sẽ học và thực hành các nội dung liên quan đến Digital Marketing; đây là xu hướng chính trong các hoạt động Marketing hiện nay.
3.3. Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Các bạn cũng hoàn toàn có thể theo học chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế nếu yêu thích ngành kinh doanh nói chung. Chuyên ngành này sẽ giúp các bạn hiểu được cách thức hoạt động của những sự kết nối. Từ đó, bạn sẽ có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả để giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa.
Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ hiểu rõ được sự khác biệt trong văn hóa, các hệ thống kinh tế và chính sách thương mại của các đất nước khác nhau.
>>> Tìm hiểu thêm: Cập nhật mức lương của ngành kinh doanh quốc tế mới nhất
3.4. Chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực cũng đang là một trong những chuyên ngành được quan tâm nhất hiện nay. Chuyên ngành này sẽ dạy cho sinh viên cách để thực hiện được tầm nhìn của tổ chức thông qua việc quản trị nhân lực. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu thêm các chiến lược phù hợp để tác động và phát triển doanh nghiệp. Và chắc chắn các bạn sinh viên cũng sẽ được đào tạo tốt những kỹ năng về tuyển dụng, lập kế hoạch lực lượng lao động, quản lý con người cũng như giải quyết xung đột.
3.5. Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics
Với chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics, sinh viên sẽ được tìm hiểu và học hỏi cách các nhà cung cấp và nhà sản xuất hợp tác cùng với nhau. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được cung cấp các kỹ năng tư duy chiến lược để phát triển; học cách xây dựng mối quan hệ, giao tiếp và hiểu cách mà những công nghệ hiện nay đang tác động đến cuộc sống con người.
3.6. Chuyên ngành Quản trị dữ liệu
Trong ngành kinh doanh cũng có cả chuyên ngành Quản trị dữ liệu. Học ngành này, sinh viên sẽ học được các kỹ năng để thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu; tiếp xúc với các phương pháp thống kê, công cụ cần có để xử lý cũng như quản lý tập dữ liệu. Không những thế, chuyên ngành này cũng sẽ cung cấp cho sinh viên cách nhận biết những thách thức mới trong quá trình quản lý dữ liệu kỹ thuật số; từ đó đưa ra cách khắc phục hợp lý, kịp thời.
3.7. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu
Nếu theo học chuyên ngành Phân tích dữ liệu (Data Analyst) bạn sẽ được đào tạo để có thể sử dụng công nghệ và phát triển phần mềm. Sinh viên sẽ được hướng dẫn cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Bên cạnh đó cũng sẽ học được cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa.
Nghe thì tưởng Phân tích dữ liệu không liên quan gì đến kinh doanh, nhưng mà không phải. Học ngành này bạn sẽ biết cách ứng dụng phân tích dữ liệu trong kinh doanh, cực kỳ có ích.
>>> Tìm hiểu thêm: Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì để có mức lương hấp dẫn?
3.8. Chuyên ngành Quản trị sự kiện
Chuyên ngành Quản trị sự kiện cũng rất thú vị. Học ngành này, sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng để tổ chức được một sự kiện hấp dẫn. Với chuyên ngành này, sinh viên có thể nâng cao được kỹ năng kinh doanh, quản lý sự kiện của mình. Không những thế, nó còn giúp sinh viên quản lý được các bên liên quan và các dự án khác một cách có chiến lược.
3.9. Chuyên ngành Quản lý dự án
Chuyên ngành Quản lý Dự án không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý các dự án khác nhau. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thành thạo tất cả các loại hình dự án trong nhiều ngành công nghiệp.
3.10. Chuyên ngành Khởi nghiệp và đổi mới
Nghe đến tên chuyên ngành Khởi nghiệp và đổi mới thì nhiều bạn chắc cũng thấy xa lạ? Vậy khởi nghiệp là gì? Chuyên ngành này sẽ giúp sinh viên có thể nhận định và đánh giá được những cơ hội. Thông qua chuyên ngành này, sinh viên sẽ hiểu được đổi mới là một quá trình và sẽ có rất nhiều những trở ngại cản bước trên suốt con đường dài.
Sau khi học xong chuyên ngành này, sinh viên sẽ có các kỹ năng cần thiết để lãnh đạo cũng như quản lý sự đổi mới. Từ đó, các bạn có thể tự thực hiện thành công ý tưởng của mình.
4. Top 5 trường kinh tế đào tạo ngành kinh doanh ở Việt Nam
Nếu bạn quan tâm đến ngành kinh doanh thì chắc chắn cũng muốn biết tại Việt Nam có những trường nào đào tạo ngành kinh doanh tốt? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
4.1. Trường Đại học Ngoại thương
Đứng đầu trong danh sách những trường kinh tế đào tạo ngày kinh doanh ở Việt Nam đó chính là Đai học Ngoại thương. Trường đạo tạo các ngành học liên quan đến kinh doanh như: Quản trị Kinh doanh, Marketing, Quản trị khách sạn, Kinh doanh Quốc tế… Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn.
Thông tin liên hệ
- Cơ sở 1: 91 Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 15, Đường D5, Khu Văn Thánh Bắc, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- Email: qldt@ftu.edu.vn
- Website: www.ftu.edu.vn
4.2. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về kinh doanh. Một số ngành kinh doanh trường có đào tạo bao gồm: Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Marketing, Kinh doanh Quốc tế….
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028.38295299
- Fax: 028.38250359
- Email: info@ueh.edu.vn
- Website: www.ueh.edu.vn
4.3. Học viện Tài chính
Học viện Tài chính cũng là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế của nước ta. Trường có thế mạnh trong việc đào tạo các ngành Tài chính – Kinh tế. Hai ngành đào tạo liên quan đến kinh doanh tốt nhất của trường đó chính là Quản trị kinh doanh và Marketing.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại: 0243.8389326
- Fax: 0243.8388906
- Email: hocvientaichinh@hvtc.edu.vn
- Website: www.hvtc.edu.vn
4.4. Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
Cái tên tiếp theo có mặt trong top 5 trường kinh tế đào tạo ngành kinh doanh đó chính là Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM. Nếu bạn yêu thích kinh doanh thì hoàn toàn có thể theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh tại trường. Chắc chắn bạn sẽ được trang bị những kiến thức tốt nhất để bước chân vào ngành nghề khốc liệt này.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 234 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: https://vi-vn.facebook.com/IUVNUHCMC/
- Website: https://hcmiu.edu.vn/
4.5. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng là một trường công lập cũng thu hút được rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên bởi môi trường, chất lượng đào tạo cực tốt. Trường cũng đào tạo một số ngành kinh doanh như: Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Kinh doanh Quốc tế… Nếu bạn yêu thích ngành kinh doanh có thể lựa chọn một trong những ngành này.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- Facebook: https://www.facebook.com/tonducthanguniversity/
- Website: https://www.tdtu.edu.vn/
Trên đây, Muaban.net đã giải thích cho các bạn ngành kinh doanh là gì. Không những thế, tất cả những thông tin liên quan đến ngành này từ ngành học cho đến việc làm, trường đào tạo đều được đề cập hết ở bài viết trên. Và mong rằng bài viết này hữu ích với bạn và mong bạn có thể tìm được một chuyên ngành cũng như có được cơ hội việc làm thật phù hợp với mình nhé!
>>> Xem thêm: 18+ ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên có khả năng thành công cao nhất