Năng lực nghề nghiệp là gì? Ở bất kì lĩnh vực nào thì năng lực nghề nghiệp đều có vai trò rất quan trọng giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách hiểu quả. Hãy cùng MuaBan.net tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây về khái niệm năng lực nghề nghiệp nhé.
I. Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là khả năng làm chủ được công việc của mỗi cá nhân, thể hiện mức độ kiến thức, kỹ năng mà người đó sở hữu. Năng lực nghề nghiệp càng cao thì khả năng giải quyết công việc càng nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng và năng lực nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau và năng lực ấy được phát huy ở các môi trường làm việc không giống nhau.
Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh thì người tự tin, nhạy bén sẽ xử lý tốt với những tình huống bất ngờ từ khách hàng,…
Năng lực nghề nghiệp có thể thay đổi theo môi trường và thời gian làm. Điều này có nghĩa bạn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện năng lực nghề nghiệp của bản thân để hoàn thành tốt những công việc ngoài sức tưởng tượng của bạn.
II. Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp là yếu tố có vai trò rất quan trọng ở bất kỳ lĩnh vực nào. Năng lực phản ánh được bạn có thể hoàn thành công việc đó hay không và công việc đó có phù hợp với bạn hay không.
Nếu bạn có kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nhận thức cao, có kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, nhờ đó, đem lại hiệu suất công việc cao thì bạn sẽ được coi là một nhân viên có năng lực nghề nghiệp.
III. Các yếu tố cấu thành của năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp được cấu thành từ các yếu tố dưới đây:
- Yếu tố về Attitude (thái độ): Đây là yếu tố thuộc phạm vi EQ như cảm xúc, tình cảm, thông qua thái độ làm việc có thể nhận thấy được ý thức làm việc của bạn với công việc có nghiêm túc hay không.
- Yếu tố về Skill (kỹ năng): Là các thao tác, các phương thức sử dụng, áp dụng của bản thân vào công việc được thể hiện ra qua một vài khía cạnh cụ thể như: Năng lực về quản trị, giao tiếp,…
- Yếu tố về Knowledge (sự hiểu biết): Bao gồm sự hiểu biết về xã hội, phản ánh trình độ học vấn cũng như tri thức, năng lực tư duy của một người. Là nhóm kỹ năng cơ bản mà bất kỳ ai đều phải có khi bắt đầu công việc, có thể trau dồi, nâng cao qua trường lớp, bồi đắp thêm qua thời gian.
Năng lực nghề nghiệp là sự kết hợp hài hòa của cả hai yếu tố hành vi và kỹ năng. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến yếu tố chất bẩm sinh, tính cách của từng người.
>>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên giúp đánh giá năng lực hiệu quả nhất!
IV. Phân loại năng lực nghề nghiệp
Theo nghiên cứu, hiện nay chúng ta có 4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản là:
- Năng lực nhận thức: Là khả năng nhận thức về thế giới xung quanh, phản ánh sự tiếp thu trực tiếp cũng như sự quan sát, học hỏi và thích nghi với môi trường. Đây là năng lực cơ bản mọi người ai cũng cần phải có để có thể làm việc thật tốt.
- Năng lực chuyên môn: Năng lực này phản ánh trình độ của chúng ta theo chuyên môn của từng ngành nghề. Mỗi nghề đòi hỏi những năng lực chuyên môn khác nhau. Chẳng hạn như Fresher, Junior, Senior, Manager,…
- Năng lực tổ chức: Là khả năng lên kế hoạch, phân chia công việc một cách hợp lý, thực thi để đạt đến mục tiêu.
- Năng lực lãnh đạo: Đây là năng lực quan trọng để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo, có khả năng điều hành, quản lý một nhóm vận hành đạt đến mục tiêu.
V. Khi nào cần bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp ?
Năng lực nghề nghiệp là một quá trình rèn luyện, học tập, tích lũy kiến thức, việc bồi dưỡng xây dựng năng lực nghề nghiệp từ sớm đòi hỏi cần có sự thấu hiểu, sự tương tác giữa phụ huynh và con cái. Vì vậy, phụ huynh có thể định hướng nghề nghiệp tương lai cho con, cụ thể có thể chia thành 3 giai đoạn khác nhau như:
- Trước 11 tuổi: Đây là độ tuổi mà trẻ bắt đầu xuất hiện những câu hỏi, những thắc mắc xoay quanh thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này trẻ đã có thể biết mình thích cái gì và không thích cái gì, từ đó bố mẹ có thể thông qua những câu hỏi mà trẻ đặt ra để biết con mình thích gì, hứng thú với điều gì.
- Từ 11-17 tuổi: Đây là giai đoạn tư duy của trẻ phát triển đồng thời tính cách cũng như tâm sinh lý cũng phát triển theo. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm, trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với trẻ nhiều hơn. Từ đó bố mẹ có thể trở thành người bạn đồng hành với trẻ và định hướng cho trẻ công việc phù hợp với nguyện vọng của trẻ sau này.
- 18 tuổi: Là độ tuổi đẹp nhất của con người cũng là đồ tuổi khá chín chắn và dự tính được ngành nghề sau này. Đây là lúc các bậc phụ huynh cần giúp trẻ xác định rõ ràng hơn về công việc. Từ đó là bước đệm vững chắc để có thể rèn luyện năng nghề nghiệp về sau.
VI. Cách rèn luyện nặng lực nghề nghiệp
1. Ngành công nghệ thông tin
Đặc thù của ngành công nghệ là thay đổi rất nhanh. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển được trong ngành này bạn cần rèn luyện được khả năng đọc hiểu về hệ thống, đọc hiểu các ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó bạn cần có niềm đam mê, ham học hỏi các kiến thức mới, cập nhật xu hướng lập trình mới trên thế giới.
Năng lực nghề nghiệp cơ bản của ngành này bạn là nắm vững kiến thức nền tảng về các ngôn ngữ lập trình, yêu cầu xử lý thông tin, an toàn hệ thống, lưu trữ dữ liệu,… thành thạo các kỹ năng liên quan đến công việc phân tích, thiết kế và viết phần mềm,…
>>> Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực là gì? Cần rèn luyện kỹ năng nào?
2. Ngành giáo dục
Đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải thay đổi theo để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế năng lực nghề nghiệp là kỹ năng truyền đạt tốt, vững chuyên môn sư phạm, bên cạnh đó cần sự kiện nhẫn, yêu trẻ và luôn tìm hiểu các xu hướng giáo dục tiên tiến.
3. Ngành kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh thì khả năng giao tiếp và ngoại giao chính là chìa khóa giúp nhân sự ngành kinh doanh thành công. Một số vị trí kinh doanh về kỹ thuật đòi hỏi về năng lực chuyên môn cao đặc biệt là các ngành thiết bị hay máy móc công nghiệp. Vì vậy việc học hỏi và trau dồi kinh nghiệm là cách để rèn luyện tốt năng lực nghề nghiệp của mình.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng việc làm lao động phổ thông lương cao, ổn định, đi làm ngay
4. Ngành truyền thông
Trong lĩnh vực này, bên cạnh đam mê, kiên trì bạn cần có tố chất. Các tố chất ở đây chính là năng lực nghề nghiệp nền tảng cần có như: Khả năng sáng tạo, thấu hiểu tâm lý cũng như hành vi thị trường, bắt kịp xu hướng,…
Bên cạnh đó, bạn cần phải có nhiều kỹ năng khác thuộc về năng lực chuyên môn và để phát triển năng lực nghề nghiệp trong ngành này, bạn cần chuẩn bị về:
- Năng lực chuyên môn: Nắm vững được các kiến thức về quảng cáo truyền thông, các nguyên tắc về quảng cáo, marketing và PR (có thể học qua sách vở, internet)
- Phát triển năng lực chuyên môn bằng cách: Liên tục bổ sung cập nhật các kiến thức thị trường, đời sống xã hội, tích lũy kinh nghiệm qua quá trình làm việc và học hỏi người đi trước. Điều này đòi hỏi bạn phải có niềm đam mê với ngành và sự kiên trì.
- Bồi dưỡng các kỹ năng mềm như: Quản lý thời gian, teamwork, làm việc dưới áp lực cao,…
5. Các lĩnh vực khác
Dù làm bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều cần những năng lực nghề nghiệp cơ bản như nhận thức và trình độ chuyên môn tối thiểu về lĩnh vực đó để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề.
Trong những năm làm việc, năng lực chuyên môn của bạn sẽ dần được nâng cao, mài dũa qua kinh nghiệm. Bạn sẽ trưởng thành qua thực chiến, liên tục học tập thêm các kỹ năng, trải nghiệm những lĩnh vực mới. Các năng lực khác như tổ chức, lãnh đạo cũng sẽ dần được khai phá và hình thành.
>>> Xem thêm: Best Seller Là Gì? Muốn Trở Thành Best Seller Cần Những Kỹ Năng Gì?
VII. Tổng kết
Hi vọng thông qua bài viết “Năng lực nghề nghiệp là gì?” sẽ giúp bạn hiểu về tầm quan trọng và cách rèn luyện năng lực theo từng ngành nghề chính là “sợi dây” kéo bạn gần hơn đến thành công trong công việc của bạn. Hãy theo dõi Muaban.net nhiều hơn để biết nhiều thông tin bổ ích hơn về việc làm bạn nhé.
>>> Xem thêm
- Khung năng lực là gì? Khái niệm và ý nghĩa của khung năng lực
- Nỗ lực là gì? Nỗ lực cần thiết cho cuộc sống như thế nào?