Một nội dung rất quan trọng trong CV xin việc chính là mục tiêu nghề nghiệp. Đây là phần giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những mục tiêu phát triển của ứng viên trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Vậy cụ thể hơn mục tiêu nghề nghiệp là gì, viết như thế nào? Cùng Mua Bán tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Trong sự nghiệp của mình, mỗi người đều có những ước mơ, mục đích và hoài bão nghề nghiệp mà họ muốn thực hiện. Đó là những gì được gọi chung là mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective). Mục tiêu nghề nghiệp có thể là một công việc nhất định mà bạn hướng đến, một vị trí cao hơn trong nghề, sự tiến bộ trong sự nghiệp.
Bằng cách xác định một mục tiêu cụ thể, bạn có thể lên kế hoạch cho các bước đi để đến được điểm đến mong muốn. Ví dụ: Bạn muốn trở thành một Content Writer chuyên nghiệp, vậy bạn cần phải làm gì để nâng cao kỹ năng thông qua các công việc liên quan.
II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho nhà tuyển dụng biết được mong muốn và khả năng của ứng viên với vị trí công việc. Nói cách khác, mục tiêu nghề nghiệp là cách để thể hiện và làm rõ hơn về kế hoạch sự nghiệp của một người. Tùy thuộc vào từng trường hợp, mục tiêu nghề nghiệp có thể có những vai trò khác nhau. Sau đây là một số vai trò của mục tiêu nghề nghiệp đối với các nhóm đối tượng khác nhau:
1. Đối với học sinh, sinh viên chưa có kinh nghiệm
Để có một sự nghiệp thành công, đối tượng học sinh, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm rất cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ có một nền tảng vững chắc cho tương lai. Học sinh, sinh viên cũng có thể chọn học những môn học phù hợp với ngành nghề mà họ mong muốn. Ví dụ: khối Khoa học (Toán, Lý, Hóa), Xã hội (Văn, Sử, Địa) hay Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật,…).
Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay xã hội cũng là cách để rèn luyện kỹ năng làm việc và giao tiếp xã hội. Thông qua đó, người trẻ có thể tìm ra thế mạnh của bản thân và làm việc, học tập một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn sẽ dễ bị mất hứng thú, không tìm thấy năng lượng để phấn đấu hết khả năng của bản thân.
2. Đối với người lao động
Những người lao động trưởng thành có khả năng nhìn xa trông rộng về mục tiêu nghề nghiệp sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian hợp lý và tự tin hơn trong công việc. Bên cạnh đó, khi bạn đã có kinh nghiệm làm việc và mong muốn thăng tiến lên những vị trí cấp cao hoặc chuyển sang nơi làm ước mơ khác thì hãy chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV để thể hiện chuyên nghiệp và phù hợp với nguyện vọng cá nhân nhé!
3. Đối với nhà tuyển dụng
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp là gì khi đứng ở góc độ nhà tuyển dụng? Mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách khách quan hơn như sau:
- Đo lường sự tương thích: Khi ứng viên có mục tiêu sự nghiệp hợp với hướng phát triển của công ty/doanh nghiệp, mối liên kết giữa hai bên sẽ được củng cố. Trong quá trình phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng thường hay hỏi về mục tiêu công việc để phân biệt ai là người có thể gắn bó lâu dài và ai là người “thích đổi mới”.
- Đo lường năng lực và phân loại ứng viên: Qua câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng cũng nhận biết được ứng viên có phải là người có kế hoạch, có tầm nhìn cho công việc hay không. Với những vị trí tuyển dụng quan trọng (từ Senior trở lên) thì mong ước và lộ trình của ứng viên trong tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dự đoán tiềm năng: Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển của ứng viên. Nếu ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và phù hợp với công việc, nhà tuyển dụng có thể hy vọng rằng ứng viên sẽ dành thời gian và nỗ lực để phát triển sự nghiệp và gắn bó lâu dài với công ty.
Tham khảo thêm: Recruiter là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi?
III. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp theo mô hình SMART
Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp là gì? Nếu bạn chưa có ý tưởng rõ ràng về công việc mình muốn làm hoặc còn nhiều băn khoăn trong quá trình tìm kiếm việc làm, hãy thử sử dụng mô hình SMART.
1. S – Specific
Specific trong thuật ngữ SMART đề cập đến “tính cụ thể”. Khi mục tiêu được đặt ra một cách rõ ràng và cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hiểu và thực hiện những hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu quá chung chung, như: trở thành triệu phú, trở thành người nổi tiếng,… sẽ không hiệu quả bằng mục tiêu cụ thể, như: kiếm được 100 triệu trước 30 tuổi, có 1000 người theo dõi trên kênh YouTube cá nhân,…
Ví dụ: Để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi sẽ học tiếng Anh 3 ngày/tuần trong vòng 6 tháng.
2. M – Measurable
Measurable trong thuật ngữ SMART đề cập đến “tính đo lường”. Mục tiêu cần có tính đo lường, tức là phải có những chỉ số cụ thể và rõ ràng để đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu. Khi mục tiêu có tính đo lường, bạn có thể nhận biết được sự tiến triển để đảm bảo rằng bạn đang hướng đến mục tiêu của mình. Hãy đặt mục tiêu kèm theo những số liệu đo, đếm được,…
Ví dụ: Tôi sẽ giảm 3kg trong 2 tháng bằng cách tập thể dục 4 lần/tuần và ăn uống hợp lý, giảm tinh bột, tăng rau xanh và uống đủ nước.
3. A – Attainable
Attainable trong thuật ngữ SMART đề cập đến “tính khả thi”. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu phải được đặt ra một cách khả thi và có thể đạt được dựa trên điều kiện và năng lực sẵn có. Mục tiêu khả thi là mục tiêu mà bạn có thể hoàn thành và đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu nghề nghiệp nên phù hợp với sức khỏe và khả năng của bạn. Đừng vì quá tham vọng mà chọn mục tiêu quá sức về mặt thể chất, tinh thần hay tài chính. Bạn có 10 phần thì nên đặt mục tiêu ở mức 8-10 phần đó chứ không nên đặt quá cao là 20 phần hoặc quá thấp là 2-3 phần. Mục tiêu là để tạo động lực phát triển, nếu quá dễ hay quá khó đều làm bạn mất đi động lực.
Ví dụ:Tôi sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Trung của mình bằng cách tham gia một khóa học tiếng Trung với tần suất 3 buổi/tuần trong 3 tháng
4. R – Relevant
Relevant trong thuật ngữ SMART đề cập đến “tính thực tế”. Điều này có nghĩa là mục tiêu phải có giá trị và thực tế. Mục tiêu thực tế là mục tiêu mà khi đạt được sẽ mang lại lợi ích cho bản thân, công việc, gia đình, cộng đồng hoặc xã hội.
Bạn nên đặt ra mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Tránh mơ ước những mục tiêu không thực tế như trúng số độc đắc hay cưới một người giàu có.
Ví dụ: Tôi sẽ hoàn thành khóa học quản lý dự án để cải thiện kỹ năng quản lý và chuẩn bị cho cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại của mình
5. T – Time-Bound
Time-Bound trong thuật ngữ SMART đề cập đến “tính giới hạn về thời gian”. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành rõ ràng. Bạn cần xác định một khoảng thời gian chính xác để đạt được mục tiêu và tăng cường động lực để theo đuổi mục tiêu đó.
Ví dụ: Tôi có mục tiêu làm quản lý trong vòng 5 năm, hợp tác với 3 tờ báo lớn trong 1 năm.
IV. Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp chinh phục nhà tuyển dụng
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cần lưu ý đến những yếu tố cơ bản như chính tả, bố cục, ngữ pháp và nội dung để làm cho CV của bạn thật sự chính xác, hợp lý. Bạn cũng cần biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp một cách ấn tượng và thu hút. Sau đây là một số ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:
1. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho phóng viên
Tôi mong muốn làm phóng viên Tin tức tại một tổ chức truyền thông hoặc báo chí có chất lượng cao. Tôi yêu thích làm việc ở một nơi có cách làm việc chuyên nghiệp. Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi tin rằng tôi là một phóng viên có tâm huyết và đam mê. Tôi có thể làm việc trong môi trường có áp lực cao và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn phóng viên có thể gặp phải trong công việc.
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Để phát huy kỹ năng giao tiếp và bán hàng của mình, tôi hướng đến mục tiêu trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi. Trong 2 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tôi đã cố gắng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng lên 25% và mỗi tháng thu hút thêm 10 khách hàng mới. Tôi mong muốn trở thành một thủ lĩnh có thể tìm kiếm và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của công ty.
3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên SEO
Tôi là người ham học hỏi, có ước mơ trở thành chuyên gia SEO trong lĩnh vực của mình. Tôi không ngừng nâng cao kỹ năng SEO, cập nhật nội dung và cải thiện trải nghiệm người dùng để thu hút, chuyển hóa người xem thành khách hàng tiềm năng, nhằm đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi và đẩy các từ khóa quan trọng của dự án lên vị trí cao trên Google. Tôi đặt ra cho mình mục tiêu là trở thành SEO Leader trong vòng một 1 tới.
Tham khảo thêm: Nghề SEO là gì? Một số vai trò của SEO trong hoạt động kinh doanh của công ty
4. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Business Analyst
Để phát huy tối đa kỹ năng phân tích dữ liệu và tạo báo cáo của mình, tôi hướng đến mục tiêu trở thành một chuyên viên Business Analyst (BA) chuyên nghiệp và có đóng góp cho tổ chức. Tôi mong muốn áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã học được trong 2 năm làm BA để giúp tổ chức nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có giá trị, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
5. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng
Ngành ngân hàng là lĩnh vực mà tôi muốn theo đuổi và phát triển sự nghiệp, đồng thời đạt được những vị trí có vai trò trong một tổ chức tài chính. Tôi luôn nỗ lực tìm ra những giải pháp để duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng, thấu hiểu và đồng hành với nhu cầu tài chính của họ. Tôi mong muốn trở thành một chuyên gia tư vấn tài chính có năng lực và hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
6. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành IT
Khi còn là sinh viên tôi có thành tích học tập xuất sắc, có năng lực sử dụng và kiểm tra phần mềm, có trình độ cao về công nghệ thông tin và có hiểu biết chuyên sâu về các công nghệ internet quan trọng. Tôi mong muốn trở thành một kỹ sư hệ thống xuất chúng để phát triển kiến thức của mình trong lĩnh vực CNTT và đóng góp các kỹ năng của mình.
7. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
Tôi không ngừng học hỏi và nâng cao các kỹ năng chuyên ngành đa dạng như quản lý hiệu quả, phân tích nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, phúc lợi nhân viên, quản lý mối quan hệ lao động, luật lao động cũng các quy định liên quan khác, hướng đến mục tiêu là một chuyên viên quản lý nhân sự giỏi. Tôi mong muốn có cơ hội góp phần vào sự phát triển chung của tổ chức, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng và tin cậy cho nhân viên.
8. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Tôi có năng lực tốt, tham gia nhiều hoạt động xã hội và đã tích lũy được 4 năm kinh nghiệm chuyên ngành cùng với sự thành thạo về các mô hình và báo cáo tài chính. Tôi đã nhận được bằng Thạc sĩ MBA chuyên ngành Tài chính tại trường Đại học ABC. Tôi có mục tiêu là trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, phấn đấu để đạt được vị trí kế toán trưởng trong vòng 3 năm tới.
9. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành Marketing
Tôi có niềm đam mê với sự sáng tạo, viết lách và truyền thông xã hội. Tôi luôn cố gắng học hỏi và sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm cần thiết như Google Analytics, SEO, quảng cáo trực tuyến, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo PPC. Bằng cách cập nhật liên tục những công nghệ và kỹ thuật mới nhất, tôi hy vọng mang lại giá trị cho tổ chức để nâng cao hiệu quả và thành công trong các chiến dịch marketing.
V. Mẹo viết mục tiêu công việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
1. Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển
Một bước quan trọng trước khi soạn thảo mục tiêu nghề nghiệp cho CV là nghiên cứu kỹ lưỡng về vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn cần đọc và phân tích bản mô tả công việc để nắm rõ những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cho vị trí đó. Từ bản mô tả công việc, bạn cũng có thể xác định những từ khóa quan trọng mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý và quan tâm.
2. Nêu bật những điểm mạnh
Bạn cần xem xét kỹ lưỡng về vị trí mà bạn muốn ứng tuyển và nhận ra những ưu điểm của mình liên quan đến công việc đó. Những ưu điểm này có thể bao gồm các kỹ năng, kinh nghiệm, thành công hoặc tính cách mà bạn sở hữu và có thể mang lại lợi ích cho tổ chức.
3. Lựa chọn từ ngữ ngắn gọn, súc tích
Bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách rõ ràng, ngắn gọn và chỉ ra những mong muốn của bạn trong sự nghiệp. Bạn nên hạn chế sử dụng những từ ngữ dài dòng và không cần thiết. Mục tiêu nghề nghiệp cần thể hiện được niềm đam mê và hướng phát triển của bạn trong lĩnh vực, công việc mà bạn chọn.
4. Sử dụng các từ khóa liên quan
Bạn nên chọn những từ khóa phù hợp với công việc và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển để đặt trong mục tiêu nghề nghiệp của CV. Như vậy, CV của bạn sẽ có nhiều khả năng được nhà tuyển dụng phát hiện khi họ dùng các công cụ tìm kiếm hoặc hệ thống quét hồ sơ tự động.
5. Đặt mục tiêu hợp lý
Mục tiêu nghề nghiệp cần được xác định một cách rõ ràng, khả thi, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân. Bạn nên hướng đến mục tiêu mà bạn có thể thực hiện được và thể hiện được khả năng góp phần cho sự phát triển của tổ chức.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm, bạn có thể truy cập trực tiếp tại đây:
VI. Những lỗi cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Nếu bạn không chú ý đến cách viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể làm nhà tuyển dụng thất vọng và giảm cơ hội của mình. Vì vậy, bạn nên tránh những sai lầm sau khi viết mục tiêu nghề nghiệp:
1. Mục tiêu quá chung chung
Viết mục tiêu nghề nghiệp cần phải rõ ràng và đặc thù, không nên sử dụng những cụm từ chung chung, không có ý nghĩa. Mục tiêu nghề nghiệp phải thể hiện được vị trí, lĩnh vực, hoặc mục tiêu cụ thể mà bạn hướng đến, để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực và động lực của bạn.
Ví dụ, thay vì viết mục tiêu quá chung chung như “Mong muốn có một vị trí tốt trong một công ty lớn”, bạn có thể viết mục tiêu cụ thể hơn như “Tôi mong muốn làm việc trong một công ty công nghệ uy tín, với vai trò là một nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp, để có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để tạo ra những sản phẩm sáng tạo và đột phá.”
2. Mục tiêu quá dài dòng
Bạn chỉ có khoảng 8 – 15 giây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng qua CV của mình. Nếu bạn viết mục tiêu quá dài, rắc rối, CV của bạn sẽ không được chú ý và có nguy cơ bị bỏ qua. Hãy viết mục tiêu một cách ngắn gọn và rõ ràng trong 2-3 câu để nhà tuyển dụng có thể hiểu được mong muốn của bạn.
3. Mục tiêu không phản ánh được mong muốn của ứng viên
Mục tiêu nghề nghiệp là những ước mơ, khát vọng trong sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi, đồng thời cũng thể hiện sự tương thích với vị trí và công việc mà bạn đang dự tuyển. Do đó, bạn nên tránh đưa ra những mục tiêu không liên quan đến năng lực, kinh nghiệm và hướng đi của bạn trong nghề. Hãy chú trọng vào những yếu tố cá nhân mà bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý như kỹ năng, thành tựu và giá trị mà bạn có thể đóng góp cho tổ chức.
4. Mục tiêu có lỗi chính tả hoặc câu từ lủng củng
CV không chỉ là công cụ để ứng tuyển mà còn là cách để thể hiện cá tính, phong cách của mỗi người. Nếu CV có sai sót về chính tả, đặc biệt là ở phần mục tiêu nghề nghiệp, thì nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự nghiêm túc, chuyên môn của người ứng tuyển. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra kỹ ngôn ngữ và cấu trúc của phần mục tiêu trước khi gửi CV.
5. Không có sự phân chia rõ giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Trong CV, bạn nên phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những gì bạn mong muốn thực hiện trong khoảng thời gian 1-3 năm sắp tới, còn mục tiêu dài hạn là những gì bạn hướng đến trong tương lai xa hơn về sự nghiệp và mục đích của bạn. Bạn nên chia mục tiêu của bạn thành hai phần rõ ràng và hợp lý theo hai khía cạnh này.
6. Mục tiêu không thực tế
Bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách hợp lý và phù hợp với công việc bạn đang muốn ứng tuyển. Không nên đặt mục tiêu quá cao so với năng lực và kinh nghiệm của bạn, hoặc mục tiêu chỉ nhằm mục đích thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn nên chỉ ra những mục tiêu có thể thực hiện được và khả năng của bạn để góp phần cho sự phát triển của tổ chức.
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần quan trọng trong CV của bạn, bởi nó thể hiện mong muốn và hướng đi của bạn trong sự nghiệp. Mua Bán hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được mục tiêu nghề nghiệp là gì và cách viết hiệu quả. Nếu bạn đang tìm việc làm phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình, hãy truy cập ngay Muaban.net để xem những tin tuyển dụng từ các công ty uy tín với mức lương hấp dẫn nhé!
Xem thêm:
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp bạn nổi bật
- Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây Ấn Tượng Và Hấp Dẫn