Tuesday, May 7, 2024
spot_img
HomeNhà đấtMóng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng...

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!

Móng bè là một khái niệm được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng.

Vậy, móng bè là gì? Cấu tạo móng bè có gì đặc biệt? Quy trình xây dựng móng bè được diễn ra như thế nào?

Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!

Khái niệm móng bè là gì và cấu tạo cơ bản của nó

Để hiểu rõ về quy trình thiết kế thi công thì bạn cần hiểu rõ khái niệm và cũng như cấu tạo của móng bè.

Móng bè là loại móng như thế nào?

Móng là kết cấu giúp hỗ trợ tải trọng của toàn bộ công trình xây dựng. Nó sẽ giúp cho công trình chịu được sức ép của các khối vật liệu khác. Do đó, móng là yếu tố cốt lõi trong xây dựng nhằm đảm bảo sự chắc chắn và đảm bảo an toàn cho công trình.

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Móng là kết cấu giúp hỗ trợ tải trọng của toàn bộ công trình xây dựng.

Móng bè là loại móng bằng phẳng được thiết kế phủ trên toàn bộ diện tích thi công xây dựng. Loại móng xây dựng này còn có tên gọi khác là móng toàn diện. Và thiết kế móng bè thường được sử dụng để thi công cho những công trình xây dựng trên nền đất yếu.  

>>> Xem thêm: Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp      

Móng bè được cấu tạo như thế nào?

Tiêu chuẩn thiết kế móng bè của công trình cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:

  • Lớp bê tông dưới sàn phải đảm bảo có độ dày là 10cm.
  • Tiêu chuẩn kích thước dầm móng cần đảm bảo là 300mm x 700mm.
  • Bản móng tiêu chuẩn có chiều cao là 3200mm.
  • Tiêu chuẩn thép bản móng có 2 lớp 12A200.
  • Thép tiêu chuẩn dầm móng gồm có thép dọc 6 phi và thép đai 8A150.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Một số loại móng được sử dụng trong thi công xây dựng.

Trên đều là những yếu tố theo tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong ngành xây dựng.       

Móng bè và những tiêu chuẩn bản vẽ trong quá trình thiết kế móng bè

Cấu tạo móng bè được chia ra làm 4 dạng cơ bản trong bản vẽ và mỗi dạng sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Để kết cấu móng bé được chắc chắn, bản vẽ thiết kế cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể sau:

Móng bè bản phẳng

Với dạng móng bản phẳng thì chiều dày của bản được chọn e = (1/6) l. Khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng của nó sẽ nằm trong khoảng 1000 tấn/cột.

Móng bèMóng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Bản vẽ móng bè dạng phẳng trong xây dựng.

Móng bè bản vòm ngược

Bản vòm ngược được sử dụng nhiều ở những công trình xây dựng có yêu cầu về độ chịu uốn cao. Thông số bê tông ở bản vòm ngược sẽ là e = (0,032 l + 0,03)m. Và độ võng của vòm ngược là F = 1/7 l đến 1/10l. Bộ phận bản vòm ngược này có thể được thi công bằng gạch đá xây.

Móng bè kiểu có sườn

Chiều dày của bản móng có sườn thường là từ (1/8)l đến (1/10)l. Khoảng cách giữa các cột thường là l > 9m. Kiểu sườn này thường sẽ được phân ra làm 2 loại: sườn nằm dưới có tiết diện hình thang và sườn nằm trên bản.

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Bản vẽ móng bè dạng có sườn.

Móng bè kiểu hộp

Móng kiểu hộp là loại móng giúp lực từ công trình được phân bố đều trên nền đất. Đây cũng là loại móng có quá trình thi công phức tạp nhất và cần dùng khá nhiều thép. Kết cấu móng bè kiểu hộp rất thích hợp cho công trình xây dựng có độ cao từ 2 tầng trở lên. 

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Bản vẽ thiết kế các loại móng bè trong xây dựng công trình.

>>> Tìm hiểu thêm: Các loại móng nhà phổ biến với nhà dân dụng – Lưu ý khi làm 

Móng bè có những ưu và nhược điểm nổi bật nào?

Mỗi loại móng đều có những ưu và nhược điểm của nó. Vậy loại móng này có những ưu và nhược điểm nào?

Một số ưu điểm nổi bật của móng bè

  • Móng toàn diện sử dụng phổ biến và hợp với những công trình xây dựng có kết cấu tầng hầm, hồ bơi, bể nước ngầm.
  • Thích hợp cho những công trình xây dựng có độ cao từ 1 đến 5 tầng.
  • Thời gian thi công móng nhanh và tiết kiệm chi phí từ 30% đến 50% so với móng cọc. Vì tiết kiệm được chi phí và cũng như đảm bảo được chất lượng, nên móng bè đã được rất nhiều công ty xây dựng áp dụng cho các tòa nhà chung cư.
  • Thích hợp cho những công trình phải xây dựng trên các nền đất yếu.
  • Thích hợp khi xây dựng công trình ở những khu vực có mật độ thi công thấp.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Móng bè có rất nhiều ưu điểm trong quá trình thi công xây dựng.

Móng bè có những nhược điểm nào?

  • Dù chủ yếu thi công trên nền đất yếu nhưng vẫn phải tùy thuộc vào địa hình và cấu tạo địa chất.
  • Trong quá trình thi công sẽ chịu tác động của những yếu tố khác như: mạch nước ngầm, động đất…
  • Dễ bị sụt lún do cấu tạo địa chất của khu vực xây dựng.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Tùy vào cấu tạo đất nền để kỹ sư quyết định chọn loại móng phù hợp.

Do đó, để chọn được kết cấu móng phù hợp thì các kỹ sư cần phải khảo sát đất nền trước khi quyết định.

Xem thêm các tin đăng về mua bán căn hộ chung cư hiện đại, sang trọng tại Muaban.net:

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè

Chúng ta thử tìm hiểu ngay 5 quy trình khi thi công xây dựng móng nền dưới đây:

Cần chuẩn bị tốt cho quá trình thi công

  • Lựa chọn một đơn vị thi công thật chất lượng và uy tín.
  • Vị trí mặt bằng thi công cần phải được làm sạch, dọn dẹp kỹ.
  • Các nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Vị trí mặt bằng thi công cần phải được làm sạch, dọn dẹp kỹ.

Đào hố móng cho công trình xây dựng

  • Xác định đúng diện tích mặt bằng cần đào hố móng theo quy trình bản vẽ.
  • Dựa vào bản thiết kế để thực hiện đào các hố móng xây dựng.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Đổ cột móng cho công trình xây dựng.

Thực hiện xây tường móng công trình

  • Đây là quá trình được thực hiện sau khi đào hố móng. Việc xây tường móng sẽ giúp gia cố sự chắc chắn, bền vững cho móng.

Thực hiện quá trình đổ bê tông giằng móng

  • Trộn bê tông theo các tỷ lệ và khối lượng đã đưa ra theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Bê tông sẽ được thực hiện đổ theo từng lớp với độ dày từ 20cm – 30cm. Cần đảm bảo độ dày để móng giữ kết cấu móng bè cần có.
  • Bê tông giằng sẽ giúp công trình xây dựng đảm bảo an toàn chất lượng và tuổi thọ của nó.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Bê tông giằng sẽ giúp công trình xây dựng đảm bảo an toàn chất lượng.

Nghiệm thu móng và bảo dưỡng móng

  • Móng cần phải được giữ ẩm và tránh các tác động từ yếu tố bên ngoài.
  • Dù cách làm móng bè theo loại nào thì cũng cần phải tưới nước sau khi làm. Nước sẽ giúp bê tông có độ dính cao.
  • Móng cần được bảo dưỡng và đảm bảo về độ ẩm để có chất lượng tốt nhất.
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Móng cần được bảo dưỡng và đảm bảo về độ ẩm để có chất lượng tốt nhất.

Dù bạn chọn loại móng nào cho công trình cũng đều phải thực hiện đúng các quy trình tiêu chuẩn của nó.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính diện tích đất không vuông dễ hơn nhờ 3 bước này 

Những lưu ý khi thi công móng bè bạn cần biết

Trong xây dựng có nhiều loại móng khác nhau ngoài móng bè. Điển hình là móng băng. Vậy móng băng là móng như thế nào? Và khi thi công móng nền thì bạn cần lưu ý gì?

Sự khác nhau giữa móng băng và móng bè

Móng băng là loại mỏng có kết cấu là một dải dài hình chữ nhật hoặc theo hình chữ thập. Móng băng giúp đỡ toàn bộ kết cấu của công trình xây dựng. Móng băng cũng có nhiều loại nên tùy thuộc vào địa chất và kết cấu đất nên để lựa chọn móng băng phù hợp.

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Móng băng giúp đỡ toàn bộ kết cấu của công trình xây dựng.

Tham khảo bảng so sánh móng bè và móng băng dưới đây

Bảng minh họa nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ giữa móng băng và móng bè.

Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Bảng minh họa bằng nội dung so sánh móng băng và móng bè.

Một số lưu ý khi thi công móng bè mà bạn cần biết

Dù , cách làm móng bè như thế nào thì bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cần phải khảo sát đất nền trước khi quyết định thi công để tránh đất bị lún, sụt…
  • Cần điều chỉnh độ lún phù hợp để đảm bảo chiều dày của móng.
  • Bố trí các cọc cần đúng yêu cầu của bản thiết kế để giảm áp lực tốt nhất.
  • Cần chú trọng khâu bảo quản móng sau khi đổ móng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.
  • Chú ý đến thời gian bảo dưỡng móng (thường từ 1 ngày đến 2 ngày).
Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
Cần phải khảo sát đất nền trước khi quyết định thi công để tránh đất bị lún, sụt…

>>> Đọc thêm: Nhà mái Nhật và 3 ưu điểm nổi bật nhất bạn cần biết! 

Với những thông tin trên, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn về móng bè trong thi công xây dựng. Và nếu bạn đang có nhu cầu về đầu tư hay tìm hiểu các thông tin bất động sản, hãy truy cập ngay Mua Bán để có thể cập nhập tin tức về mua bán nhà đất hằng ngày nhé!

–  Vân Anh (Content Writer) –

 

Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 6 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ