Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
spot_img
HomeNhà đấtTop 4 loại móng nhà phổ biến và những lưu ý khi...

Top 4 loại móng nhà phổ biến và những lưu ý khi xây dựng

Móng nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình nói chung và nhà dân dụng nói riêng. Vậy đâu là các loại móng nhà phổ biến nhất để lựa chọn và các lưu ý khi làm chúng là gì? Đừng rời mắt khỏi các thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Xây móng nhà được coi là một công việc đòi hỏi nhiều sự tính toán kỹ lưỡng, sao cho nó có khả năng chịu được sức ép trọng lực từ các tầng trên. Do đó, móng nhà được coi là phần quan trọng nhất và quyết định tuổi thọ của cả công trình xây dựng.

Móng nhà là gì?

Móng nhà là gì?
Móng nhà là gì?

Móng nhà được coi là nền móng quan trọng và nằm dưới cùng của công trình xây dựng. Thiết kế móng nhà được yêu cầu phải thực hiện thật chỉnh chu và cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả công trình sau này.

Các loại móng nhà dân dụng phổ biến

Móng đơn

Có thể nói trong các loại móng nhà phổ thông, móng đơn là loại móng có giá rẻ nhất do có độ nâng đỡ không quá lớn. Móng đơn thường chỉ đỡ một cột hoặc cụm cột đặt sát nhau, nằm riêng lẻ và dùng để gia cố hoặc cải tạo công trình phụ như chân cột nhà, chân cột điện, mố trụ cầu,…

Móng băng

Nhắc đến loại móng nhà phổ biến nhất trong các công trình nhà dân dụng, không thể không nhắc đến móng băng. Đây là loại móng nhà có độ lúm đồng đều, kết cấu một dải dài và chạy theo chân tường. Móng băng cũng đặc biệt hữu dụng cho trường hợp nền đất bị yếu và có độ núm không đều.

Móng băng
Móng băng

Đổ móng nhà nếu dùng móng băng thì phải thi công đào móng quanh khu vực công trình hoặc đào móng song song. Chiều sâu chôn móng băng rơi vào khoảng 2 – 2,5m.

Móng bè

Trong trường hợp làm móng nhà ở những nơi có địa chất và sức kháng nén yếu, người ta thường sử dụng móng bè. Đây là loại móng nông, rất an toàn và hiệu quả trong việc giảm sụt lún do phân bổ được trọng lực ra toàn diện công trình. 

Móng bè sẽ được trải rộng khắp bề mặt diện tích đất công trình và kết hợp với việc đầm chặt, bổ sung thêm cát để ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng lún không đều. Các cột móng bè có thể được thiết kế dạng caro hoặc đơn lẻ, nhờ đó cũng giải tỏa được sức nặng từ tải trọng phía trên công trình.

Móng cọc

Móng cọc được đặt xuyên qua các tầng đất yếu để đến được các nền đất cứng. Gọi là móng cọc vì cấu tạo móng nhà này bao gồm cọc và đài cọc, trong đó cọc được làm từ tre, tràm hoặc bê tông cốt thép đều được.

Móng cọc
Móng cọc

Móng cọc có ưu điểm là rút ngắn thời gian thi công và chịu tải rất tốt. Tại Việt Nam, với đặc điểm sở hữu đa số nền đất yếu, móng cọc được sử dụng nhiều nhất trong các công trình lớn nhỏ để truyền lực tải xuống sâu dưới đất. Từ đó, phát huy được triệt để công dụng nâng đỡ và giúp cho công trình bền chắc theo thời gian.

Những lưu ý khi thi công móng nhà

Khảo sát địa chất

Khi xây dựng móng nhà, khâu quan trọng nhất chính là khảo sát địa chất. Quá trình này bao gồm việc tính toán sự thay đổi của dòng nước ngầm, cấu trúc địa tầng toàn khu vực và các hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình thi công. Nhờ đó, các kỹ sư sẽ biết tính toán xem nên sử dụng loại móng nhà nào cho phù hợp.

Kiểm tra kỹ về từng loại đất

Đất công trình đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn móng nhà phù hợp, bởi vậy cần phải cân nhắc kỹ về từng loại đất. Nếu sử dụng đất sét, bạn cần biết rằng chúng có khả năng hút nước kém khiến nhà hay bị ẩm thấp, đọng nước và thu hút nhiều ruồi muỗi. Nếu sử dụng đất xốp thì bạn cần xác định rằng móng nhà sẽ có khả năng chịu lực kém, có thể dẫn đến tình trạng nghiêng đổ hoặc sụp lún.

Chú ý về đất khi làm móng nhà
Chú ý về đất khi làm móng nhà

Thực tế chỉ ra rằng trong các cuộc khảo sát địa chất, đất cát khiến các nhà thầu “dễ thở” hơn rất nhiều nhờ sự kiên cố, khô ráo, rút nước tốt và gần như khó xảy ra tình trạng bị nghiêng lún.

Chọn loại móng phù hợp

Dựa vào 4 loại móng nhà phổ biến trên, người ta sẽ tùy theo loại công trình và điều kiện địa chất khu vực thi công để lựa chọn móng nhà phù hợp. Không có loại móng nào là hoàn toàn tốt hoặc không tốt, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Bởi vậy, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bạn cần lưu ý về vấn đề chọn móng. 

Lưu ý nguyên vật liệu

Chọn nguyên vật liệu tốt và phù hợp cũng là bước quan trọng không kém khi xây dựng móng nhà. Việc chọn nguyên vật liệu dường như sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng nền móng nên bạn cần tìm nhà cung cấp thật uy tín và không ham các loại vật liệu rẻ tiền.

Chọn nhà thầu uy tín

Việc chọn nhà thầu uy tín để thiết kế thi công móng nhà sẽ giúp bạn an tâm hơn và được tư vấn lựa chọn loại móng nhà cũng như nguyên vật liệu phù hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên chọn nhà thầu uy tín gần nơi sinh sống nhất để dễ nắm bắt tình hình và  tuyệt đối đừng ham rẻ mà đánh đổi cả sự an toàn của công trình về sau.

Chọn nhà thầu uy tín
Chọn nhà thầu uy tín

Giám sát công trình

Phải nhắc lại rằng thi công móng nhà là một phần cực kỳ quan trọng trong cả công trình, vì vậy tuyệt đối đừng lơ là việc giám sát. Rất nhiều vụ sập nhà, sụt lún chung cư,…đã xảy ra chỉ vì nhà thầu thiếu trách nhiệm trong việc thi công móng. Bởi vậy, hãy luôn giám sát từng công đoạn để tránh việc không may xảy ra trong chính công trình của bạn.

>>> Đọc tiếp: Kinh nghiệm xây nhà cho người xây lần đầu

Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất

Lựa chọn nền đất

Việc lựa chọn nền đất khỏe, có độ lún thấp và hạn chế sự nghiêng đổ sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí làm móng nhà. Lý do đơn giản là đối với những nền đất yếu, chúng ta sẽ cần mất nhiều thời gian tính toán và thêm cặp vào việc thi công đầm chặt, đổ thêm cát, mua thêm cọc,…nên sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí. 

Lựa chọn khung cột hoặc tường chịu lực

Lựa chọn khung cột hoặc tường chịu lực cũng sẽ giúp bạn giảm được một phần chi phí khi xây dựng móng nhà vì gạch xây tường tất nhiên sẽ rẻ hơn bê tông, chưa kể tiết kiệm được phần sắt thép. Tuy nhiên, cách làm này thường được áp dụng cho nhà cấp 4 do nó có tuổi thọ không cao.

Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất
Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất

Chọn sắt làm móng

Muốn móng nhà bền chắc và có tuổi thọ cao, không thể không sử dụng khung sắt. Tuy nhiên, đây là vật liệu khá tốn kém nên cần có sự tính toán cẩn thận để tiết kiệm chi phí nhất có thể:

  • Xác định trước số lượng sắt cần thi công và dự toán chi phí
  • Lựa chọn nơi cung cấp uy tín, tránh tiền mất tật mang
  • Khảo sát giá sắt làm nhà chung trên thị trường
  • Bảo quản hợp lý

Lễ cúng đổ móng nhà

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”! Bởi vậy, trong các công trình xây dựng, việc làm lễ cúng nên được chú trọng đặc biệt, nhất là khi bắt đầu đổ móng nhà. Theo phong thủy, nghi lễ này sẽ giúp cho cả công trình được diễn ra thuận lợi, lại là nền móng cho sự suôn sẻ của cuộc sống sau này.

Tùy theo tín ngưỡng từng vùng miền và kinh tế của gia chủ mà chúng ta lựa chọn các lễ vật trong mâm cúng đổ móng một cách phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về các lễ vật phổ biến được khuyên dùng như:

  • 1 cặp đèn cầy ly
  • Nhang cúng
  • Giấy cúng đổ móng
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 phần xôi gấc (in đậu xanh nếu được)
  • 5 phần chè  (nữ chè trôi, nam chè đậu)
  • 5 phần cháo trắng (cháo hoa)
  • 1 đĩa trầu cau (vôi, thuốc, 3 cau, 5 trầu)
Lễ cúng đổ móng nhà
Lễ cúng đổ móng nhà
  • 1 bó hoa tươi
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả
  • 1 con gà luộc
  • 1 bộ tam sên (thịt luộc, 3 tôm, 3 trứng )
  • 1 bánh kẹo
  • Trà
  • Rượu trắng
  • Nước suối

>>> Có thể bạn quan tâm: Cúng động thổ – Cách sắp đồ cúng, cách thực hiện và bài khấn chuẩn

Như vậy, đối với các công trình móng nhà ở dân dụng, tuy không có quy mô thi công lớn nhưng cũng không thể vì thế mà lơ là việc lựa chọn móng nhà phù hợp nhất. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ đặc biệt hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi Muaban.net thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức xây dựng thú vị khác nhé!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ