Nếu bạn đang có nhu cầu trang trí nội thất thì chắc hẳn bạn sẽ nghe hoặc được gợi ý dùng Melamine. Vậy Melamine là gì, thành phần và cấu tạo như thế nào? Có thật sự an toàn khi sử dụng không? Cùng Mua Bán tìm hiểu tất tần tật các vấn đề xoay quanh Melamine cũng như ưu – nhược điểm của chất liệu này thông qua bài viết dưới đây.
I. Chất liệu Melamine là gì?
Dựa trên nghiên cứu khoa học, Melamine là một hợp chất hữu cơ bazơ, ít hòa tan trong nước, dưới nhiệt độ cao rất dễ tạo hình. Melamine có độ bền cao do đó thường được ứng dụng trong công nghệ sản xuất sản phẩm gia dụng, nội thất với đa dạng mẫu mã, hình dáng và màu sắc.
Chất Melamine được ứng dụng làm trong ván gỗ công nghiệp, nhựa gia dụng giúp tăng độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra còn có tác dụng chống thấm, chống cháy tốt và tạo bề mặt đẹp. Bề mặt Melamine được chế tạo bằng một lớp giấy kỹ thuật, nhúng vào keo Melamine. Bề mặt này sử dụng trên các tấm gỗ ép công nghiệp, tấm gỗ kỹ thuật, gỗ tự nhiên hoặc nhựa.
Xem thêm: Laminate là gì? Những ứng dụng tuyệt vời trong ngành thiết kế nội thất
II. Cấu tạo của Melamine là gì?
Công thức hóa học của Melamine là C3H6N6, dựa trên thuật ngữ Đức thì Melamine là sự kết hợp giữa hai phần tử đó là Melam và Amin. Hợp chất Melamine được chuyển hóa từ Cyromazine có trong cơ thể động vật. Khi Melamine kết hợp cùng Axit Cyanuric sẽ tạo thành Melamin Cyanurat (một chất chống cháy).
Melamine còn được sử dụng trong ngành phân bón và khi kết hợp cùng formaldehit sẽ tạo thành keo. Khi trộn Melamine cùng một số nhựa hợp chất, bạn sẽ được một hỗn hợp chống cháy.
III. Ưu – Nhược điểm của Melamine là gì?
Qua việc tìm hiểu về Melamine là gì, có thể thấy đây là một hợp chất có nguồn gốc từ động vật. Cùng xem tiếp về ưu – nhược điểm của Melamine như thế nào nhé!
1. Ưu điểm
Ưu điểm nổi trội của Melamine đó là sự đồng đều về bề mặt, cộng thêm sự đa dạng về màu sắc do đó Melamine rất dễ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, Melamine là một chất liệu có thể chống cháy, chống thấm, thậm chí còn chống mối mọt, trầy xước, chóng phai màu và chịu được sức va đập.
Melamine là một chất liệu thân thiện với môi trường vì rất dễ lau chùi vệ sinh, an toàn cho người sử dụng. Giá thành của Melamine trên thị trường hiện nay cũng không quá cao nên được các nhà sản xuất tận dụng làm chất liệu nội thất.
2. Nhược điểm
Melamine có một nhược điểm duy nhất là khó uốn cong bề mặt và không có độ dẻo. Hầu như Melamine chỉ được ép phẳng trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ, đồ nhựa thì mới sử dụng được.
IV. Tìm hiểu về nhựa Melamine là gì?
Nhựa Melamine là một trong những ứng dụng chính của chất liệu Melamine, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện ở hầu hết trong mọi đồ vật tại gia đình. Khám phá chi tiết hơn về những thắc mắc về nhựa Melamine là gì trong phần tiếp sau đây nhé!
1. Nhựa Melamine là gì?
Nhựa Melamine được xem là nhựa có chất lượng cao cấp với tỷ lệ tương đương gốm sứ lên đến 98%. Các sản phẩm làm từ nhựa Melamine có đa dạng kiểu dáng, sang trọng và nhiều màu sắc. Vì tính chất dễ tạo hình bằng nhiệt nên nhựa Melamine được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
2. Ưu – nhược điểm của nhựa Melamine
Ưu điểm:
- Nhựa Melamine có tính chất không bị hòa tan dưới nước nên khi sử dụng làm đồ gia dụng sẽ không bị thấm vào thức ăn.
- Các sản phẩm làm từ nhựa Melamine đều được chứng nhận an toàn khi sử dụng.
- Mức độ chịu nhiệt của dòng nhựa Melamine lên đến 120 độ C.
- Độ cứng của Melamine cao nhưng lại vô cùng chắc chắn, chống vỡ, chống trầy xước, dễ lau chùi vì về mặt láng bóng.
- Các sản phẩm làm từ nhựa Melamine rất nhẹ, dễ cầm nắm, di chuyển do đó phù hợp với trẻ em.
Nhược điểm:
- Melamine không thích hợp để sản xuất các dụng cụ để chiên, nấu hoặc dùng trong lò vi sóng.
- Nếu không vệ sinh đúng cách các sản phẩm nhựa Melamine thì sau một thời gian chúng sẽ bị mờ, trầy xước, sần sùi và thậm chí là bong tróc.
- Sản phẩm từ nhựa Melamine có giá thành khá cao, vì thế hãy tìm nơi mua đáng tin cậy, uy tín để mua các sản phẩm chất lượng, giá hợp lý.
Xem thêm: Ván ép phủ phim: Đặc điểm, ứng dụng, thông số kỹ thuật
3. Ứng dụng của nhựa Melamine trong đời sống
- Dùng để sản xuất bê tông: Melamine sẽ làm giảm hàm lượng nước, gia tăng độ bền, cứng và thẩm mỹ cho bê tông.
- Dùng trong đóng gói thực phẩm: Melamine có độ cứng tốt nên có thể ngăn ngừa sự tác động của hóa chất lên thực phẩm. Nhựa Melamine sẽ bảo vệ thực phẩm cho người, động vật khỏi những va chạm từ bên ngoài và tránh hư hỏng từ bên trong.
- Dùng sản xuất chất tạo bột làm sạch: Melamine có thể dùng sản xuất sữa tắm, nước rửa chén,…
- Dùng sản xuất dụng cụ ăn uống, nhựa chịu nhiệt: Từ việc tạo ra bề mặt mịn, bóng, thiết kế nhiều màu sắc hoa văn nên dễ dàng chế tạo tô, chén, dĩa, thìa, các loại dụng cụ ăn uống.
4. Cách sử dụng nhựa Melamine an toàn nhất
Mặc dù Melamine rất dễ sử dụng và thân thiện môi trường, bạn cũng không nên chủ quan. Hãy dùng Melamine một cách an toàn như sau:
- Không nên dùng trên mức nhiệt độ quá 120 độ C, không dùng để chứa đựng đồ có tính axit cao.
- Nên dùng các dụng cụ ăn uống từ nhựa Melamine trên bàn ăn, tuyệt đối không sử dụng để trong lò vi sóng, chiên, xào nấu trên lửa lớn.
- Không sát trùng dụng cụ từ nhựa Melamine bằng nước sôi hoặc sấy quá nóng.
- Để duy trì độ bền cho nhựa Melamine nên rửa bằng tay và không dùng đến máy rửa chén.
- Nếu đã sử dụng nhựa Melamine trong thời gian dài, nhận thấy hiện tượng bong tróc, trầy xước thì nên thay mới sản phẩm. Việc này sẽ tránh bị nhiễm khuẩn vào thức ăn hoặc tính tụ vi khuẩn trên các đường nứt của sản phẩm.
V. Tìm hiểu về gỗ Melamine là gì?
Bên cạnh làm sản xuất nhựa, Melamine còn có ứng dụng trong ngành công nghiệp gỗ và rất được ưa chuộng. Cùng xem tìm hiểu rõ hơn về các công dụng từ gỗ Melamine là gì nhé!
1. Gỗ Melamine là gì?
Gỗ Melamine hay ván gỗ Melamine được sản xuất đầu tiên tại nhà máy Deposit của Mỹ. Bạn sẽ dễ nhầm lẫn khi nghe gỗ Melamine nhưng thực chất Melamine không phải là gỗ, nó chỉ là lớp bề mặt Melamine được phủ trên cốt gỗ mà thôi.
Gỗ Melamine công nghiệp có cấu tạo gồm 2 phần chính là:
- Lớp giấy trên bề mặt có in hoa văn, vân gỗ, in giả thảm, giả bê tông hoặc giả đá. Sau đó nhúng tấm giấy qua keo Melamine.
- Lớp cốt gỗ được ép thành ván, có các loại dùng làm cốt gỗ như gỗ MDF, MFC, HDF, mỗi loại có mật độ gỗ khác nhau.
Quá trình tạo ra ván gỗ Melamine rất đơn giản, trước khi ép, lớp cốt gỗ được chà nhẵn để đảm bảo độ phẳng sau đó hai lớp thành phần được ép chặt vào nhau qua nhiệt độ cao.
Xem thêm: Vách ngăn phòng ngủ: Bí quyết chọn đúng bạn cần biết
2. Phân loại ván gỗ Melamine phổ biến hiện nay
Trên thị trường, người ta phân gỗ Melamine theo nhiều loại khác nhau và dựa vào tiêu chí như đặc tính, kích thước, màu sắc và bề mặt,…
Theo đặc tính: Gỗ Melamine chia làm hai đặc tính là:
- Với gỗ thường là loại ván gỗ được dùng trong sản xuất đồ nội thất gia đình như bàn ăn, ghế, giá hoặc kệ,..
- Với gỗ chống ẩm là loại ván gỗ có lõi bên trong màu xanh. Dùng để sản xuất các đồ vật dùng trong môi trường có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, tủ bếp hay đồ nằm bên ngoài trời, ban công,…
Theo màu sắc: Gỗ Melamine hiện nay được sản xuất với rất nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau:
- Ván gỗ đơn sắc: xám, trắng, đen, nâu,…
- Ván gỗ hoa văn: giả gỗ, giả bê tông, giả gỗ tần bì, giả vân gỗ óc chó,…
Theo kích thước: Khi tìm hiểu về gỗ Melamine là gì, bạn sẽ thấy trong sản xuất người ta thường phân loại gỗ theo kích thước và độ dày của chúng. Loại thường dùng nhất trong sản xuất là ván gỗ có độ dày 18mm và 25mm. Ngoài ra cũng có loại ván gỗ mỏng hơn như 12mm hoặc dày hơn là 38mm. Việc dày, mỏng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
3. Ứng dụng của gỗ Melamine trong đời sống
Ứng dụng trong đời sống của gỗ Melamine là gì? Từ những đề cập phía trên, bạn cũng có thể thấy được ứng dụng đa dạng của gỗ Melamine trong sản xuất đồ nội thất tại gia đình, doanh nghiệp, trường học,… Cụ thể như:
- Giường ngủ: Giường ngủ đa phần được làm từ gỗ MFC phủ Melamine. Có trọng lượng nhẹ, đa dạng thiết kế, mẫu mã cho bạn dễ dàng lựa chọn.
- Tủ bếp, nội thất gỗ: Tủ nhà bếp và các đồ nội thất khác như bàn, ghế, kệ, thường được sản xuất từ gỗ MDF phủ Melamine. Bởi độ bền cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm, chống xước, ít bị cong và dễ tạo hình. Ngày nay các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine rất được người mua ưa chuộng sử dụng.
- Sàn gỗ, cửa gỗ và các công trình khác: Chất liệu gỗ HDF phủ Melamine sẽ thường ứng dụng làm sàn gỗ, cửa gỗ bởi ưu điểm cách âm cực kỳ tốt. Trong các loại gỗ ván ép công nghiệp thì HDF được đánh giá là gỗ có chất lượng tốt nhất. Ứng dụng của gỗ HDF thường tại các công trình lớn như trường học, bệnh viện,…
Tổng kết, có thể thấy chất liệu Melamine được dùng rất phổ biến trong việc sản xuất đồ gia dụng và nội thất trong đời sống. Qua bài viết trên, Mua bán hy vọng bạn biết thêm nhiều thông tin hơn về chất liệu Melamine là gì và cách dùng đồ vật từ Melamine một cách an toàn. Đừng quên ghé qua website Muaban.net thường xuyên hơn để xem thêm nhiều chủ đề thú vị khác như bất động sản, tìm kiếm việc làm, phong thủy, công nghệ,… luôn được cập nhật mỗi ngày.
Xem thêm:
- Lưu ý để thiết kế phòng khách nhà ống đẹp, hợp phong thủy
- Tổng hợp những quán cafe view đẹp ở Sài Gòn sống ảo cực chất
- Những ý tưởng thiết kế tiểu cảnh sân vườn đẹp
Tác giả Thảo Vân