Mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng luôn được áp dụng ở mọi mô hình kinh doanh, từ lớn đến nhỏ. Đây là nơi trình bày ý tưởng kinh doanh một cách chi tiết và hoàn chỉnh nhất. Vậy làm sao để viết được một bản kế hoạch tháng đầy đủ, chi tiết? Tham khảo bài viết sau và tải ngay những mẫu kế hoạch kinh doanh phổ biến nhất.
1. Làm thế nào để viết một bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh
Trên thực tế, các mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hoàn chỉnh đều bao hàm đầy đủ những nội dung sau:
1.1 Phác thảo ý tưởng cơ bản
Việc đầu tiên bạn cần làm để có được mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hay theo năm hoàn chỉnh chính là phác thảo ý tưởng.
Hãy tập hợp tất cả những số liệu liên quan đến lĩnh vực bạn đang quan tâm để có được cái nhìn tổng quan. Ý tưởng có thể nhiều số kể, nhưng để xem xét tính phù hợp đối với ngành nghề lại là một chuyện khác.
Lưu ý, chỉ cần tập trung vào những dữ liệu phù hợp với lĩnh vực của bạn, đừng tham lam bao quát được tất cả. Điều này rất phí thời gian, lại không mang đến hiệu quả cụ thể. Phác thảo ý tưởng là công cụ cực kỳ hữu ích giúp bạn làm việc với các nhà đầu tư dễ dàng hơn.
1.2 Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể
Một ý tưởng kinh doanh có thể tuyệt vời nhưng nếu quá xa vời với thực tế và khả năng của bạn thì mọi nỗ lực đều bằng không. Lời khuyên ở đây là bạn cần lựa chọn đúng ngành nghề để bắt đầu kinh doanh.
Nếu không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn nên dành thời gian làm việc với những người có kinh nghiệm. Từ đó bạn sẽ biết được cụ thể mình cần gì, nên làm gì và phải làm như thế nào. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ trải nghiệm và đam mê để theo đuổi nó đến cùng.
>>> Tham khảo thêm: Tham Khảo 5 Mẫu Lập Kế Hoạch Cho Bản Thân Chi Tiết, Dễ Hiểu Nhất
1.3 Triển khai việc nghiên cứu thị trường
Trong kinh doanh, thành công không chỉ đến từ những ý tưởng đột phá mà nó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường. Vậy nên nghiên cứu thị trường là điều quan trọng cần có nếu muốn xây dựng bảng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng thành công.
Bạn có thể bắt đầu từ việc tiến hành khảo sát để đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với xu hướng thị trường. Trước khi bắt đầu triển khai một kế hoạch nào đó, hãy chắc chắn nó khả thi.
1.4 Lập biểu đồ SWOT
Đối với một mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng, phân tích SWOT đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là phương pháp đơn giản nhất để bạn đánh giá một cách tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức của doanh nghiệp.
Một kế hoạch kinh doanh sẽ hoàn thiện hơn nếu bạn hiểu được doanh nghiệp của mình có lợi thế ở đâu, cần bổ sung những gì và phải chuẩn bị những gì sắp tới.
1.5 Tìm nhân sự giỏi để hỗ trợ
Một mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng cần bao hàm được nhiều vấn đề từ ý tưởng, chiến lược, chi phí, hình thức triển khai,… Vậy nên những người cộng sự đắc lực có trách nhiệm sẽ giúp bạn hoàn thành kế hoạch một cách chính xác nhất.
Hãy tìm cho mình vài người bạn đồng hành. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch thật tốt. Bên cạnh đó cần đề cao giá trị đạo đức và tinh thần đồng đội giữa mọi người. Họ nên giỏi ở những lĩnh vực không phải thế mạnh của bạn để bù trừ lẫn nhau.
>>>Tham khảo thêm: Co-founder là gì? Tiêu chí lựa chọn Co-founder hợp ý
1.6 Kiểm soát tốt tài chính
Để có được mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng tối ưu nhất, bạn cần có khả năng quản lý tài chính. Việc am hiểu và tự chủ trong việc quản lý tài chính sẽ giúp bạn dự toán phù hợp những khoản chi phí. Từ đó có thể nâng cao tính khả thi của kế hoạch.
1.7 Tập trung vào hoạt động kinh doanh
Có thể thấy rằng, một người dày dặn kinh nghiệm và trải nghiệm thường sẽ thành công hơn trong mọi lĩnh vực. Hãy dành thời gian nghiên cứu và tìm ra những thế mạnh của doanh nghiệp và làm nổi bật chúng. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh giúp bạn vượt xa so với các đối thủ ngoài thị trường.
2. Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, hoàn chỉnh
Dưới đây là 2 mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hoàn chỉnh và phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào chiến lược kinh doanh của riêng mình:
2.1 Mẫu kế hoạch kinh doanh trên Excel
Microsoft Excel là công cụ phổ biến được nhiều người sử dụng để lập kế hoạch kinh doanh. Giao diện này cho phép bạn xây dựng và kiểm soát các nội dung vô cùng chi tiết và rõ ràng nhất có thể. Không chỉ vậy, Excel còn cho phép tính ngân sách, vẽ biểu đồ dễ dàng.
>>> TẢI NGAY MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH TRÊN EXCEL tại ĐÂY!
2.2 Mẫu kế hoạch kinh doanh trên Word
Nếu không thành thạo các công cụ trên Excel thì Word sẽ là giao diện soạn thảo phù hợp với bạn. Chỉ cần thao tác đánh máy và tạo biểu mẫu cơ bản, bạn sẽ có ngay một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
>>> TẢI NGAY MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH TRÊN WORD tại ĐÂY!
3. Cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh
Bạn có thể bám sát cấu trúc cơ bản sau đây để có được bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất.
3.1 Tóm tắt dự án
Đây là nội dung quan trọng được đặt ở đầu mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt các yếu tố bên trong bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, giới thiệu sản phẩm, tóm tắt kế hoạch, mẫu kế hoạch,…
3.2 Giới thiệu doanh nghiệp
Đây là phần giúp khách hàng có được thông tin về doanh nghiệp một cách khái quát nhất. Bạn có thể đưa vào một số bức ảnh chính về doanh nghiệp, địa chỉ, lịch sử hình thành công ty.
>>> Tham khảo thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Chi tiết 5 bước trong quy trình hoạch định chiến lược
3.3 Sản phẩm và dịch vụ
Đề cập đến sản phẩm và dịch vụ là điều hiển nhiên trong bản kế hoạch. Bạn nên giải thích chi tiết, chính xác về hệ thống sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Thông thường phần này sẽ bao gồm các nội dung như:
- Giải thích cách sản phẩm, dịch vụ hoạt động.
- Định giá sản phẩm, dịch vụ.
- Phân khúc khách hàng muốn hướng đến.
- Chiến lược phân phối và bán hàng.
- Ưu điểm nổi bật của sản phẩm.
3.4 Phân tích thị trường
Phân tích thị trường giúp bạn nhận định rõ thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Phần này cũng sẽ làm nổi bật nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như mức độ cạnh tranh so với ngành.
3.5 Kế hoạch Marketing và bán hàng
Kế hoạch Marketing và bán hàng chủ yếu giúp bạn hiểu và thực hiện các chiến lược một cách có trình tự. Phần này đòi hỏi trình bày rõ các kênh phân phối, phương thức tiếp thị quảng cáo để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn.
3.6 Kế hoạch tài chính
Một mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hoàn chỉnh không thể bỏ qua các yếu tố này. Bạn cần đưa vào khéo léo 2 nội dung: báo cáo tài chính hiện tại và kế hoạch tài chính tương lai. Nên chuẩn bị thật kỹ càng và cụ thể để có được sự tin tưởng từ đối tác và các nhà đầu tư.
4. Những điều cần lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh
Sau đây là một số điều cần lưu ý để mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng được hoàn thiện và thành công nhất có thể.
4.1 Bản kế hoạch cần ngắn gọn, súc tích
Đây là điều đầu tiên và vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý khi tạo lập mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng. Bởi rất ít lãnh đạo hay nhà đầu tư có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc một bản báo cáo dài dòng. Vậy nên trình bày thật ngắn gọn, cô đọng và tập trung vào nội dung chính mà bạn muốn người đọc chú ý đến.
4.2 Phù hợp với người đọc
Để bản kế hoạch có thể tiếp cận được người đọc dễ dàng thì ngôn ngữ và cách trình bày cũng phải phù hợp với họ. Các thuật ngữ trong kinh doanh là điều cần thiết để tạo nên tính chuyên nghiệp. Nhưng bạn nên tận dụng chúng một cách khéo léo và trình bày thật dễ hiểu để tiếp cận khách hàng hiệu quả.
4.3 Thành lập mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là điều cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành bại của một kế hoạch. Bạn phải biết được mục tiêu mình mong muốn là gì và cần thực hiện như thế nào. Mục tiêu càng rõ ràng và chi tiết, việc thực hiện sẽ càng nhất quán và hiệu quả.
Khi đưa ra thời hạn cho các mục tiêu, bạn nên chia nhỏ các mốc thời gian từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tránh để công việc tồn đọng quá nhiều hay quá khẩn trương mà ảnh hưởng đến hiệu suất.
4.4 Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh
Một lưu ý mà rất ít người để tâm đến trong quá trình lập mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng chính là thử nghiệm ý tưởng. Đa số mọi người thường dựa trên kinh nghiệm sẵn có và đánh giá tổng quan để đưa ra quyết định. Việc kiểm định ý tưởng sẽ giúp bạn kiểm tra và biết được mức độ khả thi của dự án trước khi ra mắt.
Hoặc nếu có điều kiện, bạn nên thuê cố vấn, những người có kinh nghiệm để họ trực tiếp kiểm định.
>>> Tham khảo thêm: Kế hoạch phát triển bản thân là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch phát triển bản thân hiệu quả
4.5 Đừng sợ hãi khi lập kế hoạch
Thật ra việc đảm nhận một bản kế hoạch mang lại khá nhiều áp lực cho một cá nhân. Việc này đòi hỏi bạn chịu trách nhiệm cho bản mẫu và là người đưa ra quyết định chính. Do đó cần phải thật cẩn thận và bình tĩnh để công việc được tiến hành thuận lợi. Không ai hiểu doanh nghiệp của mình hơn chính bạn, vậy nên sẽ không hề khó nếu bạn thật sự nỗ lực.
Trên thực tế, những mẫu kế hoạch sẽ dễ dàng tiến hành và thành công hơn nếu xây dựng từng bước nhỏ. Sau khi đã có được kinh nghiệm từ dự án trước đó, bạn có thể xây dựng một kế hoạch lâu dài và chi tiết hơn.
Trên đây là các mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hoàn chỉnh và đơn giản nhất dành cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được mẫu kế hoạch phù hợp và hoàn thành xuất sắc dự án của mình. Truy cập Muaban.net để theo dõi xu hướng việc làm hiện nay nhé!
Cần mặt bằng kinh doanh? Tham khảo những mẫu hot nhất tại đây:
>>> Xem thêm:
- Cơ hội kinh doanh là gì? Những ngành nghề kinh doanh tiềm năng nhất 2023
- Nhân viên kinh doanh là gì? Kiến Thức và Kỹ Năng Cần Có