Hiện nay, đối với các vụ việc hay vụ án dân sự cần xác nhận sự việc thì các cơ quan có thẩm quyền thường tiến hành xác nhận sự việc đã xảy ra. Vậy mẫu giấy xác nhận sự việc là gì? và cách soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Muaban.net để tìm hiểu rõ hơn về mẫu giấy xác nhận này nhé.
I. Mẫu giấy xác nhận sự việc là gì?
Mẫu giấy xác nhận sự việc là mẫu giấy được cơ quan, tổ chức lập ra nhằm xác nhận một sự việc mà cá nhân/tổ chức nào đó đã thực hiện và đã xảy ra trong thời gian trước đó. Đây cũng là cơ sở mà các cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào để giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự theo quy định của pháp luật. Trong mẫu giấy xác nhận này cần nêu rõ thông tin của người xác nhận, người chứng kiến, nội dung xác nhận,…
Tham khảo thêm: Gợi Ý Mẫu Đơn Xin Học Việc Chuẩn Có Thể Dùng Cho Nhiều Ngành Nghề
II. Khi nào sử dụng biên bản xác nhận sự việc?
Biên bản xác nhận sự việc thường được sử dụng nhằm cung cấp nội dung, giải trình tường tận sự việc cho người đọc thông qua những thông tin có liên quan như thời điểm, địa điểm, diễn biến sự việc,… Sự việc được nêu ra ở đây có thể là các cuộc họp, cuộc trao đổi, bàn giao công việc đã hoàn thành, khiếu nại hoặc tố cáo những vụ việc vi phạm nội quy doanh nghiệp hoặc vi phạm an toàn giao thông, đại hội Đoàn, Đảng,…
III. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra mới nhất hiện nay
Dưới đây là mẫu giấy xác nhận sự việc mới nhất hiện nay, mời bạn đọc tham khảo chi tiết.
Mua nhà hợp phong thủy thay đổi vận may của bạn, tham khảo thêm tin đăng dưới đây:
IV. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc
Tương tự như những mẫu giấy xác nhận khác, người soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc cần chú trọng vào tính minh bạch, trình bày đúng sự thật thì giấy xác nhận sự việc mới được pháp luật công nhận là cơ sở minh chứng cho sự việc đó. Một mẫu giấy xác nhận sự việc tiêu chuẩn cần bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên công ty, cơ quan, tổ chức.
- Tên tiêu đề: giấy xác nhận sự việc.
- Thời gian xác nhận sự việc (ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm và tại đâu).
- Các bên tham gia xác nhận sự việc, trong đó: Họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc của những người tham gia xác nhận sự việc; Họ và tên, năm sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, số thẻ CCCD, ngày cấp thẻ, nơi cấp thẻ của những người tham gia chứng kiến sự việc.Nội dung chứng nhận (nêu rõ). Giấy xác nhận được lập thành bao nhiêu bản? có nội dung và giá trị ngang nhau không?
- Nội dung chứng nhận (nêu rõ).
- Giấy xác nhận được lập thành bao nhiêu bản? có nội dung và giá trị ngang nhau không?
- Ý kiến bổ sung khác (nếu có).
- Ký và ghi rõ họ tên của người chứng kiến và người lập biên bản.
Việc làm phù hợp với bạn có ngay ở tin đăng dưới đây:
Tham khảo thêm: Các mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn cập nhật mới nhất 2023
V. Một số quy định pháp luật có liên quan
1. Đặc điểm của sự kiện pháp lý
Một sự việc được coi là sự kiện pháp lý khi nó tập hợp những yếu tố sau:
- Sự kiện được thể hiện trong thực tế dưới dạng hành vi hoặc sự kiện nằm ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với chủ thể tham gia quan hệ đó.
- Sự kiện được đề cập trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Khi sự kiện xảy ra sẽ làm cho quy tắc xử sự trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.
- Khi sự kiện xảy ra sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định (tức là làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật).
Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định rằng nam và nữ đủ tuổi kết hôn phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại sự kiện pháp lý
Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành 2 loại là sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
- Sự biến pháp lý: Đây là những sự kiện pháp lý xảy ra có hậu quả nằm ngoài ý chí của các chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, sinh tử, dịch bệnh,… mà sự xuất hiện của nó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền/nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định của pháp luật.
- Hành vi pháp lý: Đây là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, được xem là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật. Chẳng hạn như hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp,… Hành vi pháp lý có 2 loại, gồm: hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
Căn cứ vào số lượng hoàn cảnh và điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý được chia thành 2 loại: sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.
- Sự kiện pháp lý đơn giản: Bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện của nó với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: khi một người qua đời sẽ làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
- Sự kiện pháp lý phức tạp: Bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ khi chúng xuất hiện thì các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Ví dụ: Nếu người ngư dân đánh bắt thủy sản ở khu vực có bão lớn mà sau hai năm không thấy trở về thì những người có liên quan có quyền tuyên bố người đó đã chết.
Căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến mẫu giấy xác nhận sự việc mà Muaban.net vừa cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc soạn thảo một mẫu giấy xác nhận sự việc chuẩn chỉnh theo quy định mới nhất năm 2023.
Xem thêm:
- Mẫu giấy giới thiệu thông dụng cập nhật mới nhất 2023
- Mẫu Giấy Biên Nhận Tiền Mua Đất Hiện Nay Và Những Điều Lưu Ý
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán phù hợp cho mọi công ty