Nếu bạn muốn ứng tuyển vào các MNCs hoặc các tập đoàn lớn thì việc đính kèm một Cover Letter tiếng Anh rất quan trọng bởi nó thể hiện bạn là ai và góp phần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn viết Cover Letter và gửi đến bạn một số mẫu Cover Letter tiếng Anh ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
I. Cover Letter là gì?
Cover Letter hay còn gọi là thư ứng tuyển, thường được gửi kèm với CV/resume với mục đích giới thiệu về bản thân, những kĩ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Trung bình, một Cover Letter thường bao gồm 3 – 4 đoạn giải thích 2 câu hỏi của nhà tuyển dụng: Bạn có làm được việc hay không? Và tại sao bạn phù hợp cho vị trí này?
II. Điểm khác biệt so với thư xin việc
Trong khi CV/resume tóm tắt khả năng và những thành tích mà bạn đạt được thì Cover Letter giải thích cụ thể hơn về những thành tích của bạn, cá tính của bạn và tại sao nhà tuyển dụng phải chọn bạn mà không phải một ứng viên khác.
>>> Xem thêm: Cv resume là gì? Giữa hai thuật ngữ có gì khác biệt
III. Một Cover Letter chuyên nghiệp cần có những gì?
Bạn có thể không cần quá sáng tạo, cũng không cần có kỹ năng viết lách siêu phàm nhưng phải áp dụng cấu trúc sau đây để đảm bảo đầy “đủ” thông tin cho một Cover Letter bằng tiếng Anh chuyên nghiệp:
- Header (Phần đầu thư):
- Trình bày thông tin liên lạc cá nhân & ngày gửi
- Thông tin của Quản lý tuyển dụng/Phòng ban
- Lời chào đầu cho nhà tuyển dụng
- Đoạn mở đầu: Gây ấn tượng với lời giới thiệu ngắn gọn cùng 2-3 thành tựu nổi bật
- Nội dung thư:
- Nêu rõ lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí công việc này
- Nêu rõ lý do chứng minh bạn phù hợp với công ty
- Đoạn kết: Thể hiện mong muốn chân thành của bạn với công việc
Lời chào cảm ơn và chữ ký.
IV. Hướng dẫn các bước viết Cover Letter tiếng Anh cơ bản nhất
1. Bước 1: Lựa chọn mẫu Cover Letter phù hợp
Một mẫu Cover Letter được thiết kế gọn gàng, chỉn chu và bắt mắt sẽ gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Một số website có sẵn những mẫu Cover Letter bạn có thể tham khảo như: Topcv, joboko, canva,…
Đừng quên đồng bộ giữa CV/resume và Cover Letter để hồ sơ xin việc thêm phần nhất quán và đẹp mắt.
2. Bước 2: Trình bày phần đầu tư đầy đủ, chỉn chu
Phần đầu thư nên bao gồm những thông tin liên lạc cần thiết như:
- Họ và tên
- SĐT
- Ngày nộp đơn ứng tuyển
Bạn cũng có thể bổ sung thêm (nếu có):
- Tài khoản mạng xã hội chuyên nghiệp: LinkedIn, GitHub (cho lập trình viên), Behance (cho dân sáng tạo),…
- Website cá nhân: Portfolio hay blog cá nhân sẽ tô điểm cho hồ sơ của bạn thêm giá trị đấy!
Bên cạnh đó, bạn không nên thêm những thông tin không cần thiết:
- Địa chỉ nhà đầy đủ
- Email thiếu chuyên nghiệp: Ví dụ như nhocconlilom@gmail.com
Ngoài ra đừng quên điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp ứng tuyển và nhà tuyển dụng nữa nhé!
3. Bước 3: Gửi lời chào tới nhà tuyển dụng
Trước khi viết đoạn mở đầu, bạn nên tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng hay người quản lí bộ phận (Hiring Manager) trước qua website, fanpage và LinkedIn của công ty hoặc thậm chí là LinkedIn cá nhân của người tuyển dụng.
Điều này thể hiện bạn rất quan tâm và nghiêm túc với vị trí ứng tuyển thay vì chỉ gửi những chào “quá phổ thông” như: Dear Sir/Madam.
Thông tin về nhà tuyển dụng bao gồm:
- Tên của Hiring Manager
- Chức danh của Hiring Manager
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
4. Bước 4. Viết đoạn mở đầu ấn tượng
Ấn tượng đầu là ấn tượng khó quên nhất. Bạn nên vào thẳng vấn đề, và thu hút sự chú ý nhà tuyển dụng ngay từ đoạn đầu tiên bởi vì họ chỉ lướt qua Cover Letter của bạn vài giây.
Những cách giúp bạn có một phần mở đầu gây ấn tượng:
- Thể hiện sự yêu thích với công ty
- Những thành tựu nổi bật trong quá khứ
- Thể hiện niềm đam mê đối với công
Bạn nên chú ý giọng văn sao cho không quá trang trọng, cũng không nên quá thoải mái gây mất chuyên nghiệp.
5. Bước 5: Đầu tư nội dung, thuyết phục nhà tuyển dụng
Đây là bước mà bạn “khoe khéo” những kĩ năng, năng lực của bản thân. Tuy nhiên, thông tin đưa vào nên được chọn lọc và tránh lặp lại ở CV.
Bạn cần trả lời được 2 câu hỏi:
Tại sao bạn phù hợp với vị trí này?
(Gợi ý: Bạn cần thể hiện kĩ năng và kinh nghiệm bằng cách dẫn chứng cụ thể những công việc bạn đã làm có liên quan đến vị trí ứng tuyển.)
Tại sao bạn phù hợp với công ty?
Người tuyển dụng luôn muốn tìm một ứng viên không chỉ làm được việc mà còn phù hợp với văn hoá và có định hướng lâu dài với công ty.
(Gợi ý: Bạn phải thể hiện được tầm nhìn và mục tiêu lâu dài của mình phù hợp với văn hoá, những giá trị và tầm nhìn của công ty)
6. Bước 6: Kết thư chân thành, có sự hứa hẹn
Dù là đoạn cuối, nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận, tỉ mĩ và đúng trọng tâm.
Một số vấn đề cần lưu ý tại đoạn cuối cùng:
- Tóm gọn lại nguyện vọng của bạn cho vị trí một cách dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể khái quát lại lí do tại sao bạn là thí sinh phù hợp nhất (nếu cần)
- Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư
- Call-to-action, thêm vào những câu như: “Looking forward to your response”, hay “I’d love to further discuss with you about…”
7. Bước 7: Lời chào, cám ơn và chữ ký
Những chi tiết nhỏ như những dòng lời chào cuối sẽ thể hiện bạn có chuyên nghiệp hay không. Một số câu kết phổ biến như:
- Best Regards,
- Kind Regards,
- Sincerely,
- Thank you,
Cuối cùng, bạn hãy tạo khoảng cách giữa lời chào và nhập họ tên đầy đủ.
8. Bước 8: Kiểm tra lại tổng quát
Chúc mừng bạn! Đến bước này thì bạn đã có một Cover Letter tiếng Anh chuẩn chỉnh rồi. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm tra lại một cách kĩ lưỡng để tránh được những lỗi sai không đáng có. Hãy kiểm tra checklist sau đây để có thể có một Cover Letter tiếng Anh đúng quy chuẩn và tạo được sự ấn tượng:
Ngoài ra, những lỗi phổ biến mà bạn cần tránh nếu không muốn gây mất điểm là:
V. Tham khảo các mẫu Cover Letter tiếng Anh được chọn lọc
1. Mẫu Cover Letter tiếng Anh cho ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm
Xem thêm tin tức mới nhất về cho thuê phòng trọ tại Muaban.net
2. Mẫu Cover Letter tiếng Anh cho sinh viên, thực tập sinh
3. Mẫu Cover Letter tiếng Anh ứng tuyển đi làm trái ngành
4. Mẫu Cover Letter tiếng Anh cho các vị trí quản lí, nhân sự cấp cao
5. Mẫu Cover Letter tiếng Anh ngành Marketing, IT, Sales/Business Development
>>> Xem thêm: Cách viết mẫu CV logistics hoàn hảo, dễ dàng nhất
VI. Cách gửi Cover Letter tiếng Anh qua Email
1. Làm theo hướng dẫn của doanh nghiệp
Cover Letter thường có thể được gửi qua email theo một trong hai cách: dưới dạng tệp đính kèm email hoặc dưới dạng nội dung email của bạn. Trước khi gửi thư xin việc của bạn, hãy kiểm tra các hướng dẫn về hồ sơ xin việc của công ty. Một số công ty thích tệp đính kèm hơn, trong khi những công ty khác thích Cover Letter chính là nội dung email của bạn. Hãy nhớ rằng nếu bạn không làm theo hướng dẫn của nhà tuyển dụng, Cover Letter của bạn có thể không được xem xét.
2. Sử dụng địa chỉ Email chuyên nghiệp
Khi gửi thư xin việc qua email, địa chỉ email của bạn rất quan trọng. Sử dụng một địa chỉ email chuyên nghiệp bao gồm tên và họ của bạn: andrewchen@email.com. Nếu tên đầy đủ của bạn đã được sử dụng, hãy thử sử dụng kết hợp tên và tên viết tắt của bạn (ví dụ: andrewc@gmail.com, achen@gmail.com hoặc andrewmchen@gmail.com). Tránh sử dụng biệt hiệu hoặc số.
3. Thêm dòng tiêu đề của Email
Một dòng tiêu đề ngắn gọn, đúng trọng tâm sẽ làm tăng cơ hội mà nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng sẽ mở email của bạn. Vì nhà tuyển dụng có thể đang tuyển dụng cho một số vị trí, điều quan trọng là họ có thể xác định ngay vai trò mà bạn muốn ứng tuyển trước khi họ mở email.
Tiêu đề thường ít hơn 60 ký tự, bao gồm tên đầy đủ của bạn và chức danh công việc. Các cấu trúc được áp dụng để viết tiêu đề email của bạn bao gồm:
- Thư xin việc – Chức vụ – Tên của bạn
- Thư xin việc: Tên của bạn cho Chức vụ
- Tên của bạn Thư xin việc: Chức vụ
4. Gửi Cover Letter dưới dạng tệp đính kèm
Chỉ đính kèm thư xin việc của bạn vào email nếu tin tuyển dụng yêu cầu cụ thể, bởi vì một số công ty tự động chặn email có tệp đính kèm để ngăn vi-rút máy tính.
5. Cách lưu file đúng
Lưu tệp của bạn dưới dạng .doc hoặc .pdf để giữ nguyên hình thức ban đầu của Coverletter. Ngoài ra, hãy đổi tên tệp thành Họ-và-tên-Cover-Letter (ví dụ: Alice-Smith-Cover-Letter.doc) để giúp nhà tuyển dụng xem Cover Letter của bạn dễ dàng hơn sau khi họ đã tải xuống từ email.
6. Viết nội dung Email ngắn gọn
Viết một thông báo đơn giản trong phần nội dung của email để cho nhà tuyển dụng biết bạn đã đính kèm Cover Letter của mình. Đừng bao giờ để trống nội dung email, vì nó có thể gây nhầm lẫn cho bất kỳ ai mở nó. Thông điệp email ngắn có thể trông như thế này:
7. Gửi Cover Letter dưới dạng nội dung email
Nếu nhà tuyển dụng không chấp nhận tệp đính kèm hoặc họ không chỉ định cách gửi kèm Cover Letter của bạn thì tốt nhất bạn chỉ cần sao chép và dán Cover Letter của mình vào phần nội dung của email. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ thấy Cover Letter của bạn ngay khi họ mở email của bạn, thay vì phải tải xuống tệp đính kèm để xem.
Khi bạn đã dán Cover Letter của mình vào nội dung email, hãy xóa ngày và thông tin liên hệ khỏi góc trên cùng bên trái. Kiểm tra kỹ xem email của bạn có hiển thị chính xác không vì đôi khi việc sao chép và dán nội dung từ tài liệu Word hoặc PDF có thể làm sai lệch định dạng email. Sử dụng phông chữ và kiểu dáng mặc định cho email của bạn.
8. Đính kèm chữ ký Email chuyên nghiệp
Đừng quên thêm chữ ký email để kết email của bạn và giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn. Chữ ký email của bạn có thể trông giống như thế này:
- Họ và tên
- Địa chỉ email
- Số điện thoại
9. Gửi cho bản thân một bản sao để kiểm tra
Trước khi click gửi, hãy đảm bảo rằng các tệp đính kèm của bạn đang hoạt động bình thường bằng cách gửi cho chính bạn một tin nhắn kiểm tra. Tải xuống tệp đính kèm từ email kiểm tra của bạn để đảm bảo đó là tệp chính xác và kiểm tra kỹ chính tả, ngữ pháp và định dạng của bạn trước khi gửi email Cover Letter cuối cùng của bạn cho nhà tuyển dụng.
10. Ví dụ Cover Letter tiếng Anh (dùng cho Email)
Subject Line: Christine Johnson Cover Letter: Customer Service Manager
Email message:
Dear Mr. Harrison,
In the last year alone, I’ve built a customer service team from the ground up, reduced the average customer representative call time by 2 minutes, and decreased customer churn by nearly 10% with an improved customer follow-up system. These experiences have prepared me for the role of Customer Service Manager at Company XYZ.
In my current role at ABC Inc., I oversee the day-to-day activities of a 30-person support team, using data to establish clear goals and objectives. I provide coaching and training to nurture a high-performance team. I’ve created a comprehensive customer service training manual to reduce the new-hire onboarding process from one month to two weeks. While managing the team, I also engage directly with customers. I resolve an average of 50+ escalated customer service issues per week and implement automation to make customer service processes faster and more efficient.
I am a great match for this role because I am both data-driven and customer-focused. I am passionate about motivating employees to achieve sales goals, and I am skilled at uncovering actionable insights with data to drive customer loyalty and provide outstanding customer care. As the Customer Service Manager at your company, I would dedicate myself to growing and empowering the support team to effectively solve customer pain points.
Thank you for your consideration. I’m excited to learn more about this opportunity from you.
Sincerely,
Christine Johnson
christinej@email.com
(123) 456-7890
VII. Một số tips giúp viết Cover Letter tốt hơn
1. Cung cấp số liệu
Nhà tuyển dụng sẽ có cách để kiểm chứng những gì bạn chia sẻ có đúng sự thật hay không hay bạn chỉ đang cố thể hiện mình.
Để tăng độ tin cậy, bạn có thể chỉ ra những thành tựu bạn đạt được gần đây (bằng các con số) để chứng minh năng lực của bản thân:
- Thành tích nghề nghiệp: Hãy chỉ ra những số liệu chứng tỏ bạn đạt những thành tích về số lượng doanh thu, lợi nhuận, giá trị về sự hài lòng,…
- Giải thưởng chuyên môn: Bạn đã nhận được giải thưởng gì sau những nỗ lực, cống hiến?
2. Nhắc đến đề cử của những người làm việc chung
Sự đánh giá tích cực từ cấp quản lí, mentor và đồng nghiệp sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất về kỹ năng và nhiệt huyết của bạn với công việc. Họ là những người hướng dẫn, quan sát bạn trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, lời nhận xét của họ rất có giá trị cho công việc tiếp theo của bạn.
VIII. Tổng kết
Qua bài viết trên, Muaban.net hy vọng đã mang đến cho bạn những mẫu Cover Letter tiếng Anh chuyên nghiệp. Bạn hãy cá nhân hóa Cover Letter của mình sao cho phù hợp với từng vị trí công việc ứng tuyển nhé! Đừng quên theo dõi Mua bán để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản, việc làm,… nhé!
>>> Xem thêm:
- Workaholic Là Gì? Bật Mí Dấu Hiệu Của Người Workaholic
- Mẫu kế hoạch công việc hằng ngày sử dụng phổ biến nhất