Lì xì ngày tết là một trong những phong tục mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. Phong bao lì xì mang theo những lời chúc sức khỏe, bình an, hạnh phúc,… trong dịp đầu năm mới. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam qua bài viết dưới đây!
1. Ý nghĩa của từ “lì xì”?
Lì xì được phiên âm từ “lợi thị” trong tiếng Trung. Từ này có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Vì vậy, tiền lì xì là tiền mang lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em vào dịp đầu năm mới.
2. Nguồn gốc của phong tục lì xì ngày Tết
Lì xì ngày Tết là tên tục lệ vào dịp Tết nguyên đán ở Việt Nam và cũng như các nước Á Đông. Theo đó, người ta sẽ đặt tiền vào phong bì được trang trí bằng những màu sắc rực rỡ (thường là đỏ) để mừng tuổi trẻ nhỏ.
Phong tục lì xì xuất xứ từ Trung Quốc thời xưa. Tương truyền rằng, vào đêm giao thừa yêu quái thường xuất hiện. Yêu quái này có sở thích xoa đầu trẻ em khi bọn trẻ đang ngủ ngon khiến chúng trở nên ngớ ngẩn hoặc bị sốt cao. Đây là lý do khiến những gia đình có trẻ em thường phải thức trắng đêm để canh chừng yêu quái không làm hại chúng.
Vào một ngày nọ, có tám vị tiên trên trời đi ngang qua và thấy cảnh yêu quái xoa đầu trẻ em nên đã hóa thành những đồng tiền nằm cạnh bọn trẻ. Cha mẹ của chúng đã gói gọn các đồng tiền này vào tấm vải màu đỏ nhằm xua đuổi ma quỷ. Hành động này có hiệu quả rất lớn vì những đồng tiền đó sẽ lóe lên mỗi khi yêu quái đến khiến chúng bỏ chạy trong hoảng sợ.
Theo thời gian, câu chuyện trên truyền đi khắp những nẻo đường. Từ đó, cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về người dân thường bỏ tiền vào túi màu đỏ rồi tặng cho trẻ em với mong muốn trẻ khỏe mạnh và chóng lớn. Đây cũng chính là hành động lì xì đầu năm mới.
3. Phong tục lì xì ngày Tết có ý nghĩa gì?
Lì xì ngày Tết là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam với mong muốn những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến. Người ta hay lì xì trong suốt ba ngày đầu năm mới hoặc có thể kéo dài hơn nữa là đến mùng mười ngày Tết.
Người dân ta quan niệm rằng mọi thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ, quây quần bên mâm cơm gia đình vào sáng mùng một Tết. Tiếp đó, họ sẽ gửi nhau những lời chúc tốt đẹp và đi đến nhà bạn bè, người thân xung quanh để chúc Tết.
Vào những ngày Tết Nguyên Đán, con cháu sẽ chúc thọ ông bà, cha mẹ và ông bà sẽ lì xì cho con cháu, những người thân thiết cũng sẽ mừng tuổi cho nhau. Mỗi khi đi đến chúc Tết gia đình khác sẽ được chủ nhà lì xì với số tiền nhiều/ít tùy điều kiện kinh tế riêng. Và khách cũng lì xì con cháu của chủ nhà.
Theo tục lệ xưa thì tiền mừng tuổi sẽ là số lẻ với ý nghĩa tiền sẽ mãi dư. Ngoài ra, bạn cũng có thể mừng tuổi bằng quà nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng.
4. Ý nghĩa của số tiền lì xì
Ý nghĩa của lì xì ngày Tết không nằm ở số tiền mừng tuổi mà điều quan trọng là ở tấm lòng và những câu chúc thật tâm.
Tuy nhiên nếu bạn chọn lựa được số tiền mừng tuổi mang ý nghĩa may mắn, phát tài phát lộc thì chắc chắn ý nghĩa phong bao lì xì sẽ càng trọn vẹn. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- 168: Phát lộc phát tài thật suôn sẻ
- 178: Cùng nhau phát nào
- 66, 666, 6666: Thuận thuận thuận, thuận buồm xuôi gió
- 88, 888, 8888: Phát phát phát
- 99, 999, 9999: Thiên trường địa cửu
- 188: Mau chóng phát lộc phát tài
- 166, 1666, 16666: Cả đời thuận buồm xuôi gió
- 199, 1999: Cuộc sống dài lâu
- 2099, 2188, 2998, 2999, 2009: tình bạn của chúng ta sẽ trường kỳ vĩnh viễn.
Một cách khác để đảm bảo tiền lì xì mang lại may mắn đó là tiền chẵn, ví dụ như: 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ,…
Không nên bỏ 4.000đ, 40.000đ hoặc 400.000đ vì quan niệm người Việt coi số 4 là số tử, số không may mắn.
Bên cạnh đó, khi mừng tuổi nên lưu ý những điều sau để một năm mới vạn sự như ý:
- Số tiền mừng tuổi người già, ông bà, bố mẹ (người lớn) cần tăng lên theo từng năm với hàm ý chúc khỏe mạnh, sống lâu.
- Số tiền mừng tuổi trẻ em cần đồng nhất với nhau tránh việc trẻ nhỏ so bì, tị nạnh.
- Số tiền mừng tuổi trẻ nhỏ phải ít hơn số tiền mừng tuổi ông bà, bố mẹ.
- Tiền mừng tuổi nên dùng tiền mới.
- Không được dùng bao lì xì của năm cũ.
5. Quan niệm khác nhau về lì xì ngày Tết giữa các quốc gia châu Á
Lì xì ngày Tết là một phong tục có tại nhiều quốc gia ở Châu Á. Song, mỗi quốc gia sẽ có những quan niệm riêng về Lì xì.
Tại Singapore, lì xì không những là những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2 – 20 Đô Sing mà có thể chứa cả voucher, vé xe tháng, ngân phiếu, tiền xu hay vé du lịch,… Điều này cho ta thấy được sự kết hợp độc đáo giữa nét truyền thống và hiện đại của người Sing.
Trong khi rất nhiều nơi đều ưa chuộng bao lì xì đỏ thì riêng ở Nhật Bản người ta lại thích dùng màu trắng có in hoa văn hoặc hình trang trí ngộ nghĩnh và trên đó có ghi tên của người nhận.
Ngoài ra, những người Mã Lai theo đạo Hồi sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore đã sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy nhiên, họ đã dùng bao lì xì màu lá cây thay cho màu đỏ truyền thống.
6. Lì xì và nhận lì xì thế nào cho đúng?
6.1 Nên lì xì tiền mới:
Lì xì ngày Tết là một phong tục mang ý nghĩa tốt đẹp trong những ngày đầu năm mới. Dùng tiền mới để lì xì giống như lời chúc cho một sự khởi đầu tươi mới, tốt lành đối với người nhận.
6.2 Nên dùng phong bao để lì xì:
Bao lì xì tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua. Ý nghĩa chính của tiền lì xì hay còn gọi là tiền mừng không nằm ở số tiền mà quan trọng là mong ước cầu chúc người già khỏe mạnh, trẻ con mau ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Nên dùng bao lì xì màu đỏ bởi màu đỏ tượng trưng cho màu như ý, cát tường và thịnh vượng trong suốt cả năm. Đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn.
6.3 Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa của người Á Đông, khi mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được xem là thiếu lịch sự. Tương tự thì bạn nên dặn trẻ không nên mở bao lì xì trước mặt người tặng. Đồng thời, trẻ em cần có thái độ trân trọng và chúc Tết người lì xì mình.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng tại Muaban.net:
7. “Chê” bao lì xì “mỏng”: Thế hệ trẻ trở nên thực dụng hơn
Hiện nay, nhiều trẻ em có “nguồn thu” siêu khủng lên đến 3-4 triệu vào dịp Tết. Thậm chí nhiều người còn khoe kiếm được tới chục triệu trong vòng một tuần. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng thế hệ sau sẽ ngày càng trở nên thực dụng.
Thật vậy, hiện nay có nhiều trẻ đã có thái độ không đúng, quan trọng hóa số tiền mừng tuổi. Chúng thậm chí còn “chê” trực tiếp trước mặt người lì xì. Điều này thực sự là một điều không đúng đắn, làm mất đi nét đẹp truyền thống của cha ông ta.
8. Những thay đổi trong phong tục lì xì ngày Tết
Cuộc sống ngày càng phát triển và phong tục lì xì cũng dần có những thay đổi, dưới đây là một vài thay đổi điển hình:
8.1 Về thời gian
Nếu trước kia việc mừng tuổi bắt đầu từ mùng 1 Tết thì ngày nay người ta có thể lì xì trước, trong, hoặc sau Tết tùy vào thời điểm đến thăm, chúc Tết, tặng quà,…
8.2 Về độ tuổi
Hiện nay, không chỉ trẻ con mới nhận tiền mừng tuổi từ người lớn mà thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp,… đều có thể lì xì nhau kèm những lời chúc ý nghĩa để khởi đầu một năm mới suôn sẻ.
8.3 Về hình thức
Bao lì xì truyền thống đã rất quen thuộc vào những ngày đầu năm mới. Ngày này, đi đôi với sự phát triển của công nghệ thì các hình thức lì xì cũng đa dạng hơn, nổi bật nhất là lì xì online.
Có vẻ như lì xì online đang là xu hướng thời hiện đại, đặc biệt là khi chúng ta đã trải qua những ngày tháng chiến đấu với đại dịch, nhiều người con xa quê không thể về nhà đón Tết. Góp phần trong sự thay đổi đó là sự xuất hiện của rất nhiều ứng dụng ngân hàng, ví điện tử,…
Chỉ cần một vài thao tác rất đơn giản trên chiếc điện thoại của mình là đã có thể “trao gửi yêu thương” một cách thiết thực, nhanh chóng tiện lợi lại vô cùng độc đáo.
9. Một số câu hỏi thường gặp:
Có nên bỏ tục lì xì ngày Tết?
Một phong bao đỏ chứa đựng rất nhiều ý nghĩa như vậy thì nếu bỏ đi sẽ Tết dân tộc của chúng ta sẽ không còn trọn vẹn nữa. Dù có những cách tân trong lì xì ngày Tết nhưng đây sẽ là phong tục đáng để chúng ta giữ gìn và phát huy.
Lì xì bao nhiêu là đủ?
Bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là tấm lòng và những lời chúc chân thành. Đây là nét đẹp vốn có của việc mừng tuổi.
Ý nghĩa của bao lì xì màu đỏ là gì?
Bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự kín đáo, không hơn thua so bì. Màu đỏ là màu của may mắn, cát tường, thịnh vượng. Ngoài ra, đó còn được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn.
Người được nhận lì xì tin rằng những phong bao lì xì này sẽ mang lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.
Lời kết
Lì xì ngày Tết là một phong tục ý nghĩa cần được giữ gìn và phát huy. Có thể cách đón Tết xưa và nay đã có nhiều thay đổi, nhưng lì xì ngày Tết luôn là một nét văn hóa đẹp không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.
>>> Xem thêm:
- Món ăn ngày Tết – những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn
- Gợi Ý Chủ Đề Content Tết Hay Năm 2023
- List quán ăn mở cửa tết Nguyên Đán tại TPHCM